1. Khái quát chung về đồng phạm

Trải qua lịch sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam đã khẳng định rằng đồng phạm trong bộ luật hình sự được quy định từ rất sớm, hiện nay BLHS 2015 sửa đổi 2017 quy định tại Điều 17, cụ thể như sau:
Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

2. Một số đặc trưng tiêu biểu của đồng phạm

Từ việc đưa ra được khái niệm về đồng phạm và thực tiễn trong quá trình điều tra các vụ án cho thấy đồng phạm có một số đặc trưng. Về mặt khách quan của đồng phạm có những đặc trưng cơ bản sau

2.1 Đồng phạm bắt buộc phải có từ hai người trở lên có đủ năng lực PLHS để tham gia thực hiện HVPT

Qua đây đã thể hiện về mặt chủ thể tham gia thực hiện tội phạm là yếu tố tiên quyết để xác định tính chất của tội phạm. Trong quá trình điều tra, đối với một tội danh theo quy định của BLHS không nhất thiết do một người thực hiện mà nó là kết quả của nhiều hành vi, sự móc nối, phối hợp giữa nhiều chủ thể khác nhau. Việc tham gia thực hiện hành vi phạm tội của nhiều người đã làm thay đổi về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, làm tăng thêm tính nguy hiểm của việc phạm tội. Khi một tội danh được thực hiện bởi nhiều người thì mọi người cùng phối hợpthực hiện và mong muốn đạt được kết quả hoặc hoàn thành vai trò của mình để giúp cho tội phạm được thực hiện.

2.2 Những người được gọi là đồng phạm khi họ cùng thực hiện một tội danh được quy định trong BLHS

Để đưa ra được kết luận điều tra việc phạm tội có là đồng phạm hay không thì cần lưu ý đến việc những người thực hiện phạm tội có phải thực hiện một tội danh theo quy định của BLHS hay không. Yếu tố xác định mọi người cùng thực hiện một tội phạm được hiểu là những người khi tham gia thực hiện bằng hành vi của mình đã có sự đóng góp cho việc phạm tội hoặc giúp cho kết quả của việc phạm tội được như mong muốn. Việc với lỗi cố ý của những người phạm tội đặt ra yêu cầu mỗi người hoặc một số người thực hiện phạm tội có những vai trò hoặc hành vi sau: Vai trò người thực hành tội phạm, vai trò tổ chức thực hiện tội phạm, hoặc có hành vi xúi giục thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức thực hiện tội phạm.
Bằng những hành vi cụ thể, những người tham gia vào vụ án đồng phạm đều gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của mỗi người là điều kiện cần thiết cho hoạt động phạm tội chung. Hoạt động của mỗi người đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung hoặc với việc thực hiện hành vi phạm tội chung.
Theo lý luận về hình sự Việt Nam thì tội phạm bao gồm hai loại sau: Loại có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất và loại có CTTP hình thức. Đối với loại tội phạm có cấu thành vật chất, hành vi phạm tội phải gây ra hậu quả thì mới được coi là hoàn thành. Đối với các tội danh có cấu thành hình thức, việc xác định hậu quả mặc dù không phải là yếu tố quyết của mặt khách quan tuy nhiên việc xác định hậu quả lại có ảnh hưởng đến việc ra các mức hình phát khác nhau đối với từng hạu quả khác nhau. Việc xác định mối liên hệ giữa các hành vi trong đồng phạmnhằm xác định dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp (quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân). Đối với một tội danh được sự cùng tham gia của nhiều người thì mỗi hành vi trái pháp luật của từng người đồng phạm sẽ đều có tính chất nguy hiểm và có sự liên kết với hậu quả phát sinh của từng hành vi.
Tuy nhiên đối với vụ việc mà hành vi của những người đồng phạm chưa có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả thì quan hệ nhân quả chỉ hình thành khi có sự kết hợp các hành vi đó với nhau thành một thể thống nhất. Đối với việc nghiên cứu về chế định đồng phạm ngoài xác định về mặt khách quan, thì một khía cạnh nữa cần tìm hiểu đó là mặt chủ quan của hành vi phạm tội.

2.3 Về mặt chủ quan

Tội phạm được thể hiện qua các hành vi, các hành vi này có tính logic và quan hệ mật thiết với nhau, mỗi một tội phạm đều được thể hiện qua những biểu hiện bên ngoài (hành vi được thực hiện) và biểu hiện ở bên trong đó là tâm lý của người phạm tội.Và việc tìm hiểu biểu hiện của yếu tố tâm lý người phạm tội là việc xác định mặt chủ quan của những người phạm tội nói chung và những người đồng phạm nói riêng đang được nghiên cứu.

2.4 Dấu hiệu lỗi

Trong đồng phạm ngay từ khái niệm được quy định tại Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi 2017 thì đồng phạm chỉ được thực hiện với lỗi cố ý, mỗi người đóng các vai trò trong đồng phạm đều biết được hành vi của mình và mỗi liên hệ hành vi của mình với hậu quả xảy ra của việc phạm tội.

2.5 Về lí trí

Mỗi người đồng phạm đều hiểu được và biết rõ hoặc buộc phải biết rõ hành vi của mình sẽ thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội. Thực tế qua quá trình điều tra cho thấy trong những vụ án có đồng phạm một hoặc một số người tuy chỉ biết việc mình thực hiện nhưng họ hiểu rõ rằng cùng thực hiện với họ còn có những người khác. Họ hiểu người khác sẽ thực hiện các bước tiếp theo để đạt được kết quả mong muốn và chính điều này đã tạo lên sự liên kết các mối quan hệ và các hành vi với nhau làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi đồng phạm.
Do đó, mỗi người đồng phạm có đủ hiểu biết và hiểu rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội như thế nào cũng như hậu quả hành vi đó, tuy nhiên để đạt được mục đích đã đặt ra mà họ bất chấp tất cả để thực hiện hoàn thành vai trò cũng như các bước đã được lên từ trước. Ở đây luật hình sự chỉ đưa ra giới hạn “cùng cố ý”, tức lỗi của họ đều phải là lỗi cố ý chứ điều luật không yêu cầu họ cùng có lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp. Do đó, điều mà chúng ta quan tâm khi tìm hiểu dấu hiệu ý chí trong đồng phạm là những người đồng phạm có cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh hay không. Đối với việc xác định dấu hiệu lỗi của đồng phạm thì: Đồng phạm là những vụ án mà người tham gia phạm tội hiểu rõ hành vi của mình thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội và mỗi quan hệ nhân quả của hành vi đối với hậu quả xảy ra. Và những người này luôn mong muốn đạt được mục đích hoặc hoàn thành kế hoạch đã vạch sẵn trước đó. Ngoài việc xác định lỗi của những người đồng phạm là lỗi cố ý thì việc xác định những người đồng phạm này có động cơ và mục đích như thế nào cũng là một điều cần xác định trong hoạt động điều tra nhằm xác định có tính chất đồng phạm hay không.

3. Về chủ thể

Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn có dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định).

4. Các hình thức đồng phạm

Pháp luật các nước trên thế giới có nhiều quan điểm và nhiều cách phân chia khác nhau về các hình thức của đồng phạm. Khoa học luật hình sự Việt Nam căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các hình thức đồng phạm. Đồng phạm không có mưu trước và Đồng phạm có thông mưu trước.
Căn cứ vào những đặc điểm về mặt khách quan, có đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp. Đồng phạm có tổ chức và phức tạp: là hình thức đồng phạm có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó ngoài một hoặc một số người có vai trò là người thực hành, còn có sự tham gia của những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức. Ở hình thức đồng phạm phức tạp chỉ có một hoặc một số người đồng phạm (người đồng thực hành) thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Căn cứ vào những đặc điểm khách quan và chủ quan của quan hệ giữa những người đồng phạm, đồng phạm được phân đồng phạm có tổ chức (phạm tội có tổ chức).
Đồng thời, trong Bộ luật hình sự cũng có quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, cụ thể như sau:
Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Như vậy, với những đặc điểm của phạm tội có tổ chức nêu trên, chúng ta thấy rằng hình thức đồng phạm có tổ chức có thể thực hiện tội phạm nhiều lần, liên tục, gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Do vậy một lần nữa đã khẳng định quy định phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng TNHS và trong hàng loạt các CTTP trong Phần các tội phạm, tình tiết phạm tội có tổ chức được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty Luật LVN Group