1. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng

Fecher & Pestieau (1993) sử dụng phương pháp tham số SFA để đánh giá hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) cho 11 khu vực tổ chức tài chính ở khối nước OECD (Organization for Economic Cooperation and Development). Họ sử dụng tổng thuế giá trị gia tăng như tiêu chí để đánh giá đầu ra của ngành dịch vụ tài chính của mỗi quốc gia, và việc làm trong khu vực tài chính và vốn là hai đầu vào. Qua đó, họ tìm thấy Nhật Bản có dịch vụ tài chính hiệu quả nhất, và Đan Mạch là kém hiệu quả nhất.

Rim (1996) đã tập trung phân tích hiệu quả quy mô và hiệu quả kỹ thuật thuần (pure technical efficiency) của 163 ngân hàng thương mại lớn tại Mỹ và 115 ngân hàng thương mại lớn tại Nhật trong năm 1994. Trong nghiên cứu này, Rim sử dụng hai đầu ra (tiền gởi, dư nợ tín dụng) và ba đầu ra (chi phí nhân viên, chi phí của vốn, chi phí của các quỹ) với phương pháp SFA. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng tại Mỹ và Nhật đang hoạt động tại mức hiệu quả chi phí thấp và quy mô không tối ưu.

Carbó et al. (2002) đã tiến hành đo lường phi hiệu quả quy mô (scale efficiencies) và phi hiệu quả X (X – efficiencies) các ngân hàng tiết kiệm Châu Âu giữa những năm 1989 – 1996. Nghiên cứu sử dụng phương pháp SFA và hàm chức năng linh hoạt  Fourier (Fourier flexible functional form). Nhóm tác giả tìm thấy quy mô nền kinh tế ở các quốc gia khác nhau có ảnh hưởng đến tăng quy mô ngân hàng. Đồng thời, những ngân hàng tiết kiệm (savings banks) lớn có lợi thế quy mô kinh tế hơn những ngân hàng nhỏ hơn, nhưng trong hiệu quả X (X – efficiency) thì lợi thế quy mô không được tính đến. Nhóm tác giả kết luận rằng các ngân hàng tiết kiệm Châu Âu có thể được cắt giảm chi phí thông qua việc giảm quản lý và những chi phí thiếu hiệu quả khác, và cũng bằng cả cách tăng quy mô sản xuất.

Bonin et al. (2005) sử dụng phương pháp SFA để phân tích sự ảnh hưởng của quyền sở hữu ngân hàng (bank ownership) lên hiệu quả ngân hàng. Đây là nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng của các nền kinh tế chuyển đổi (transition economies) như Bulgaria, Cộng hòa Czech, Croatia, Hungary, Ba Lan, Romania. Kết luận của nhóm nghiên cứu là hiệu quả ngân hàng ngoại hiệu quả hơn ngân hàng nội. Họ kết luận ngân hàng ngoại có hiệu quả chi phí (cost efficiency) hơn so với ngân hàng nội địa (domestic bank) và ngân hàng thương mại vốn nhà nước có hiệu quả thấp nhất trong nhóm phân tích. Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng hiệu quả chi phí của những ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ khác biệt đáng kể với những ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thương mại nhà nước.

Abd Karim et al. (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Singapore và Malaysia. Trong đó, hiệu quả chi phí (cost efficiency) ngân hàng được đo bằng phương pháp SFA. Tiếp đến, hiệu quả chi phí được đưa vào mô hình kinh tế lượng hồi quy Tobit để đánh giá ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nợ xấu tăng cao làm giảm hiệu quả ngân hàng, còn có nghĩa hiệu quả chi phí thấp thì nợ xấu tăng cao. Kết quả trên cũng hỗ trợ cho giả thuyết “quản lý kém” (bad management) của Berger và DeYoung. Vì vậy, quản trị yếu kém dẫn đến kết quả chất lượng tín dụng giảm, gia tăng nợ xấu.

Svitalkova (2014) đã sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đo lường hiệu quả ngân hàng thương mại tại những quốc gia: Czech, Slovakia, Áo, Ba Lan, Hungary và Slovenia giai đoạn 2004 – 2011. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả ngân hàng lớn nhất trong các quốc gia nghiên cứu thuộc về hệ thống ngân hàng Áo và Czech.

Còn hệ thống ngân hàng Ba Lan có mức hiệu quả thấp nhất. Nghiên cứu sử dụng ba biến đầu vào (chi phí nhân viên, tiền gởi, tài sản cố định) và hai biến đầu ra (tổng dư nợ cho vay, doanh thu lãi ròng).

Tại châu Á, Fukuyama (1993) đã tiến hành đo lường hiệu quả của 143 ngân hàng Nhật Bản trong năm 1990 với 3 biến đầu vào là lao đông vốn và tiền gửi của khách hàng, và 2 biến đầu ra là doanh thu từ hoạt động tín dụng và doanh thu từ các hoạt động khác. Kết quả của nghiên cứu này là HQKT thuần trung bình đạt 0,86 và hiệu quả quy mô đạt 0,9. Điều này có ý nghĩa việc thiếu hiệu quả toàn bộ là do HQKT thuần thấp.

Pasiouras & Kosmidou (2007) đã đánh giá và phân tích hiệu quả chi phí của 16 ngân hàng cổ phần tại Hy Lạp trong giai đoạn 2000-2004 với việc ứng dụng phương pháp DEA hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất tác giả sử dụng DEA để đánh giá HQKT, hiệu quả chi phí và hiệu quả phân bổ. Kết quả phân tích DEA chỉ ra rằng các ngân hàng cổ phần của Hy Lạp có thể tăng hiệu quả chi phí lên trung bình 17,7%, ngoài ra phi hiệu quả phân bổ luôn cao hơn phi HQKT. Giai đoạn thứ hai tác giả sử dụng mô hình Tobit để ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài và bên trong đến hiệu quả của ngân hàng. Kết quả của mô hình Tobit chỉ ra rằng ảnh hưởng của việc vốn hóa, số lượng các chi nhánh và số thẻ ATM phụ thuộc vào các thước đo hiệu quả khác nhau.

Halkos & Tzeremes (2013) phân tích hiệu quả 45 ngân hàng ở Hy Lạp tham gia vào quá trình sáp nhập hoặc mua lại. Kết quả cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng, hầu hết các ngân hàng này không thể tạo ra hiệu quả hoạt động – tuy nhiên trong thời kỳ hỗn loạn, tăng hiệu quả đã được quan sát thấy. Tầm quan trọng của việc xem xét ảnh hưởng của các biến điều kiện môi trường đến hoạt động của ngân hàng cũng được xem xét bởi nhiều nghiên cứu (Hauner, 2005; Fries and Taci, 2005; Bos and Kool, 20 Berger & Humphrey (1992) sử dụng phương pháp phân tích TFA để so sánh hiệu quả chi phí (cost efficiency) của hệ thống ngân hàng Mỹ từ 1980 – 1988. Trong nghiên cứu, họ đã tìm thấy cách tiếp cận TFA ước tính ngân hàng không hiệu quả cao hơn so với cách tiếp cận SFA. Nhóm tác giả cũng lưu ý rằng các ngân hàng vẫn có thể hiệu quả đến hiệu quả tối ưu thực tế nhưng khi vẫn có nhiều chi nhánh không hiệu quả.

Một số nghiên cứu khác nghiên cứu về hiệu quả chi nhánh ngân hàng như Berger & Mester (1997) đã ước lượng chi phí biên của 760 chi nhánh ngân hàng lớn ở Mỹ từ 1989 – 1991. Họ đã xác định và so sánh theo hai cách tiếp cận trung gian (the intermediation approach) lẫn sản xuất (the production approach), và kết luận những chi nhánh ngân hàng nhỏ hơn sẽ có hiệu quả về quy mô (scale efficiency).

Resti (1997) tiến hành nghiên cứu hiệu quả hệ thống ngân hàng Ý giai đoạn 1988 – 1992. Bài nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp tham số (SFA) và phi tham số (DEA) để ước tính hiệu quả ngân hàng. Resti tìm thấy tương quan nghịch và có ý nghĩa tương quan giữa chỉ số hiệu quả với nợ xấu/tổng khoản vay. Đồng thời, các kết quả đo lường hiệu quả ngân hàng không mấy khác biệt giữa hai phương pháp trên.

Bauer et al. (1998)) so sánh bốn phương pháp ước lượng hiệu quả ngân hàng bao gồm SFA, DFA, TFA, và DEA nhằm đo lường hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng Mỹ từ 1977 – 1988. Các tác giả đề xuất một tập hợp những điều kiện thống nhất để đo lường hiệu quả biên sao cho có ích nhất trong phân tích thông thường và những mục đích khác. Mục đích chính của bài nghiên cứu là so sánh hiệu quả ngân hàng Mỹ thông qua bốn phương pháp khác nhau. Phát hiện của họ là phương pháp tham số có tính thống nhất chung và hai phương pháp (tham số và phi tham số) không đồng thời hỗ trợ cho nhau.

Eisenbeis et al. (1996) sử dụng phương pháp SFA để nghiên cứu 254 ngân hàng lớn nhỏ ở Mỹ giai đoạn 1986 – 2001. Trong nghiên cứu, họ sử dụng ba đầu vào (lao động, quỹ, vốn tự có) và năm đầu ra (chứng khoán đầu tư, khoản vay bất động sản, khoản vay thương mại, khoản vay tiêu dùng và những cam kết ngoại bảng). Họ phát hiện có sự thiếu hiệu quả đáng kể trong ngành ngân hàng trung bình từ 10% – 20% và các ngân hàng nhỏ là tương đối kém hiệu quả hơn so với ngân hàng trung bình và lớn.

Liang et al. (2008) sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng (bank’s operating efficiency) của hệ thống ngân hàng Đài Loan. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình tiếp cận là CCR, BCC và chỉ số Malmquist để đo lường hiệu quả ngân hàng có tính đến sự ảnh hưởng của yếu tố nợ xấu. Đồng thời, nghiên cứu còn dùng phương pháp tham số DFA để so sánh và đối chiếu kết quả. Kết quả cho thấy, sau khi đưa vào yếu tố chỉ số nợ xấu NPLR (non – performing loans ratio) thì điểm hiệu quả sụt giảm. Ngoài ra, nợ xấu còn là điểm hiệu quả của các ngân hàng tư nhân ban đầu cao liền xuống thấp so với ngân hàng công.

Đa phần các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng chỉ sử dụng cách tiếp cận cấu trúc (tham số và phi tham số) với những phương pháp chính để đo lường như: phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA); phương pháp phân tích Thick Frontier Approach (TFA); phân tích Distribution Free Approach (DFA); phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA); và phương pháp xử lý yếu tố tự do Hull (FDH).

2. Một số lý thuyết nền tảng

2.1 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholders Theory)

Lý thuyết các bên liên quan cố gắng giải thích tầm quan trọng của các nhóm liên quan khác nhau trong một tổ chức cụ thể Freeman (1984). Trong lý thuyết các bên liên quan, Freeman lập luận rằng ngoài các chủ sở hữu của một tổ chức, còn có những nhóm khác tham gia ví dụ như nhà tài trợ, chính phủ, công đoàn, nhà cung cấp, nhân viên, khách hàng… Lý thuyết các bên liên quan, mâu thuẫn với quan điểm truyền  thống của một công ty, nơi chủ sở hữu của một công ty là quan trọng nhất đối với các quyết định ảnh hưởng đến công ty. Theo lý thuyết của các bên liên quan, chắc chắn có những lợi ích khác nhau giữa các nhóm quan tâm khác nhau đối với một công ty. Ví dụ, các nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên có thể mong muốn thương mại hoặc làm việc với các tổ chức có tiền mặt phong phú bởi vì nó thường được xem như là một dấu hiệu của sự ổn định. Đối với các tổ chức ngân hàng, ban điều hành phải bảo đảm rằng lợi ích của các bên liên quan được xem xét khi thực hiện vai trò của mình. Nhà quản trị phải có những định hướng và xây dựng kế hoạch thanh khoản để đảm bảo các hoạt động của tổ chức không bị đe dọa. Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan tin tưởng vào việc quản trị ngân hàng. Cụ thể, khách hàng sẽ được đảm bảo về sự an toàn của khoản tiết kiệm; các chủ nợ và đối tác sẽ tự tin rằng tổ chức có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình; các cơ quan nhà nước sẽ được đảm bảo rằng tổ chức này tuân thủ các quy định đã được đặt ra; trong khi các cổ đông sẽ được đảm bảo về sự an toàn của khoản đầu tư Freeman (1984).

Thuyết các bên liên quan xác định công ty được thành lập và hoạt động vì lợi ích của tất cả các bên liên quan, vì vậy khi ra quyết định hội đồng quản trị và người điều hành công ty phải xem xét đến lợi ích của tất cả các bên liên quan mà không chỉ xem xét đến lợi ích của cổ đông như quan điểm truyền thống. Nó thực hiện điều này bằng cách đảm bảo rằng các lợi ích của các bên liên quan được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy ngân hàng cần cẩn trọng trong điều tiết trạng thái thanh khoản, tránh chạy theo lợi nhuận nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động qua đó có thể bảo vệ lợi ích của các bên liên quan.

2.2 Lý thuyết ưa thích tiền mặt (Liquidity Preference theory – LPT)

Quản lý thanh khoản được coi là chìa khóa cho sự tồn tại của bất kỳ tổ chức nào. Điều này phù hợp với lý thuyết ưa thích tiền mặt của Keyes. Lý thuyết cho rằng các nhà đầu tư thích đầu tư ngắn hạn hơn là dài hạn vì nó dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt mà ít có nguy cơ mất tiền gốc hơn. Mặt khác, người vay thích nợ dài hạn vì nó loại bỏ nguy cơ phải trả nợ trong điều kiện bất lợi. Khi các khoản hoàn trả được mở rộng trong thời gian dài, có thể lập kế hoạch tài chính phù hợp để tránh làm gián đoạn hoạt động bình thường, do đó đảm bảo sự sống còn của tổ chức trong điều kiện bất lợi Rancan (2012). Lý thuyết này có liên quan đến nghiên cứu vì nó sẽ cho phép ngân hàng cân đối các nguồn tài trợ/nợ ngắn hạn và dài hạn và giữ nhiều tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn. Vì các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên ngân hàng có thể dễ dàng đáp ứng các nhu cầu khi đến hạn, qua đó tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.3 Lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản (The Shiftability Theory of Liquidity)

Lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản của ngân hàng được đề xuất bởi HG Moulton vào năm 1915 (thay thế cho thuyết vay mượn thương mại – the commercial loan theory và được bổ sung bởi thuyết thu nhập dự kiến) Sự phát triển chính thức của Harold G, Moulton năm 1915 cho thấy các ngân hàng có thể tự bảo vệ mình trước những khoản rút tiền lớn nhất bằng cách nắm giữ các công cụ tài chính mà luôn dễ dàng được chuyển đổi ở thị trường thứ cấp. Bao gồm trong dự phòng thanh khoản này là giấy tờ thương mại, chấp nhận thanh toán của ngân hàng, quan trọng nhất là trái phiếu kho bạc. Trong điều kiện bình thường, tất cả các công cụ này đều đáp ứng được các thử nghiệm về khả năng tiếp cận thị trường vì các điều khoản ngắn hạn của chúng đến khi đáo hạn và an toàn về vốn.

Một khuyết điểm chính trong lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản tương tự như sự từ bỏ lý thuyết lý thuyết tín dụng cho vay thương mại, cụ thể là trong những thời điểm khủng hoảng chung, các tài sản dự trữ thứ cấp được xem như là một nguồn thanh khoản không thể thực hiện được vai trò của nó vì thiếu thị trường Casu et al. (2006). Ngoài ra, sự an toàn bền vững của hệ thống ngân hàng được xác định chặt chẽ hơn với tình trạng sức khoẻ của phần còn lại của nền kinh tế. vì điều kiện kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và qua đó cũng ảnh hưởn đến khả năng trả nợ của người đi vay. Lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản được sửa đổi và bổ sung, trong đó bao gồm cả ý tưởng ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng có thể thay đổi đối với các Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Theo đó, trạng thái thanh khoản của các  ngân hàng có liên quan đến danh mục cho vay, trong đó việc duy trì các tài sản có chất lượng nhằm đáp ứng được sự kiểm tra tính an toàn mới là điều tối quan trọng (Allen et al. (1989)).

Từ việc nghiên cứu lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết ưa thích tiền mặt và lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản. Nghiên cứu đặt giả thiết:

2.4 Lý thuyết thanh khoản động lực

Các tài liệu kinh tế và tài chính phân tích các lý do có thể cho các ngân hàng nắm giữ tài sản thanh khoản. Keynes (1936) đã xác định các động cơ về lý do tại sao các ngân hàng yêu thích thanh khoản. Động cơ giao dịch, ở đây các ngân hàng nắm giữ tài sản thanh khoản để đáp ứng nhu cầu dòng tiền vào và dòng tiền ra mà họ có. Tài sản thanh khoản được nắm giữ để thực hiện các giao dịch và nhu cầu thanh khoản là cho động cơ giao dịch. Động cơ phòng ngừa của việc nắm giữ tài sản thanh khoản đóng vai trò là quỹ khẩn cấp cho các ngân hàng. Nếu dòng tiền dự kiến không về kịp lúc khi đó  nguồn dự kiến phòng ngừa có thể được sử dụng để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn. Trên cơ sở đó Almeida và cộng sự. (2002) đã đề xuất một lý thuyết về trạng thái thanh khoản của ngân hàng dựa trên giả định rằng các lựa chọn liên quan đến thanh khoản sẽ phụ thuộc vào việc các ngân hàng tiếp cận các nguồn lực về vốn và tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động của các ngân hàng. Chi phí phát sinh khi thiếu hụt thanh khoản cao hơn đối với các ngân hàng có hiệu quả hoạt động kém hơn do. Do đó, dự kiến sẽ có mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động ngân hàng và trạng thái thanh khoản.

Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật LVN Group