Hiện nay, Anh là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp của Việt Nam nắm bắt được các quy định về hàng nhập khẩu của Anh nên đã gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.

Nhìn chung nước Anh không có nhiều rào cản thương mại. Nằm trong Liên minh châu Âu (EU) nên các rào cản thương mại của Anh chủ yếu được áp dụng theo các chỉ thị và luật lệ của EU. Tuy nhiên, Anh cũng vẫn có những quy định riêng áp dụng cho các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ ngoài EU.

1. Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.

Nước Anh có biểu thuế chung áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên của EU và mức thuế là 17,5% áp dụng cho tất cả các giao dịch kinh doanh có bao gồm các mặt hàng nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu của Anh được tính dựa trên phần trăm của trị giá hàng hoá ngoại trừ một số mặt hàng đặc biệt phải chịu mức thuế chi tiết (ví dụ bao nhiêu euro trên 1 kg hàng hoá).

Một số quy định cụ thể về thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng như sau:
Nguyên liệu thô: hầu hết được miễn thuế hoặc chịu mức thuế cao nhất là 4,5%, kim loại đôi khi chịu mức thuế cao hơn.
Bán thành phẩm: từ 2% đến 14%.
Thành phẩm: 3% đến 20%.
Nông sản: mức thuế thay đổi tuỳ theo từng mặt hàng cụ thể.

Ngoài ra, Anh còn áp dụng hệ thống thuế ưu đãi phổ cập GSP (Generalised System of Preferences) cho phép hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển được giảm thuế hoặc chịu mức thuế suất bằng 0%. Tuy nhiên, theo thông báo của EU, kể từ ngày 1/1/2009 EU sẽ bãi bỏ Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với mặt hàng giày da Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU. Khi đó, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Anh sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu từ 3-5%.

2. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

VAT, viết tắt của cụm từ Value Addex Tax, có nghĩa là thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đây là một dạng thuế gián thu tính thêm giá trị tăng lên của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, vận chuyển đến người tiêu dùng. Vì thế người tiêu dùng là người chịu thuế VAT, còn các doanh nghiệp chỉ là trung gian thu và nộp thuế.
Hầu hết hàng hoá nhập khẩu đều phải chịu thuế VAT. Hiện tại Anh có ba mức thuế: mức thuế tiêu chuẩn 17,5%, mức thuế đã được miễn trừ 5% và mức thuế 0%. Những mặt hàng được miễn giảm thuế gồm nguyên nhiên liệu nội địa, các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, các sản phẩm vệ sinh phụ nữ hay ghế ngồi trong ôtô cho trẻ nhỏ. Mức thuế 0% được áp dụng cho các mặt hàng như thức ăn (không bao gồm đồ ăn trong nhà hàng hoặc cửa hàng bán đồ ăn nhanh), sách báo, giày dép và quần áo trẻ em, các phương tiện giao thông công cộng. Thuế VAT được xác định dựa vào tổng trị giá hàng hoá, chi phí bảo hiểm, vận chuyển cộng thêm tổng thuế thu nhập phải trả.
Mức thuế VAT phổ biến của Anh là 17,5%.

Công thức tính thuế GTGT như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ (%) x Doanh thu

Trong đó:

Tỷ lệ (%) xác định để tính thuế giá trị gia tăng theo doanh thu từng loại hàng hóa như sau:

– Đối với phân phối và cung cấp hàng hóa là: 1%;

– Đối với dịch vụ và xây dựng nhưng không bao thầu về nguyên vật liệu là: 5%;

– Đối với sản xuất, vận tải và dịch vụ có gắn với hàng hóa hay xây dựng có thêm bao thầu nguyên vật liệu là: 3%;

– Các hoạt động kinh doanh khác là: 2%.

Doanh thu xác định để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán các loại hàng hóa, dịch vụ thực tế được ghi trên các hóa đơn bán hàng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GTGT. Trong đó có bao gồm các khoản phụ thu hay phí thu thêm mà các cơ sở kinh doanh được hưởng.

Đối tượng áp dụng là:
Các doanh nghiệp hay hợp tác xã đang hoạt động và có doanh thu hàng năm ít hơn 01 tỷ đồng, trừ các trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế.
Các doanh nghiệp hay hợp tác xã mới được thành lập, trừ các trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế.
Các hộ và cá nhân kinh doanh;
Các tổ chức hay cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam nhưng không theo Luật Đầu tư và những tổ chức khác không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định.
Các tổ chức kinh tế khác nhưng không phải là doanh nghiệp hay hợp tác xã, trừ các trường hợp có đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

3. Thuế chống bán phá giá

Bán phá giá là một hiện tượng xảy ra khi một hàng hóa của nước này được xuất khẩu vào nước khác với một mức giá thấp hơn mức giá trị thông thường của hàng hóa tương tự tại các nước xuất khẩu.

Trong khái niệm này, hai yếu tố mấu chốt để xác định BPG là Giá xuất khẩu và giá trị thông thường sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của các nước nhập khẩu xác định và tính toán theo những tiêu chí và những phương pháp nhất định.Bán phá giá phải là hàng hóa bán trên thị trường và bán với giá thấp hơn giá thị trường của nước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba nào đó. Ngoài ra, bán phá giá phải làm ảnh hưởng, thiệt hại đến nền sản xuất hàng hóa đó của quốc gia nhập khẩu, làm cho các ngành sản xuất hàng hóa đó tại nước nhập khẩu bị trì trệ, bán phá giá phải kéo theo việc giảm giá của một mặt hàng cùng chủng loại sản xuất trong nước hoặc vùng lãnh thổ đó giảm theo, giá bán của nước nhập khẩu phải không đúng với giá chi phí sản xuất thực của mặt hàng đó tại nước xuất khẩu hoặc một nước thứ ba nao đó. Việc bán phá giá này có làm phương hại đến các quy luật của nền kinh tế thị trường.

Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 5, điều 4, Luật thuế xuất nhập khẩu.

Từ khái niệm trên, có thể thấy, thuế chống bán phá giá là loại thuế đánh vào hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, không phải hoạt động nhập khẩu nào cũng thuộc đối tượng phải nộp thuế mà nó chỉ áp dụng cho những hoạt động nhập khẩu vào Việt Nam gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với các hoạt động sản xuất trong nước.

Thuế chống bán phá giá là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu nhằm chống lại việc hàng hoá bị bán phá giá ở châu Âu (tức là bán với giá thấp hơn so với giá trị thông thường của hàng hoá đó). Mỗi một mức thuế chống bán phá giá có thể áp dụng cho một số mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ tại một số nước nhất định hoặc được xuất khẩu bởi một số nhà xuất khẩu nhất định.
Có 2 hình thức đánh thuế chống bán phá giá: hoặc là tạm thời (đánh thuế 6 tháng đầu và sau đó gia hạn thêm 3 tháng tiếp theo) hoặc là đánh thuế cuối cùng (đánh thuế 5 năm 1 lần).

4. Quy định xuất xứ ,về bao gói và nhãn mác

Quy định xuất xứ ,về bao gói và nhãn mác hhằm tăng cường kiểm soát nhóm thực phẩm qua chế biến phải bao gói trên địa bàn phường để từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, người kinh doanh trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, phấn đấu 100% thực phẩm qua chế biến phải bao gói như:  Giò, chả, bánh chưng, nem chua, mắm tép, mắm tôm, nước mắm… khi bán ra thị trường phải có tem, nhãn mác. Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm phường Phúc Lợi hướng dẫn cho đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm Giò, chả, bánh chưng, nem chua, mắm tép, mắm tôm, nước mắm… các quy định chung về tem nhãn mác và bao gói sản phẩm, các chế tài xử phạt đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Anh phải được ghi tên nước xuất xứ (nước sản xuất) theo yêu cầu của hải quan. Việc ghi tên nước xuất xứ trên hàng hoá phải được thiết kế theo cách thức và ở vị trí do các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hoá đó quy định.

Nước Anh yêu cầu hàng hoá phải có nhãn mác thể hiện nguồn gốc, cân nặng, kích thước và thành phần cấu tạo của sản phẩm để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Nhãn mác hay nhãn hiệu phải gắn với bất cứ một mặt hàng nào khi đem ra bán lẻ. Nếu như sản phẩm không thể gắn hay đóng dấu nhãn mác thì những thông tin về hàng hoá phải được ghi trên phiếu đóng gói đi kèm sản phẩm hoặc ghi trên một tờ riêng giới thiệu về sản phẩm. Mặc dù đơn vị mét vẫn được dùng để đo kích thước và khối lượng hàng hoá nhưng việc sử dụng nhãn mác với đơn vị đo bằng mét và đơn vị đo tiêu chuẩn vẫn được cho phép sử dụng ở Anh.

5. Yêu cầu về nhãn mác đối với thuốc trừ sâu và hàng hoá là thực phẩm

Ngoài việc tuân thủ Nghị định 91/414/ECC do Cục Liên bang Môi trường ban hành, việc bán và sử dụng sản phẩm thuốc trừ sâu còn được quản lý bởi Hệ thống phân loại của cộng đồng chung châu Âu (European Communities Classification) cũng như các quy định về bao gói và nhãn mác áp dụng với sản phẩm là thuốc trừ sâu ra đời năm 1994. Các sản phẩm thuốc trừ sâu bao gồm: chất diệt cỏ, chất diệt côn trùng, chất diệt nấm, sơn khử mùi, chất bảo quản gỗ. Việc nhập khẩu và bán các sản phẩm  này sẽ bị coi là bất hợp pháp nếu không có sự thông báo, kiểm tra, và không được sự cho phép của Cơ quan về an toàn thuốc trừ sâu (Pesticide Safety Directorate Department).

Những sản phẩm không có xuất xứ từ châu Âu và không được tự do lưu chuyển tại châu Âu phải tuân theo những tiêu chuẩn về bao gói và nhãn mác. Những sản phẩm thức ăn dành cho người và động vật mà có chứa chất GM (genetically modified) phải được đóng nhãn mác một cách thích hợp. Để biết thêm thông tin về các quy định về bao gói và nhãn mác có thể vào website của Cơ quan về Tiêu chuẩn Lương thực, thực phẩm của Anh (UK Food Standard Agency) www.food.gov.uk .

 CÔNG TY LUẬT LVN GROUP (sưu tầm)