Đáp:

– Khẳng định đúng. Bởi vì:

Điều 18 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

“Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có các hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”.

Khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

“Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm”.

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm nếu không có có sự hứa hẹn từ trước đồng thời người có hành vi che giấu phải là về một trong các tội phạm được liệt kê tại Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó tội che giấu tội phạm Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015 không quy định hành vi che giấu đối với tội cướp giật tài sản Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015.

Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp luật hiện nay về vấn đề trên như sau:

Cùng với bộ máy quyền lực của nhà nước và các quy định của pháp luật tình hình kiểm soát về an ninh trật tự xã hội ngày càng ổn định. Tuy nhiên trong quá trình cố gắng để duy trì một xã hội ít tội phạm, cơ quan chức năng cũng gặp ít nhiều khó khăn khi có nhiều cá nhân, tổ chức biết có hành vi tội phạm nhưng cố tình che giấu để cản trở quá trình phát hiện tội phạm. Đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và có tính chất khuyến khích người phạm tội có hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định của pháp luật thì có thể hiểu che giấu tội phạm là hành vi một người hay nhiều người không biết về hành vi phạm tội trước đó của tội phạm, sau khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới biết nhưng đã không chủ động trình báo, tố giác với cơ quan chức năng mà thực hiện hành vi che giấu người đã có hành vi phạm tội cố ý che giấu những dấu vết để lại khi người phạm tội gây ra nhằm làm cho cơ quan điều tra khó khăn hơn, cản trở những bước điều tra và truy tìm dấu vết, tang chứng vật chứng của cơ quan công an.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự gây cản trở trong quá trình thực thi pháp luật, trừng trị những người có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội nên Bộ luật Hình sự có quy định về các chế tài xử phạt cho tội danh này rất nghiêm khắc. Tuy nhiên về tính chất của tội phạm cũng như đảm bảo tính nhân văn trong lối sống của người Việt Nam sẽ có một vài trường hợp đặc biệt đối với những đối tượng đặc biệt.

Theo đó nếu đối tượng thực hiện hành vi che giấu tội phạm cản trở cho quá trình điều tra là những người thân thích trong gia đình như vợ, chồng, con cái hay bố mẹ, ông bà, anh, chị, em ruột hay cháy ruột thì theo quy định của khoản 2 điều 18 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm của mình. Nhưng nếu như người phạm tội mà nhưng đối tượng này che giấu thực hiện các hành vi phạm tội mang tính chất nguy hiểm hoặc rất nghiêm trọng liên quan đến quốc gia như các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, hay vi phạm các tội khác nhưng ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự quy định.

 

1. Phân tích các dấu hiệu cấu thành tội che giấu tội phạm

Vấn đề thứ nhất phân tích về dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội che giấu tội phạm theo quy định của pháp luật hiện hành:

+ Thứ nhất về chủ thể thực hiện hành vi che giấu tội phạm: Đối với những chủ thể thực hiện hành vi che giấu tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ phải đáp ứng những dấu hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chung về độ tuổi của người vi phạm đó là từ 16 tuổi trở lên. Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi vi phạm quy định của luật sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trừ những đối tượng quy định tại khoản 2 ĐIều 18 Bộ luật Hình sự 205 là những đối tượng là người thân thích của người phạm tội trong mối quan hệ gia đình. Theo đó phạm vi chủ thể của tội phạm này sẽ thu hẹp hơn những tội phạm khác lý do xuất phát từ văn hóa người Việt Nam về tính nhân văn trong việc định tội danh.

Về hành vi, những chủ thể này biết được người phạm tội vi phạm pháp luật sau khi người phạm tội thực hiện hành vi. Đây chính là sự khác biệt giữa đồng phạm của tội phạm và việc che giấu tội phạm.

+ Thứ hai: Về mặt chủ quan của tội che giấu tội phạm: Chủ thể hành vi vi phạm che giấu tội phạm có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, vi phạm với lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hành vi; biết rõ về việc phạm tội của mình, hành vi của mình là cản trở việc cơ quan chức năng thi hành pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ phạm tội thoát khỏi vòng vây và sự trừng trị của pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi này.

+ Thứ ba, Về mặt khách quan của tội che giấu tội phạm: Những hành vi thể hiện mặt khách quan của tội che giấu tội phạm thường được thực hiện một cách độc lập. Người thực hiện hành vi tội phạm không hề hứa hẹn từ trước, bởi nếu hứa hẹn từ trước thì người có hành vi che giấu sẽ vi phạm tội phạm đó với tư cách là người đồng phạm giúp sức. Do đó, việc người có hành vi vi phạm chỉ biết sau khi người có hành vi vi phạm pháp luật thực hiện hành vi phạm tội.

Người có hành vi vi phạm pháp luật phạm tội che giấu có những hành vi che giấu, giấu diếm cho người phạm tội bằng các hành vi thu xếp chỗ ở, sinh hoạt, giúp đỡ người phạm tội trong quá trình lẩn trốn cơ quan chức năng, trốn tránh pháp luật. Những hành vi này khiến cho cơ quan nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều tra và thực thi pháp luật đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. bên cạnh giúp đỡ về chỗ ẩn náu, người phạm tội che giấu tội phạm còn giúp họ cất giấu phương tiện phạm tội, làm mất đi hết những dấu vết phạm tội. Hay có những hành vi khác làm cho cơ quan điều tra gặp nhiều bất lợi trong quá trình phát hiện và điều tra tội phạm.

+ Thứ tư, về mặt khách thể của tội che giấu tội phạm: Người phạm tôi có hành vi vi phạm liên quan đến tội che giấu tội phạm sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động, công việc và quá trình làm việc của cơ quan chức năng cụ thể là cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện hành vi phạm tội, điều tra lấy cơ sở để định tội và thực hiện các biện pháp xử lý tội phạm. Điều này dẫn tới an ninh trật tự ã hội bị ảnh hưởng rất nhiều.

 

2. Mức xử phạt đối với tội che giấu tội phạm

Vấn đề thứ hai về mức xử phạt đối với tội che giấu tội phạm: Căn cứ theo quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định chi tiết về các mức hình phạt liên quan đến tội phạm như sau:

Ở mức khung hình phạt thứ nhất quy định tại khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức hình phạt cơ bản cho tội danh này nếu các đối tượng có hành vi vi phạm tội che giấu tội phạm không thuộc các đối tượng được miễn hình phạt, che giấu tội phạm với các tội danh được liệt kê rất chi tiết tại điều này sẽ có mức hình phạt nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm đối với các hành vi vi phạm ít nghiêm trọng. nếu như mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn thì mức phạt tù có thể bị áp dụng là từ 06 tháng đến 05 năm phạt tù. Đây là khung hình phạt có khung hình phạt từ 03 năm không giam giữ đến 05 năm phạt tù giam với các trường hợp có biểu hiện cấu thành cơ bản của hành vi che giấu tội phạm.

Ở mức khung hình phạt thứ hai quy định tại khoản 2 Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về mức hình phạt có tình tiết tăng nặng và mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật mà người vi phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi che giấu tội phạm, lấy tầm ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cản trở cơ quan chức năng phát hiện tội phạm và điều tra tội phạm. Về tính chất khi người phạm tội thuộc các trường hợp này sẽ gây rất nhiều khó khăn để thực thi pháp luật đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nên mức hình phạt tù cao hơn với mức án từ 02 năm đến 07 năm tù.

 

3. Che giấu tội phạm là gì? Sẽ bị xử lý như thế nào?

Khái niệm che giấu tội phạm được quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự:

“Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

Hành vi che giấu tội phạm khi được thực hiện cũng như hành vi che dấu của người giúp sức trong vụ án đồng phạm, chỉ khác nhau ở chỗ hành vi của người giúp sức trong vụ án đồng phạm. Điểm khác nhau ở đây là: Người có hành vi che dấu tội phạm không có hẹn trước, còn người giúp sức trong vụ án đồng phạm đã có lời hẹn từ trước.”

Hành vi che giấu tội phạm khi được thực hiện cũng giống như hành vi che giấu của người giúp sức trong vụ án đồng phạm. Điểm khác nhau ở đây là hành vi che giấu tội phạm không có hứa hẹn trước, còn hành vi che giấu trong vụ án đồng phạm là hành vi có hứa hẹn trước.

Người có hành vi che giấu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật hình sự quy định.

Như vậy, với câu hỏi thắc mắc ở trên, Luật LVN Group xin giải đáp thắc mắc như sau:

Điều 18 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

“Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có các hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”.

Khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

“Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm”.

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật LVN Group muốn cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tời tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến hotline 1900.0191 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!