1. Khái niệm tài phán hành chính
Quyền tài phán trong lĩnh vực quốc tế đó chính là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.
Ở mức độ khái quát chung, tài phán được hiểu là “phán xử phải trái, đúng sai”. Nhà nước với tư cách trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là chủ thể thực hiện quản lí xã hội sẽ, Nhà nước có trách nhiệm phải thực hiện nhiều hoạt động, bằng nhiều phương thức khác nhau để thiết lập, duy trì và bảo vệ tật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của các thành viên trong xã hội, trong đó phương tiện chủ yếu nhất là pháp luật.
Nhà nước sẽ căn cứ vào pháp luật để thực hiện quyền phán quyết đôì với cách xử sự của chủ thể nào đó là đúng hay sai và đưa ra cách xỷ lí thích ứng đối vối chủ thể có cách xử sự trái pháp luật, nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng.
Tài phán hành chính là một vấn đề phức tạp, Phạm vi khái niệm tài phán hành chính phụ thuộc vào điều kiện chính trị- xã hội, điều kiện lịch sử và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, ở từng giai đoạn lịch sử của quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau có quan niệm khác nhau về phạm vi khái niệm tài phán hành chính.
Tất cả các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do các chủ thể quản lí hành chính thực hiện có thể trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là đối tượng quản lí hoặc cũng có thê các đối tượng quản lí chủ quan cho rằng mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đối với những trường hợp như vậy đều có thể nảy sinh những tranh chấp giữa chủ thể quản lí hành chính nhà nước với các đối tượng bị quản lí, đòi hỏi phải có người đứng ra làm trọng tài để phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quản lí, đưa ra những biện pháp hợp lí bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Lúc này chủ thể có quyền đứng ra làm trọng tài xem xét, để phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính – chủ thể đó không ai khác mà nhà nước phải là chủ thể có quyền và trách nhiệm xem xét về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quản lí.
Với các tranh chấp giữa một bên là nhà nước mà đại diện là các chủ thể thực hiện quyền hành pháp để ban hành các quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính mang tính mệnh lệnh đơn phương với các cá nhân tổ chức là đối tượng bị quản lí có nghĩa vụ phải phục tùng các quyết định hành chính hành vi hành chính đó, được gọi là các tranh chấp hành chính.
Như vậy, hoạt động tài phán hành chính chính là việc giải quyết các tranh chấp hành chính này bằng việc đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành hành chính, hành vì hành chính đồng thời quyết định hình thức xử lí thích hợp cho từng vụ việc tranh chấp hành chính.
Thông thường tài phán hành chính được hiểu là xét xử hành chính. Nhưng “tài phán hành chính còn được hiểu theo nghĩa rộng: không chỉ là xét xử hành chính, mà là tất cả mọi hoạt động mang tính chất tài phán đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính, trong đó thuật ngữ “tài phán” có gốc từ tiếng latinh là “jurisdictio” có nghĩa là tổng thể những quyền hạn của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết những tranh chấp và áp dụng những chế tài theo luật định. Nếu hiểu như vậy thì không chỉ các Toà án mà các cơ quan hành chính nhà nước cũng có quyền tài phán.
Từ lý do trên, phạm vi xem xét để kiện toàn hệ thống cơ quan tài phán hành chính được xác định theo nghĩa rộng nhưng có chú ý nhiều hơn đến hệ thốhg cơ quan xét xử hành chính – với cách hiểu đó là hệ thống trung tâm.
2. Cơ quan chuyên trách tài phán hành chính
Tuy hiểu “tài phán” theo nghĩa rộng, nghĩa là không chỉ các Toà án mà các cơ quan hành chính nhà nước cũng có quyền tài phán, nhưng “cơ quan tài phán” lại chỉ là những cơ quan chuyên thực hiện quyền tài phán. Các cơ quan chuyên trách về tài phán hành chính theo nghĩa này hiện nay ở Việt Nam gồm có:
– Tòa hành chính trong Tòa án nhân dân và Tòa án nhân dân cấp huyện;
– Hệ thống cơ quan Thanh tra nhà nước, bao gồm hai hệ thống: Hệ thống cơ quan Thanh tra nhà nước theo cấp hành chính và hệ thống cơ quan Thanh tra nhà nước chuyên ngành.
Ngoài ra, đã có ý định thành lập một cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ chuyên trách giải quyết các khiếu nại, tố cáo hành chính, nhưng Đề án này đã bị bãi bỏ.
Để xem xét vấn đề có tính hệ thống, cần điểm qua quá trình phát triển lịch sử “gần nhất” của nó.
3. Mô hình tự xử trong giải quyết khiếu nại hành chính trước năm 1990
Về “mô hình tự xử” trong giải quyết các khiếu nại hành chính trước năm 1990
Ở Việt Nam, cũng như các nước xã hội chủ nghĩa trưốc đây nói chung không thành lập các toà án hành chính độc lập hay toà hành chính trong toà án chung. Tình trạng đó xuất phát từ quan niệm xã hội chủ nghĩa cho rằng, khó có thể có những kiện tụng đáng kể của công dân đối với một nhà nước mà ở đó quyền lợi của nhà nưổc và công dân nói chung là đồng nhất. Do đó, nếu có những tranh chấp “không đáng kể” đó xảy ra thì các cơ quan hành chính có thể tự xem xét, “tự sửa chữa”, bên cạnh những cơ chế dân chủ khác như giám sát xã hội, giám sát của các cơ quạn quyền lực nhà nước… Ngoài ra, để bảo vệ quyền công dân còn có hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản, kiểm sát chung, thanh tra nhà nước và nhiều cơ chế giám sát, kiểm tra khác.
Tuy nhiên, cơ chế trên chính là “hệ thống tự kiểm tra”, là mô hình “Bộ trưởng – quan toà” đã từng tồn tại trong lịch sử, đã chứng tỏ không hiệu quả ngay cả trong nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đây.
Tuy nhiên, sự cần thiết phải kiểm tra hoạt động của các cơ quan hành chính bằng con đường Toà án dần dần được thừa nhận ở các nước xã hội chủ nghĩa và thẩm quyền đó được trao cho các Toà án thường giải quyết. Điều đó được thực hiện ở Nam Tư cũ (1952), Rumani (1967), Bungari (1970), Ba Lan (1980). Đặc biệt ở Ba Lan đã thành lập một Toà án hành chính cao cấp với thẩm quyền khá rộng trong các lĩnh vực: xây dựng, nhà ở, giáo dục, nông nghiệp… Trước khi khởi kiện đến Toà án hành chính cao cấp, người kiện phải khiếu nại đến cơ quan hành chính. Toà án tối cao (Toà án tư pháp) sẽ giám đốc thẩm các quyết định của Toà án hành chính cao cấp.
4. Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở Liên Xô, Trung Quốc
Ở Liên Xô cũ, Luật ngày 30-6-1987 quy định công dân có quyền khởi kiện trước Toà án nhân dân đối với những quyết định của cơ quan hành chính nhà nước. Luật này được sửa đổi ngày 20-11-1987 bởi “Luật về thủ tục khiếu kiện trước toà án đối với các hành vi bất hợp pháp của các công chức xâm hại đến quyền công dân”. Tuy nhiên, Luật này cũng chỉ cho phép kiện các quyết định của các cơ quan chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn của chúng và một số cơ quan khác, nhưng không được kiện các quyết định của bộ, chính phủ,…
Ở Trung Quốc là nước có bước tiến đáng kể về lĩnh vực này trong thời kỳ cải cách hiện đại. Từ năm 1982, luật quy định Toà án nhân dân được quyền xét xử các tranh chấp hành chính theo thủ tục tố tụng dân sự. Đến năm 1990 thì Luật Tố tụng hành chính được ban hành và áp dụng.
Một số nước khác có ghi nhận việc khởi kiện hành chính trước các Toà án thường nhưng với phạm vi hết sức hạn chế, chẳng hạn như chỉ trong lĩnh vực nhà ở và thuế (Hunggari, Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc), sa thải hoặc buộc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn (Việt Nam).
5. Tài phán hành chính theo quan điểm pháp luật Việt Nam
Với quan niệm về hoạt động tài phán hành chính như trên, theo pháp luật Việt Nam hiện nay, hoạt động tài phán hành chính gồm:
– Hoạt động xem xét giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan nhà nưởc có thẩm quyền.
– Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hệ thống cơ quan hành chính
– Hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính (vụ án hành chính) do Tòa án nhân dân thực hiện.
Tuy nhiên, cũng có quan niệm về tài phán hành chính với nội dung hẹp hơn. Đó là quan niệm cho rằng, tài phán hành chính là hoạt động xét xử các vụ án hành chính (giải quyết các tranh chấp hành chính) do Tòa án thực hiện theo trình tự tố tụng hành chính.
Theo đó, Bộ máy nhà nước dù được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền hay quyền lực thống nhất thì Bộ máy nhà nước vẫn có sự phân công phân nhiệm (ở các mức độ khác nhau) giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hoạt động thực thi mỗi nhánh quyền lực giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đó phải tuân thủ những nguyên tắc đặc trưng, phù hợp với tính chất của từng loại hoạt động. Điều đó có nghĩa, cần có sự phân biệt tương đối giữa các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
– Về hoạt động lập pháp phải được đặc trưng bởi nguyên tắc đại diện cho ý chí nguyên vọng của cử tri. Quyền lập pháp thuộc về cơ quan do cử tri bầu ra, đại diện cho nhân dân để ban hành Hiến pháp, luật nhằm thiết lập các trật tự xã hội.
– Về quyền hành pháp được giao cho hệ thông cơ quan thực hiện các hoạt động triển khai thực hiện pháp luật nhằm tổ chức, điều hành xã hội. Đặc trưng của hoạt động hành pháp là có sự phân cấp quản lí, cấp dưới phải tuân thủ các mệnh lệnh của cấp trên theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Về quyền tư pháp sẽ được giao cho cơ quan có nhiệm vụ thực hiện quyền bảo vệ pháp luật, duy trì trật tự xã hội. Cơ quan tư pháp có tính độc lập tương đối, hoạt động theo nguyên tắc độc lập chỉ tuân theo pháp luật nhằm đảm bảo có được những phán quyết khách quan.
Như vậy, từ những việc phân tích về tính chất của các hoạt động quyền lực nhà nước giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như trên, cái quan niệm quyền tài phán sẽ thuộc về Tòa án.
Tài phán hành chính không thể là một nội dung của quản lí hành chính. Nó phải là hoạt động tách khỏi hoạt động hành chính nhà nước mang tính lệ thuộc giữa cấp trên cấp dưới trong hệ thống hành chính. Như vậy, tài phán hành chính được hiểu là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính do Tòa án thực hiện, nhằm đưa ra các phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ thể quản lí, quyết định hình thức xử lí thích hợp theo qui định của pháp luật đối với những trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tố chức.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).