1. Vận đơn (Bill of Lading – viết tắt là B/L) là gì?

Vận đơn (Bill of Lading – viết tắt là B/L) là chứng từ vận chuyển đường biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền.

Vận đơn (Bill of Lading – viết tắt là B/L) là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa, có thể dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Vận đơn (Bill of Lading – viết tắt là B/L) được ký phát theo bộ gồm các bản gốc (original) và các bản sao (copy). Trọn bộ vận đơn gốc (full set) thường có ba bản gốc giống nhau. Khi thanh toán tiền hàng theo phương thức tín dụng chứng từ, người bán thường phải xuất trình trọn bộ vận đơn gốc mói được thanh toán tiền hàng.

Người nhận hàng muốn được nhận hàng, người nhận hàng phải xuất trình một bản vận đơn gốc cho người vận chuyển. Khi đã có một bản vận đơn gốc được xuất trình thì các bản gốc còn lại sẽ không còn giá tri để nhận hàng.

Theo Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 hiện nay quy định vận đơn tại “Điều 148. Chúng từ vận chuyển” như sau:

“Vậy Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

2. Vận đơn chủ (Master B/L – Master Bill of Lading)

Vận đơn chủ (Master B/L – Master Bill of Lading) là Vận đơn đường biển cho hãng tàu phát hành, dịch là Vận đơn chủ, và thường được viết tắt là MBL hay MB/L. Trên Vận đơn chủ (Master B/L – Master Bill of Lading), người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là công ty xuất khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con.

Vận đơn chủ (Master B/L – Master Bill of Lading) là những loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (như hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là những chủ hàng (Shipper). Hình thức nhận diện Vận đơn chủ (Master B/L – Master Bill of Lading) là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu…

Như vậy, trong việc vận chuyển hàng hóa bằng container, nguyên tắc chung là các hãng tàu vận chuyển container chỉ nhận những lô hàng đóng đầy một container, không nhận những lô hàng nhỏ lẻ. Người gửi hàng của mỗi một container sẽ được cấp một vận đơn sau khi hàng đã được hãng tàu tiếp nhận. Với những lô hàng nhỏ lẻ, người đại lý giao nhận (Freight Forwarder) đứng ra thu gom hàng từ những chủ hàng nhỏ lẻ để lưu cước với hãng tàu. Trong hợp đồng với hãng tàu container, đại lý giao nhận trở thành người gửi hàng (Shipper) và được hãng tàu cấp vận đơn, vận đơn này gọi là Vận đơn chủ (Master B/L – Master Bill of Lading)

Trân trọng!

3. Vận đơn thư cấp (House B/L – House Bill of Lading)

Vận đơn thư cấp (House B/L – House Bill of Lading) là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) phát hành, dịch là Vận đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.

Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển có tên là chủ tàu không tàu – NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) phát hành. Nhưng ở Việt Nam chưa thấy loại hình này. Thế nên HB/L được hiểu là của Forwarder cấp.

Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận, làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, và nộp một số phí liên quan, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng.

Vận đơn thư cấp (House B/L – House Bill of Lading) là những loại vận đơn do forwarder phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee). Như vậy những loại vận đơn do hãng tàu phát hành như Bill Gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered bill) hay Express release (Seaway bill) thì Forwarder vẫn có quyền phát hành những bill này. Tuy nhiên về pháp luật sẽ có quyền và trách nhiệm khác nhau.

Về hình thức Vận đơn thư cấp (House B/L – House Bill of Lading) không khác lắm so với Master Bill. Tuy nhiên cách nhận diện Vận đơn thư cấp (House B/L – House Bill of Lading) là vận đơn này do công ty trung gian (Forwarder) phát hành và có in hình logo của Forwarder.

Như vậy, trên cơ sở vận đơn chủ, đại lý giao nhận cấp lại cho mỗi một chủ hàng nhỏ lể một vận đơn khác gọi là Vận đơn thư cấp (House B/L – House Bill of Lading)

Vậy câu hỏi đặt ra: Tại sao lại có Vận đơn thư cấp (House B/L – House Bill of Lading)? Sở dĩ nó được gọi là thứ cấp và Vận đơn thư cấp (House B/L – House Bill of Lading) có là vì nó được phát hành sau khi có Vận đơn chủ (Master B/L – Master Bill of Lading) và phải đưa vào Vận đơn chủ (Master B/L – Master Bill of Lading), phát hành trước. Gọi là Vận đơn chủ (Master B/L – Master Bill of Lading) hay vVận đơn thư cấp (House B/L – House Bill of Lading) là căn cứ vào nội dung từ vận đơn chứ không ai in vào đó chữ Master B/L hay House B/L.

Như vậy trong những trường hợp này hãng tàu container sẽ là người vận chuyển thực tế (Effective Carrier), còn đại lý giao nhận là người vận chuyển theo hợp đồng (Contracting Carrier). Phần lớn Vận đơn thư cấp (House B/L – House Bill of Lading) đều được cấp dưới dạng vận đơn vận tải đa phương thức, vì nhiều chủ hàng nhỏ lẻ giao hàng ngay tại những địa điểm nằm sâu trong nội địa, đôi khi phải trải qua những chặng đường bộ hoặc đường thủy nội địa rồi mới ra tới cảng biển để chở tới cảng đích. Điều này cũng đồng nghĩa là người đại lý giao nhận trong trường hợp này không còn hành động với tư cách là đại lý (Agent) nữa mà là người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator) chịu trách nhiệm trực tiếp trứớc các chủ hàng nhỏ lẻ. Tinh hình tương tự cũng xảy ra trong vận chuyển hàng hóa bằng máy bay chỉ có khác là trong chuyên chở hàng bằng máy bay thì hai loại vận đơn này gọi là Master Airway Bill và House Airway Bill.

Trân trọng!

4. Vận đơn gốc “hay Bill gốc – Original Bill”được hiểu như thế nào?

Trong giao dịch thuê tàu và cho thuê tàu để vận chuyển hàng hóa, nhiều khi người thuê vận chuyển đưa ra điều kiện chủ tàu/người vận chuyển phải đồng ý thay đổi bộ vận đơn (Bill of Lading – B/L) đã ký phát tại cảng xếp hàng (loading port) bằng một bộ vân đơn mới, có sửa đổi một số chi tiết. Trong nghiệp vụ hàng hải thương mại, hình thức này gọi là “Switch B/L” (thay đổi vận đơn). Vậy, thực chất nghiệp vụ này là gì?

Trong mậu dịch quốc tế, nhiều khi không phải người bán hàng là người sản xuất và người mua hàng là người tiêu thụ. Mua đi bán lại hưởng chênh lệch giá là chuyện bình thường. Mua bán dần đến việc thanh toán và dùng ngân hàng làm người trung gian kiểm tra quá trình thực hiện hợp đồng mua bán thông qua thư tín dụng (Letter of Credit, viết tắt là L/C). L/C thể hiện những điểm chủ yếu của hợp đồng mua bán và trong bộ chứng từ thanh toán, có thể nói vận đơn là chứng từ quan trọng nhất. Do mua chỗ này, đem bán chỗ khác (ví dụ, hợp đồng mua bán theo điều kiện CF/CIF không quy định cảng xếp hàng, người bán có thể mua hàng nổi (afloat cargo) để giao hàng), có khi qua vài ba trung gian, một số chi tiết trên bộ vận đơn cấp tại cảng xếp hàng không còn phù hợp với L/C tiếp theo hoặc với một số điều khoản khác trong hợp đồng bán lại. Nếu không thay đổi, nhiều khi không thể tiến hành mua bán và thuê tàu để vận chuyển hàng hóa. Hoặc trong một số trường hợp, để tránh giới hạn kim ngạch buôn bán giữa hai nước cũng như hàng rào thuế quan trong mậu dịch quốc tế, một số nội dung của vận đơn phải có những thay đổi cho phù hợp.

“Switch B/L” (S/B) bao gồm bất kỳ sự thay đổi nào trên bộ vận đơn gốc (Original B/L). Dạng đơn giản nhất có thể chỉ là thay đổi một chi tiết nhỏ trên cả mẫu vận đơn, như: tên người gửi hàng (shipper), hoặc có thể thay đổi nhiều mục như tên hàng, số lượng, cảng xếp, cảng dỡ… thậm chí có trường hợp thay đổi cảng bốc hàng hoặc cảng dỡ hàng. Do đòi hỏi của buôn bán quốc tế, kỹ thuật “S/B” được sử dụng rộng rãi và khá phổ biến trên thị trường hàng hải thương mại thế giới. Từ chỗ chỉ là một khái niệm, đến nay đã trở thành một thuật ngữ hàng hải. Hầu hết chủ tàu/người vận chuyển đã quen với thuật ngữ “Switch B/L allowed” (được phép thay đổi vận đơn gốc) trên các đơn chào hàng của người thuê vận chuyển gửi cho chủ tàu/người thuê vận chuyển thông qua người môi giới.

Theo pháp luật hàng hải, nếu chủ tàu/người vận chuyển đã chấp nhận sự thay đổi về một hoặc một số điểm nào đó trên vận đơn gốc, thì họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thay đổi đó. Với tình hình thị trường mua bán hàng hóa hiện nay, khi “Switch B/L” đã trở thành quen thuộc trong giao địch thuê tàu vận chuyển hàng hóa thì nhiều chủ tàu/người thuê vận chuyển, nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội vận chuyển, chỉ có cách vận dụng khéo léo và thận trọng nghiệp vụ này để bảo vệ quyền lợi của mình ỏ mức cao nhất.

Một thay đổi thường gặp nữa là tên người gửi hàng (shipper). Có thương nhân nước ngoài mua đay thô (raw jute) theo điều kiện FOB Hải Phòng và yêu cầu chủ tàu/người vận chuyên thay đổi tên người gửi hàng trên vận đơn đó bằng tên một Shipper khác ở Hong Kong hay Singapore.

Cũng có thể dùng kỹ thuật S/B để giải quyết việc xuất trình chứng từ cho ngân hàng kịp thời trong phương thức thanh toán bằng L/C (letter of credit). Người ta có thể yêu cầu chủ tàu/người vận chuyển chỉ thị cho đại lý của họ ở nơi khác cấp một bộ vận đơn có nội dung hoàn toàn giống bộ vận đơn đường biển đã ký phát tại cảng xếp hàng. Điểm khác duy nhất so với bộ vận đơn gốc là tên người ký vận đơn.

Ví dụ: Thương nhân Singapore mua hàng của Việt Nam bán lại cho Nhật Bản. Do chưa nhận được bộ vận đơn đường biển cấp tại Việt Nam mà ngày xuất trình chứng từ cho ngân hàng Singapore sắp hết (thương nhân Singapore và Việt Nam đã thỏa thuận trong L/C là ghi tên người gửi hàng trên vận đơn là thương nhân Singapore), do chứng từ có thể đến muộn, thương nhân Singapore yêu cầu chủ tàu/người vận chuyển thu xếp S/B tại Singapore để có thể nhận được vận đơn kịp thời.

Nếu vì lý do nào đó mà không hoàn thành việc xếp hàng kịp thời theo yêu cầu của L/C, chủ tàu/nguời vận chuyển và người thuê có thể thoả thuận ký lùi (ante-date) ngày ghí trên vận đơn. Đây cũng là một dạng thường gặp của Switch B/L.

Ngoài ra, đôi khi còn có yêu cầu thay đổi tên hàng và tiêu chuẩn phân loại hàng hóa do từng khu vực khác nhau trên thế giới có thể có cách gọi và phân loại khác nhau được nêu trong L/C hoặc hợp đồng mua bán tiếp theo.

Ví dụ, cùng nơi gọi là “tapioca chips”, nơi lại quen dùng từ “cassava slices”.

Vậy Vận đơn gốc (hay Bill gốc – Original Bill) là loại vận đơn được phát hành bới các hãng tàu hoặc Forwarder. Trên mỗi vận đơn này thường có chữ ký viết bằng tay, người xem có thể phân biệt dễ dàng với vận đơn copy.

Dưới đây là một số đặc điểm chính miêu tả về vận đơn gốc như sau:

– Các bản photocopy, bản chụp, bản sao, in, hay đánh máy nhưng được ký bằng tay đều được xem như “vận đơn gốc”

– Dù trên các vận đơn có đóng con dấu, có cả chữ Original nhưng lại không có chữ ký bằng tay thì tất cả đều không có giá trị là vận đơn gốc

– Các vận đơn in ra được đóng dấu chữ “Original” ở mặt phía trước vận đơn. Thường thì mặt sau vận đơn sẽ in các điều khoản và điều kiện đi kèm

– Việc phát hành 1 bộ vận đơn gồm 2 hay nhiều hơn 3 bản Original giống về hình thức, nội dung. Tùy thuộc vào mỗi hãng tàu hay Forwarder sẽ có các cách in vào vận đơn các chữ khác nhau để dễ phân biệt.

Trân trọng!

5. Một số điểm cần lưu ý trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến muốn S/B dễ dàng

Muốn thực hiện S/B trôi chảy, chủ tàu/người vận chuyển nên lưu ý một số điểm dưới đây trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến:

– Trước hết, phải xem uy tín của người thuê vận chuyển. Có thể thông qua đại lý, đại diện của chủ tàu/người vận chuyển… bạn hàng. Với những hãng lớn, có uy tín, khả năng gặp rủi ro là rất ít.

– Chủ tàu/người vận chuyển thường muốn có thư bảo lãnh của ngân hàng về việc S/B nhưng thực tế cho thấy, đòi hỏi này rẩt khó được đáp ứng. Tuy vậy, văn nên yêu cầu người thuê vận chuyển làm thư cam kết bồi thường với nội đung theo yêu cầu của chủ tàu/người vận chuyển.

– Trong trường hợp người thuê vận chuyển đề nghị thay dổi số lượng hàng, nếu số lượng thay đổi vượt xa số lượng hàng thực xếp lên tàu, hoặc vượt quá không nhiều nhưng là loại hàng giá trị cao, để đề phòng người thuê vận chuyển không thực hiện cam kết, có thể yêu cầu họ chuyển cho chủ tàu/người vận chuyển một thư bảo lãnh của ngân hàng.

– Những yêu cầu về S/B nên được ghi rõ ràng, chi tiết vào hợp đồng vận chuyển theo chuyến hoặc nếu vì lý do nào đó mà người thuê vận chuyển không muốn ghi vào hợp đồng thì cũng cần có thỏa thuận bằng văn bản riêng giữa chủ tàu/người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Đồng thời, cần quy định chặt chẽ trong hợp đồng về trách nhiệm pháp lý của người thuê vận chuyển đối với chủ tàu/người vận chuyển về hậu quả phát sinh từ việc S/B.

Tóm lại, S/B là một nghiệp vụ không phức tạp và đã trở nên khá phổ biến trên thị trường thuê tàu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, Tuy vậy, cần lưu ý vận dụng linh hoạt để tránh rủi ro, bảo đảm hiệu quả kinh tế và góp phần nâng cao uy tín trong kinh doanh.

 Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191

Trân trọng!