1. Khái quát chung

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

2. Quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về người đại diện của doanh nghiệp

2.1 Quy đinh chung

Theo Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về người đại diện theo pháp luật quy định: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cả nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Cóng ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyển, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Neu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rô trong Điều lệ công ty thì moi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thâm quyên của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thỉ người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhãn khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không cỏ ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây: Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyển và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp; Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đên khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đổi với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bẳt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vỉ, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiên bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cẩm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên, về người đại diện theo pháp luật của công ty. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành to tụng khác có quyên chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.”

2.2 Quyền, nghĩa vụ, và yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Vậy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người thay mặt công ty thực hiện các quan hệ pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Pháp luật đặt ra yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp: doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Nếu hết thời hạn ủy quyền mà người này chưa trở về Việt Nam và không thực hiện ủy quyền khác thì sẽ xừ lý theo hai cách được liệt kê tại khoản 4 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Nếu người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không thực hiện ủy quyền hoặc thuộc các trường hợp đặc biệt không thể đại diện cho doanh nghiệp theo khoản 5 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung: “Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ câng ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật cỏ liên quan Trên thực tế nhiều trường hợp công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật nhưng lại không phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của mỗi người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp này, thực tế đã cho thấy người đại diện theo pháp luật đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, từ chối đại diện cho công ty với tư cách bị đơn; dẫn đến gây khó khăn cho Tòa án, các bên có liên quan trong giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp, gây khó khăn, thiệt hại cho bên thứ ba. Do đó, luật mới đã bổ sung thêm về quy định về xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong trường hợp nói trên là cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

Luật doanh nghiệp mới đã sửa đổi khoản 5 phân định rõ phạm vi áp dụng khoản 5 và khoản 6 điều luật; theo đó, nếu xảy ra cùng trường hợp thì khoản 6 sẽ được áp dụng đối với trường hợp đó là công ty TNHH chỉ có 2 thảnh viên. Luật doanh nghiệp mới sửa đổi khoản 6 điều luật đã bổ sung thêm quy định xử lý hậu quả pháp lý trong 02 trường hợp có phát sinh trên thực tế, đó là người đại diện theo pháp luật “bị chết, bị mất tích”. 

3. Một công ty có thể có hai người đại diện theo pháp luật được không?

Theo khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, đối chiếu với quy định nêu trên, một công ty có thể có hai người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp này, Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung: “Trường họp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Thực tể nhiều trường hợp công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật nhưng lại không phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của mỗi người đại diện theo pháp luật. 

Trong trường hợp này, thực tế đã cho thấy người đại diện theo pháp luật đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, từ chối đại diện cho công ty với tư cách bị đom; dẫn đến gây khó khăn cho Tòa án, các bên có liên quan trong giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp, gây khó khăn, thiệt hại cho bên thứ 3. Do đó, luật mới đã bổ sung thêm về quy định về xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong trường hợp nói trên là cần thiết nhàm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên thứ 3.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp  – Công ty luật Minh Khuê