Nghị quyết số 37/NQ-CP (Nghị quyết 37) đưa ra một số chế đô đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với các đối tượng có liên quan, tiếp tục thể hiện quyết tâm của toàn hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân Việt Nam trước đại dịch Covid-19: “không để ai bị bỏ lại phía sau“, “Việt Nam quyết thắng đại dịch“.
Nghị quyết 37 gồm 04 điều:
Điều 1. Áp dụng một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 về tiền ăn, các hỗ trợ khác đối với người bị cách ly y tế; hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh;…
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
Điều 3. Điều khoản thi hành
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Một số chế độ đặc thù cụ thể trong phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện theo Nghị quyết 37 như sau:
1. Tiền ăn của người bị cách ly y tế
Đối tượng | Mức hỗ trợ | Ghi chú |
– Người Việt Nam, người nước ngoài đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại cơ sở, địa điểm khác – Không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp |
80.000 đồng/ngày |
– Đối với địa phương đang hỗ trợ tiền ăn cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế khác mức 80.000 đồng/ngày trước ngày 29/3/2020 thì thanh quyết toán theo số đã chi. Căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phép quyết định mức hỗ trợ cao hơn. – Căn cứ tình hình thực tế và khả năng ngân sách của địa phương có thể tiếp tục thực hiện theo mức hỗ trợ đã được ban hành hoặc điều chỉnh theo mức 80.000 đồng/ngày |
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có liên quan: Cung cấp bữa ăn cho người bị cách ly y tế bảo đảm kịp thời, thuận lợi. Trường hợp người bị cách ly y tế có yêu cầu bữa ăn theo nhu cầu (nếu có), thì phải tự chi trả phần chi phí tăng thêm. Việc yêu cầu cung cấp bữa ăn riêng của người bị cách ly phải phù hợp với điều kiện của cơ sở thực hiện cách ly y tế.
2. Các hỗ trợ khác với người bị cách ly y tế
Đối tượng | Các hỗ trợ khác | Mức hỗ trợ |
– Người Việt Nam, người nước ngoài đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại cơ sở, địa điểm khác – Không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp |
Nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu | Không thu tiền |
Các chi phí khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế | Không quá 40.000 đồng/ngày |
3. Chi phí khám chữa bệnh khác đối với trường hợp đang trong thời gian cách ly y tế tập trung mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị
Đối tượng | Chế độ hỗ trợ |
Người có thẻ bảo hiểm y tế |
– Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí khám, điều trị trong trong phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế như trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyến. – Ngân sách nhà nước chi trả phần chi phí đồng chi trả của người bệnh và các chi phí ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế |
Người không có thẻ bảo hiểm y tế | – Với người Việt Nam: do ngân sách nhà nước chi trả |
– Với người nước ngoài: tự chi trả |
4. Chế độ phụ cấp chống dịch cho cán bộ y tế, người lao động tham gia phòng, chống dịch
Đối tượng | Mức phụ cấp | Ghi chú |
– Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch – Người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh |
300.000 đồng/ngày | Tính cả ngày nghỉ, ngày lễ |
– Người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; bảo quản tử thi người bệnh; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, bệnh nhân; thu gom vỏ chai, lọ, hộp hóa chất; bảo vệ khu điều trị cách ly; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh – Cán bộ y tế thực hiện giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước |
200.000 đồng/ngày | |
– Người thực hiện nhiệm vụ (không phải là chuyên môn y tế) tại cơ sở cách ly tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp) – Người tham gia cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly nhưng không chấp hành biện pháp cách ly y tế – Người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly |
150.000 đồng/ngày |
5. Chế độ đối với người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ
– Mức phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ là 130.000 đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
– Người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/phiên trực.
6. Tiền ăn với cán bộ y tế, quân đội, công an,…
Đối tượng | Mức hỗ trợ |
– Cán bộ y tế, quân đội, công an thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp) – Người tham gia thực hiện nhiệm vụ phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh – Người bảo vệ khu vực cách ly tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước – Cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế để chăm sóc, điều trị người mắc, nghi mắc Covid-19 |
80.000 đồng/ngày |
7. Chế độ bồi dưỡng với cộng tác viên, tình nguyện viên
Đối tượng | Mức hỗ trợ |
– Cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch | 130.000 đồng/ngày |
– Cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập | 80.000 đồng/ngày |
8. Một số vấn đề cần lưu ý
– Các chế độ đặc thù quy định tại Nghị quyết này được thực hiện trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Các chế độ khác không được quy định tại Nghị quyết ngày thì thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
– Các đối tượng tham gia chống dịch Covid-19 đã hưởng chế độ phụ cấp theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập (Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg) và chế độ phụ cấp chống dịch thì được truy lĩnh phần tăng thêm (nếu có) tương ứng với mức phụ cấp quy định tại Nghị quyết này kể từ ngày hưởng chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg.
– Đối tượng được giao thường trực chống dịch 24/24 giờ thì thời điểm hưởng phụ cấp thường trực 24/24 giờ kể từ ngày tiếp nhận ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên nhưng không được sớm hơn ngày xảy ra dịch bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 1 tháng 2 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ cho đến hết ngày công bố là hết dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
– Các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ hướng dẫn của Bộ Y tế về biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc, học tập, ký túc xá hoặc nơi lưu trú tập trung của người lao động nhằm hạn chế thấp nhất lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ này được bố trí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc nguồn kính phí hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc hạch toán vào chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mức hỗ trợ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 được nêu trong Nghị quyết 37 cơ bản phù hợp với tình hình dịch hiện nay, khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước, thể hiện sự quan tâm của hệ thống chính trị tới các đối tượng ở tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi: 1900.0191
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật LVN Group