1. Tranh chấp thương mại quốc tế (International Commercial Dispute)

Tranh chấp thương mại quốc tế – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ International Commercial Dispute.

Tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu thuẫn phát sinh khi một trong các bên vi phạm, hay nói cách khác là không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình trong hoạt động thương mại quốc tế.

2. Các loại vi phạm trong tranh chấp thương mại quốc tế

Trong thương mại quốc tế có hai loại vi phạm nghĩa vụ:

2.1. Vi phạm các nghĩa vụ phát sinh từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương

Chủ thể của các loại vi phạm này chỉ có thể là các quốc gia với tư cách là chủ thể của Luật Quốc tế. Những tranh chấp phát sinh từ loại vi phạm này được giải quyết bằng những hình thức và thủ tục hoàn toàn không giống nhau. 

Khi vi phạm nghĩa vụ được qui định trong các hiệp định thương mại song phương thì tranh chấp sẽ được giải quyết ở tòa án hay trọng tài. Khi tranh chấp phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ được qui định trong Hiệp định thương mại khu vực thì tranh chấp sẽ được cơ quan tài phán về Thương mại của khu vực đó giải quyết.

2.2. Vi pham liên quan đến việc kí kết và thực hiện các loại hợp đồng thương mại cụ thể

Tranh chấp thương mại phát sinh là do không thực hiện hay thực hiện không đúng như hợp đồng trong hoạt động thương mại. Như vậy có thể nói rằng tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế là những tranh chấp phát sinh do một trong các bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình do hợp thương mại quốc tế qui định.

Chủ thể của loại tranh chấp này là các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế không phụ thuộc vào việc các bên là thương nhân hay là nhà nước. 

Trong thực tiễn hoạt động thương mại nói chung, loại vi phạm này được thể hiện ở ba khía cạnh:

– Vi phạm liên quan đến các sự kiện pháp lí;

– Vi phạm liên quan đến việc giải thích hợp đồng hay các vấn đề pháp lí khác;

– Vi phạm liên quan đến cả hai loại trên, ví dụ không có khả năng thực hiện hợp đồng.

3. Một số nét chung trong giải quyết tranh chấp ngoại thương bằng trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là cơ quan trung gian được các bên đương sự giao tranh chấp cho để xét xử. Để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại, hàng hải… ở các nước thường thành lập các tổ chức trọng tài thương mại, trọng tài hàng hải. Trọng tài thương mại thường xét xử các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương, hợp đồng đầu tư, hợp đồng chuyển giao công nghệ v.v… Trọng tài hàng hải thì xét xử các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng lai dắt tàu, hợp đồng cứu hộ… Song ở nước nào chỉ thành lập một tổ chức trọng tài thì tổ chức trọng tài này giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh trong thương mại hàng hải… Ngày nay, với cách hiểu mới về khái niệm thương mại, người ta không phân biệt trọng tài hàng hải hay trọng tài thương mại, mà gọi chung loại hình tổ chức trọng tài này là trọng tài thương mại.

Trọng tài thương mại được thành lập dưới hai hình thức: Trọng tài vụ việc và Trọng tài thường trực.

–        Trọng tài vụ việc là loại Trọng tài do hai bên đương sự lập ra để giải quyết một tranh chấp cu thể, sau khi giải quyết xong thì giải tán (Thủ tục thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định tại Điều 41 Trọng tài thương mại năm 2010).

–        Trọng tài thường trực (hay còn gọi là Trọng tài quy chế) là loại Trọng tài được thành lập và hoạt động thường xuyên theo một quy chế nhất định.

Hiện nay, ở hầu hết các nước đã có Trọng tài thường trực. Chẳng hạn, ở Nhật Bản có Hiệp hội Trọng tài thương mại Nhật Bản, ở Hồng Kông có Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông, ở Thái Lan có úy ban Trọng tài thương mại Thái Lan, ở Anh có Tòa án Trọng tài Quốc tế Luân Đôn, ở Việt Nam có Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC), Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài thương mại Á châu v.v… Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), có nhiệm vụ xét xử các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kình tế quốc tế như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng đầu tư, du lịch quốc tế, hợp đồng vận tải và bảo hiểm quốc tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ v.v… Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam được thành lập năm 1993, là kết quả của việc tô chức lại, hợp nhất hai Hội đồng Trọng tài là Hội đồng Trọng tài ngoại thương (được thành lập năm 1964) và Hội đồng Trọng tài hàng hải Việt Nam (được thành lập năm 1961).

Điều 3 khoản 6 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và theo Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó”.

Xu hướng chung hiện nay là các bên đương sự thường giao tranh chấp cho Trọng tài thương mại xét xử, vì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với việc xét xử của Tòa thương mại có những điểm lợi thế như:

– Thủ tục kiện ra trọng tài đơn giản

– Tranh chấp được giải quyết không công khai do đó đảm bảo bí mật kinh doanh.      

– Các trọng tài viên tinh thông nghiệp vụ về thương mại nên giải quyết nhanh, kết quả xét xử có thể thỏa đáng, hợp lý.

– Các trọng tài viên thường có thế mạnh là có thể sử dụng ngoại ngữ để giải quyết tranh chấp.

– Thời gian giải quyết tranh chấp không dài.

– Phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm cho nên không phải đi kiện theo thủ tục phúc thẩm.          

4. Thẩm quyền xét xử của trọng tài thương mại

– Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu các bên có thỏa thuận trọng tài

Trọng tài thương mại ở các nước được thành lập ra để xét xử các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, kể cả hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, đối với một tranh chấp cụ thể thì Trọng tài thương mại không có thẩm quyền đương nhiên. Trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên đương sự thông nhất thỏa thuận giao tranh chấp cho Trọng tài giải quyết. Thỏa thuận đó được gọi là thỏa thuận trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh (Điều 3 khoản 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

Việc giao tranh chấp cho Trọng tài xét xử, tức là thỏa thuận trọng tài, trưốc hết được quy định trong hợp đồng. Lúc ký hợp đồng các bên thỏa thuận điều khoản về trọng tài, trong đó quy định trọng tài nào sẽ giải quyết tranh chấp phát sinh sau này.

Nếu trong hợp đồng không có điều khoản về thỏa thuận trọng tài thì trong quá trình thực hiện hơp đồng các bên có thể thỏa thuận giao tranh chấp một trọng tài cụ thể nào đó giảị quyết.

Việc giao tranh chấp cho Trọng tài thương mại xét xử cũng có thể được quy định trong các điều ước quốc tế hữu quan, hoặc trong luật quốc gia.

Ví dụ, Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010 quy định rằng tranh chấp được giải quyết bằng trong tài nếu các bên có thỏa thuận Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp (Điều 5 khoản 1).

Như vậy, thẩm quyển xét xử của Trọng tài thương mại đối với các tranh chấp cụ thể trong ngoại thương được quy định trong hợp đồng, trong một văn bản thỏa thuận riêng về trọng tài do các bên ký, hoặc trong điều ước quốc tế hữu quan hay trong luật quốc gia. Đặc biệt, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 khẳng định rằng Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.

Cần lưu ý về hình thức của thỏa thuận trọng tài.

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định, tại Điều 16, rằng thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưối hình thức thỏa thuận riêng. Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Điều 16 khoản 2 của Luật liệt kê những hình dưối đây cũng được coi là văn bản:

a)       Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b)      Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

c)       Thỏa thuận được Luật sư của LVN Group, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

d)      Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;

đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

–        Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thương mại.

Hoạt động thương mại, được quy định tại Điều 3 khoản 1 của Luật Thương mại năm 2005, là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 mở rộng thẩm quyền của trọng tài, theo đó, tại Điều 2 quy định rằng trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dưới đây:

–        Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;

–        Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;

–        Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Như vậy, theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010, ở Việt Nam, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài dựa trên thỏa thuận trọng thi giha các bên và tranh chấp về thương mại theo quy định của pháp luật.

5. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

– Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa

thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

– Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật

– Các bên tranh chấp đều hình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

– Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.