I. Pháp luật trong mối quan hệ giữa với cơ cấu xã hội – nhân khẩu.
1. Khái niệm cơ cấu xh – nhân khẩu:
– Định nghĩa: Cơ cấu xã hội – nhân khẩu (dân số) là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác (khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh dân số 2003).
Việc coi cơ cấu xã hội là một bộ khung để cho biết một xã hội cụ thể được cấu thành từ những nhóm xã hội nào: nhóm xã hội lớn, như một quốc gia, một dân tộc, một giai cấp; nhóm xã hội nhỏ, như một xí nghiệp, một trường học, một cơ quan… Cũng thông qua bộ khung này mà chúng ta biết được vị thế, tức vị trí/ chỗ đứng của từng cá nhân, từng nhóm xã hội trong xã hội, vai trò xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội và các thiết chế xã hội, từ đó bảo đảm cho xã hội vận hành một cách bình thường, ổn định và phát triển.
Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định. Nghiên cứu cơ cấu xã hội cho ta biết được xã hội đc cấu thành từ những bộ phận nào; cách thức tổ chức xã hội ra sao, mối liên hệ giữa các bộ phận, các thành tố thế nào. Thành phần xã hội và liên hệ xã hội là 2 mặt cơ bản của cơ cấu xã hội, hai mặt này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành cơ cấu xã hội.
2. Khái niệm pháp luật:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật là hiện tượng vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội. Về mặt xã hội, pháp luật là sự phản ánh cơ cấu xã hội hiện thực dưới góc nhìn lợi ích của nhà nước, xã hội, đồng nghĩa với việc pháp luật luôn chịu sự quy định bởi tính cơ cấu xã hội hiện thực thông qua sự phản ánh quan hệ xã hội giữa các thành tố cơ bản tạo thành cơ cấu xã hội. Nhìn từ góc nhìn cơ cấu xã hội, pháp luật trước hết được xem xét như một hiện tượng xã hội, nảy sinh từ các tiền đề có tính chất xã hội, tức là những nhu cầu khách quan của thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
3. Khái quát về hôn nhân và nhân khẩu:
Hôn nhân là một dạng liên kết giới tính tương đối ổn định được tập quán và pháp luật công nhận (Endruweil & Trommsdorff, 2002). Hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng bởi hầu hết gia đình – một giá trị không thể thiếu trong xã hội hiện đại được hình thành từ hôn nhân. Có các tình trạng hôn nhân chủ yếu sau: chưa kết hôn, đang có vợ/ chồng, góa, ly thân, ly hôn và liên minh tự do. Tình trạng hôn nhân trong cơ cấu dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ gia tăng dân số, tác động trực tiếp đến sức khỏe, mức sinh và mức chết của các nhóm xã hội có tình trạng hôn nhân khác nhau. Thông qua nghiên cứu cơ cấu xã hội – nhân khẩu, phân tích các tham số cơ bản như mức sinh, mức chết, di dân, tỉ lệ giới tính, cơ cấu của các nhóm tuổi.., các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có thể dự báo được quy mô biến đổi và những đặc trưng xu hướng xã hội, sự tác động của cơ cấu xã hội – nhân khẩu đến một loạt vấn đề liên quan trực tiếp đến số lượng và chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội.
II. CƠ CẤU THEO TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN VÀ CÁC QUAN HỆ XÃHỘI NẢY SINH CẦN ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT
Cơ cấu theo tình trạng hôn nhân là sự phân chia tổng số dân cư trong xã hội thành các nhóm xã hội, bao gồm: nhóm chưa bao giờ kết hôn; nhóm đang trong thời kì hôn nhân; nhóm đang trong tình trạng góa; nhóm đang trong tình trạng ly thân; nhóm đang trong tình trạng ly hôn và nhóm liên minh tự do.
Về nguyên tắc, cơ cấu theo tình trạng hôn nhân được điều chỉnh bởi pháp luật về hôn nhân và gia đình, theo đó:
1. Đối với nhóm những người chưa bh kết hôn:
Quyền kết hôn là sự liên kết giới tính dưới sự tự nguyện kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội và được pháp luật tôn trọng, thừa nhận. Cụ thể hóa quyền kết hôn, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã dành Chương II. Kết hôn (gồm 9 điều, từ Điều 8 đến Điều 16) để quy định điều kiện về tuổi kết hôn, năng lực chủ thể trong kết hôn, những điều cấm trong kết hôn, đăng ký kết hôn và đường lối giải quyết đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật; giải quyết hậu quả việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Kết hôn phải dựa trên ý chí của nam, nữ mà không bị tác động bởi bất cứ người nào khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Hai bên nam nữ mong muốn trở thành vợ chồng xuất phát từ tình yêu thương giữa họ và nhằm mục đích là cùng nhau xây dựng gia đình. Sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong việc kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai người. Pháp luật quy định việc kết hôn phải có sự tự nguyện của cả hai bên nam nữ là nhằm bảo đảm cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn. Sở dĩ pháp luật quy định vậy là xuất phát từ quyền con người được công nhận trên toàn thế giới trong Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948, cụ thể là điều 16.
Pháp luật quy định việc kết hôn phải không có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hôn hoặc cản trở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ. Do đó, những trường hợp kết hôn do cưỡng ép, bị lừa dối đều coi là kết hôn trái pháp luật. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đảm bảo sự tự nguyện bằng cách có chế tài hình sự đối với những hành vi vi phạm sự tự nguyện tiến bộ của việc kết hôn mà cụ thể là điều 146 BLHS quy định Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ như sau: “ Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
2. Đối với nhóm những người đang trong hôn nhân:
Từ thời điểm xác lập việc không theo luật định, người nam/ chồng và người nữ/ vợ chính thức bước vào đời sống hôn nhân; giữa họ phát sinh quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình. Những quan hệ đó tiếp tục được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014. Khi đang ở trong nhóm này, quan hệ giữa người vợ và người chồng được quy định tại Chương III. Quan hệ giữa vợ và chồng (gồm 34 điều, từ Điều 17 đến Điều 50), bao gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng, việc đại diện cho nhau giữa vợ và chồng, nguyên tắc chung của chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định; bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản này. Chương V. Quan hệ giữa cha mẹ và con ( gồm 34 điều, từ Điều 68 đến Điều 102) quy định về quyền, nghĩa vụ nhân thân cha mẹ và con, nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con. Cũng như quyền và nghĩa vụ, giải quyết tranh chấp liên quan đến việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Ngoài ra sau khi xác định quan hệ vợ chồng giữa các cá nhân thì có các quan hệ mới phát sinh đã được cụ thể hóa ở Chương VI. Quan hệ giữa các thành viên khác của gđ (gồm 4 điều, từ Điều 103 đến Điều 106) quy định về các quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình. Đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Luật Hôn nhân và gia đình dành Chương VIII (gồm 10 điều, từ Điều 121 đến Điều 130) quy định quyền, lợi ích hợp pháp; nghĩa vụ cấp dụng, chế độ tài sản vợ chồng của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
3. Đối với nhóm những người trong tình trạng góa.
Theo quan niệm xã hội từ lâu góa làtình trạng hôn nhân trong đó một người có chồng hoặc vợ đã chết. Người phụ nữ có chồng đã mất được gọi là góa phụ hay quả phụ; người đàn ông có vợ đã mất thì gọi là quan phu. Có nhiều vấn đề có thể phát sinh sau khi kết hôn, hôn nhân được cho là tự động chấm dứt do vợ, chồng chết hoặc Tòa án tuyên bố là chết. Để giải quyết vấn đề phát sinh này, Luật hôn nhân và gia đình dành Chương IV, Mục 2 Chấm dứt hôn nhân do vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết (gồm 3 điều, từ Điều 65 đến Điều 67) quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân, giải quyết tài sản của vợ chồng, quan hệ nhân thân, tài sản khi cá nhân tuyên bố chết trở về.
4. Đối với nhóm những người trong tình trạng ly thân:
Ly thân là tình trạng quan hệ vợ chồng khi mà cả hai không muốn sống chung với nhau hoặc cùng chung sống dưới một mái nhà nhưng không ăn chung, ở chung, sinh hoạt tách biệt.
Ly thân hiện chưa được cụ thể hóa và quy định trong một văn bản pháp luật nào, kể cả Luật hôn nhân và gia đình 2014. Việc ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý cũng như các quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau. Ly thân cũng không làm phát sinh các quyền riêng về tài sản chung và con chung. Có thể coi ly thân như là một kiểu “chiến tranh lạnh” trong đời sống chung của vợ chồng nhưng ở mức trầm trọng hơn. Đây là khi cả hai không muốn giải quyết mâu thuẫn triệt để hoặc không ai muốn mở lời trước, im lặng và bế tắc. Ly thân cũng là một cách để cả hai có những suy nghĩ riêng cho mình. Vợ chồng ly thân thường chọn giải pháp sống không cùng 1 nhà; hoặc cùng 1 nhà nhưng quy ước “khoảng cách”, “vùng cấm” nhất định giữa hai người; đồng thời vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với gia đình, con. Ly thân là giải pháp để cả hai bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo. Khi có mâu thuẫn xảy ra, việc quyết định ly hôn vội vàng có thể gây ra cho cả hai nhiều hối tiếc cũng như hệ lụy không đáng có, có thể nói ly thân có thể là cứu cánh cho cuộc hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng sau thời gian ly thân đã có thể thông cảm và tha thứ cho nhau, tiếp tục quay lại chung sống bình thường. Khi đó, họ không cần sự cho phép hoặc trải qua thủ tục pháp luật nào. Hoặc ly thân có thể là “giọt nước tràn ly” khi việc ly thân kéo dài có thể được xem xét như là giai đoạn hôn nhân đã cận kề đổ vỡ, cả hai vợ chồng không còn muốn xây dựng hoặc bắt đầu lại mối quan hệ, bỏ mặc cuộc hôn nhân.
Trong quá trình ly thân, nếu muốn ly hôn, bạn có thể thỏa thuận với vợ/chồng mình để giải quyết ly hôn thuận tình theo quy định tại Điều 55, 56 Luật hôn nhân gia đình 2014
5. Đối với nhóm những người trong tình trạng ly hôn:
Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ chồng.
Sau kết hôn, vợ chồng bước vào thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên không phải mọi cuộc hôn nhân nào được xác lập cũng bền vững, thực tế sẽ phát sinh rất nhiều tranh chấp, sự kiện pháp lý hoặc ngay cả những bất đồng trong cuộc sống dẫn đến hôn nhân không thể tiếp tục được. Ly hôn giải phóng cho các cặp vợ chồng và những thành viên trong gia đình thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống. Bằng các quy định về ly hôn, Nhà nước cũng hướng tới bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã hội khi xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật, gọi chung là căn cứ ly hôn cụ thể Chương IV. Chấm dứt hôn nhân, Mục 1 ly hôn (gồm 14 điều, từ Điều 51 đến Điều 64) để quy định về ly hôn, Quy định nghĩa vụ của cha mẹ đvs con khi ly hôn, người nuôi con. Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Trường hợp hai bên muốn ly hôn, nếu hai vợ chồng thỏa thuân được về việc ly hôn. Hai vợ chồng bạn cùng thỏa thuận được về việc chia tài sản, chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con, thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn giữa 2 bên theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.” Ngoài ra còn có thể đơn phương ly hôn theo Điều 56 bộ luật này.Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái. Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nước và của xã hội. Bên cạnh chấm dứt quan hệ về mặt pháp luật của cá nhân, còn tồn tại các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định như việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn áp dụng Điều 81, 82, 83 và 84 của Luật hôn nhân và gia đình hay Điều 115 quy định: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”
6. Đối với liên minh tự do:
Liên minh tự do là các cá nhân nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn, không có ràng buộc pháp lý. Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, nam nữ có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không làm thủ tục mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng .Nguyên nhân khiến các cá nhân lựa chọn “liên minh tự do” là do không muốn bị trói buộc bởi thiết chế hôn nhân với nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ mà cuộc sống hôn nhân, gia đình có thể làm giảm sự tự do, khả năng thăng tiến xã hội. Được coi là liều thuốc thử để các cặp đôi xem xét về mức độ hợp nhau có thể tiến xa tới hôn nhân hoặc dừng lại ở đó.