1. Làm thế nào để hàn gắn lại hôn nhân sau khi chồng ngoại tình ?
Sau khi phát hiện chồng tôi ngoại tình, tôi không thể xây dựng lại cuộc sống cùng nhau, mặc dù đây là mong muốn của cả hai. Tôi cảm thấy mất tự tin và tình yêu đối với anh ấy và cảm thấy chán ghét. Tôi nghĩ rằng tôi đã cố gắng để chấp nhận việc ngoại tình của anh ấy và bây giờ tôi không thể cố gắng thêm. Xin cho tôi lời khuyên !
Hàn gắn hôn nhân sau ngoại tình – ảnh minh họa
Bạn thân mến,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thư cho chúng tôi. Tôi hiểu rằng việc chồng bạn ngoại tình đã khiến bạn đau khổ rất nhiều, điều này là bình thường, ai ở trong hoàn cảnh của bạn cũng sẽ có cảm xúc như vậy.
Ngoại tình là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ly hôn. Bạn đã không đưa ra quyết định này, và lựa chọn để chấp nhận. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng bởi vì bạn cảm thấy bị xúc phạm và bị tổn thương lòng tự trọng, sự tự tin.
Việc chấp nhận đòi hỏi một thời gian nhất định, đó là việc thừa nhận lỗi lầm của chồng bạn và có những cách cần thiết để vượt qua sự tổn thương. Có lẽ bạn vẫn chưa nói chuyện với chồng bạn về sự đau khổ, tổn thương hay sự giận giữ của bạn. Có thể chồng bạn cũng sẽ cảm thấy tội lỗi và mất tự tin. Mội cuộc nói chuyện thẳng thắn, mang tính xây dựng và trao đổi về cảm xúc của cả hai có thể giúp 2 bạn hiểu nhau hơn. Hãy coi sự kiện này như là một cơ hội để phân tích các vấn đề trong đời sống vợ chồng và xem xét lại mối quan hệ này. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ngoại tình là gì ?
Bạn đã viết rằng bạn cảm thấy “chán ghét”, đừng để hận thù vẫn âm ỉ trong lòng bạn, điều này không chỉ phá hủy mối quan hệ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Đừng cố gắng chịu đựng và tự trừng phạt bản thân, điều quan trọng không phải là những gì gây ra đau khổ cho bạn mà là cách bạn đối mặt với nó. Hãy nghĩ về những kỉ niệm đẹp của hai người, những mặt tốt của chồng bạn. Trong quá trình đi đến hòa giải, hai bạn có thể tham gia vào các hoạt động mà hai người cùng quan tâm, chẳng hạn như lên kế hoạch về một kì nghỉ, hãy dành thời gian cùng nhau xây dựng lại những hình ảnh mới và đẹp đẽ hơn.
Nếu vẫn muốn tiếp tục xây dựng lại cuộc sống thì sự tha thứ là cần thiết. Tha thứ cũng đồng nghĩa với việc bạn cần ý thức rõ nỗi đau, những cảm xúc của bạn thân và vượt qua cái tôi của mình. Nếu không thể tha thứ, chia tay đôi khi là giải pháp, bởi nếu một cặp vợ chồng sống trong sự thù địch và khinh thường sẽ gây ra rất nhiều tác hại.
Hi vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi phần nào giúp bạn sáng suốt hơn và tìm ra hướng giải quyết phù hợp cho vấn đề của mình.
Chúc bạn mọi điều tốt lành !
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến, không phải là ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của chuyên gia tâm lí. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.0191 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !
2. Nguyên nhân và dấu hiệu để nhận biết một người đàn ông ngoại tình
* Bài viết không ám chỉ rằng chỉ đàn ông mới ngoại tình nhưng nó được đặt vào vị trí của các chị em đang phải đối mặt với vấn đề này.
Ngoại tình là một chủ đề được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây. Trong một mối quan hệ, vấn đề người đàn ông của mình có chung thủy không luôn là mối quan tâm lớn của các chị em.
Một vài nguyên nhân khác nhau của ngoại tình:
Có nhiều lý do khác nhau khiến người đàn ông ngoại tình, tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra một vài lý do của việc ngoại tình:
– Không thỏa mãn đời sống chăn gối: Bạn có vấn đề trong quan hệ tình dục và không thể đáp ứng nhu cầu của chồng bạn…vì vậy anh ta đã tìm kiếm sự thỏa mãn ở nơi khác.
– Muốn thể hiện bản lĩnh đàn ông: đàn ông cảm thấy mình có bản lĩnh hơn thông qua các cuộc chinh phục.
– Trả thù: Ngoại tình là phản ứng đáp lại một sự phản bội khác hay để làm tổn thương người khác,…
– Nguyên nhân vô thức: bù đắp những tổn thương, mất mát thời thơ ấu; vấn đề gia đình chưa được giải quyết truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người đàn ông có thể thiếu tình yêu thương của mẹ và tìm kiếm lại điều này ở nhiều người phụ nữ.
– Tìm kiếm trải nghiệm mới
– Đồng tính luyến ái bị dồn nén: đàn ông cố gắng thoát khỏi ham muốn tình dục đồng giới của mình bằng cách tăng cường hoạt động tình dục khác giới. Anh ta cố gắng tự thuyết phục rằng mình là một người đàn ông đích thực.
Nhìn chung, lí do phổ biến nhất là sự nhàm chán về cảm xúc hoặc không thỏa mãn đời sống tình dục.
Làm sao để nhận biết một người đàn ông ngoại tình?
Thông thường, việc nghi ngờ sự chung thủy của đối phương sẽ dẫn đến những cảm giác khó chịu và có thể hủy hoại mối quan hệ giữa các cặp đôi cho dù việc ngoại tình là có thật hay không.
Khi bạn có những nghi ngờ, bạn sẽ luôn luôn có thái độ đối đầu và muốn biết xem người đàn ông của bạn có thực sự ngoại tình hay không. Vì vậy, bạn có thể phân tích các dấu hiệu dưới đây để có câu trả lời cho những lo ngại của bạn.
– Thay đổi ngoại hình: Thông thường, nếu một người đàn ông hẹn hò với một người phụ nữ mới, anh ta sẽ chăm chút vẻ bề ngoài của mình hơn. Anh ta sẽ chú ý đến cách ăn mặc, chải chuốt và chú ý đến kiểu tóc của mình hơn. Anh ta cũng có thể xịt nước hoa (trừ khi anh ấy đã làm điều này từ trước), soi gương nhiều hơn,… Nếu tất cả những điều này không có trước kia thì nó có thể là dấu hiệu cho thấy anh ta đang tìm cách làm hài lòng hoặc quyến rũ người khác.
– Xuất hiện sở thích mới: ngoài chăm sóc ngoại hình, nếu bạn nhận thấy anh ta cố gắng theo đuổi một sở thích hay đam mê mới. Có thể là anh ta muốn trở nên đồng điệu với cô gái kia, đặc biệt là khi những sở thích này quá khác xa với những mối quan tâm hàng ngày của anh ta.
– Tính khí thất thường: Sự khó khăn trong việc duy trì cả hai mối quan hệ (với bạn và với cô gái kia) sẽ khiến anh ta hay thay đổi tính khí. Khi vừa trở về nhà anh ta vui vẻ, tươi cười và dễ chịu. Tuy nhiên chỉ sau vài giờ, anh ta hoàn toàn thay đổi: thô lỗ và cục cằn. Có 2 nguyên nhân khiến anh ta thay đổi thái độ. Cảm giác tội lỗi về việc ngoại tình có thể thúc đẩy anh ta đối xử tốt hơn với bạn. Ngược lại, sự chán nản khi anh ta ở với bạn mà không phải là cô gái kia có thể khiến anh ta trở nên cực kì khó tính
– Giấu diếm điện thoại : Anh ta đã từng là một người luôn lộn xộn, bỗng nhiên mọi thứ đều được xếp đặt gọn gàng và đặc biệt là chiếc điện thoại, anh ta luôn giữ bên mình để những tin nhắn, cuộc gọi trao đổi với đối phương không thể rơi vào tay bạn. Có thể yêu cầu anh ta cho bạn mượn điện thoại để xem phản ứng của anh ta.
Tư vấn dấu hiệu nhận biết một người đàn ông đang ngoại tình – Ảnh minh họa
– Che giấu các hóa đơn: Không có bất cứ hóa đơn nào được vất bừa bãi trên tủ, bàn,… và anh ta tìm cách để ngăn cản bạn nhìn thấy nó. Bạn thấy rằng anh ta che giấu tối đa các thông tin về hoạt động bên ngoài. Kết quả sẽ tồi tệ hơn nếu bạn tìm thấy các hóa đơn liên quan đến nhà hàng, khách sạn và anh ta nổi cáu khi bạn đề cập đến vấn đề này.
– Lẫn lộn tên: Trong khi anh ta biết rất rõ tên bạn, anh ta gọi nhầm tên bạn đặc biệt khi hai bạn trên giường, có thể có một người phụ nữ khác đang trong tâm trí của anh ta.
– Có các mùi hương lạ: bạn ngửi thấy mùi nước hoa lạ trên người anh ta. Khi ôm một người phụ nữ khác, mùi nước hoa có thể để lại trên người anh ta. Bạn phát hiện thấy mùi nước hoa lạ và để ý thái độ của anh ta. Nếu anh ta có vẻ bối rối, xấu hổ,…có thể anh ta đang có điều gì che giấu.
– Anh ta không còn đeo nhẫn cưới: Đây là dấu hiệu cho thấy anh ta muốn che giấu rằng mình đã kết hôn. Chắc chắn, anh ta sẽ tìm lý do cho việc tháo nhẫn của mình. Vì vậy hãy chú ý tới lý do anh ta đưa ra. Nếu anh ta trả lời một cách ấp úng và đưa ra các thông tin không rõ ràng, vậy thì có thể anh ta đang nói dối cô gái khác rằng anh ta vẫn độc thân
– Thường xuyên vắng nhà
Đối mặt
Nếu bạn là người phụ nữ vô cùng yêu thương chồng nhưng bị phản bội, bạn có thể sẽ tha thứ dễ dàng và bạn tìm cho anh ta một lý do. Một vài người còn cho rằng đó là lỗi của họ. Dù sao đi nữa, khi phát hiện chồng ngoại tình, điều quan trọng là nên bình tĩnh nhìn nhận lại tình hình và đưa ra quyết định cho sự hạnh phúc của bạn. Tha thứ có nghĩa là hiểu, ngừng phán xét, quên đi nỗi ám ảnh của sự không chung thủy, xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau. Tha thứ không có nghĩa là chịu đựng và trừng phạt bản thân. Nếu không thể tha thứ, hãy dũng cảm để chia tay. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể được tham vấn tâm lí trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Hậu quả trực tiếp của sự không chung thủy là làm mất đi niềm tin. Mối quan hệ giữa hai vợ chồng bạn sẽ không bao giờ được như trước cho đến khi niềm tin mới được thiết lập. Để phòng ngừa ngoại tình, hãy thể hiện tình yêu của bạn mỗi ngày cả bằng lời nói và hành động, đừng nên mong đợi sự hoàn hảo cả ở bạn và chồng bạn; hãy học cách thể hiện sự tức giận của bạn một cách phù hợp, đừng giữ im lặng; xây dựng thái độ tích cực và tin tưởng lẫn nhau. Đối với mỗi cá nhân, hãy nhìn vào những lí do thực sự khiến bạn lựa chọn vợ/chồng mình, học cách yêu con người thật của họ; giữ các cuộc giao tiếp cởi mở, học cách chia sẻ niềm vui cũng như những mối bận tâm, lo lắng với nhau.
Khi Bạn thấy mệt mỏi với mối quan hệ của mình, bạn đang gặp căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, hay có bất cứ điều gì cần chia sẻ hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn tâm lý 24/7, gọi:1900.0191để được trợ giúp.
3. Có được khởi kiện khi chồng ngoại tình không ?
Luật sư trả lời:
Thứ nhất, có thể khởi kiện chồng vì tội ngoại tình không?
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được Luật hôn nhân và gia đình, Luật hình sự bảo vệ. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luạt hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Theo đIểm c khoản 2 Điều 5, hành vi chung sống như vợ chồng là hành vi bị cấm. Chung sống như vợ chồng được Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Bên cạnh đó có thể tham khảo theo Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự do Bộ Tư pháp – Bộ Công an – TANDTC – Viện KSNDTC ban hành, thì hành vi “chung sống như vợ chồng”:
Là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì việc chồng bạn hay đi chơi, ăn ở với cô giáo kia được nhiều người biết. Như vậy, vẫn chưa thể kết luận đó là hành vi chung sống như vợ chồng. Chung sống như vợ chồng được xác định khi hai người sinh hoạt chung như một gia đình công khai hoặc không công khai. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…
Như vậy, với những thông tin bạn cung cấp thì không thể chứng minh được việc chồng bạn đã vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Thứ hai, chị có thể đơn phương ly hôn được không?
Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Đồng thời, theo quy định tại Điều 56 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Thứ ba, Con bạn 9 tuổi thì bạn có được quyền nuôi con không?
Đối với quyền nuôi con được quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể thỏa thuận với chồng mình về người sẽ trực tiếp nuôi con còn nếu như hai bạn không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định. Con của bạn đã đủ 09 tuổi nên Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con bạn. Bạn có thể chứng minh mình hoàn toàn có đủ khả năng nuôi con như: thu nhập cá nhân, những điều kiện vật chất để đáp ứng nhu cầu ăn, ở, học tập… của con. Bên cạnh đó bạn cần phải chứng minh được bản thân có thể đem lại cho con sự phát triển tốt nhất về mặt tinh thần, cách giáo dục con, nhân phẩm, đạo đức tốt…. Vì vậy, bạn cần phải đưa ra những căn cứ và lí lẽ để chứng minh mình có thể đáp ứng những yêu cầu đó để có thể giành được quyền nuôi con.
4. Chồng ngoại tình sẽ bị xử lý như thế nào ?
Luật sư tư vấn mức phạt hành vi ngoại tình, gọi ngay: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 2, điều 5, Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hành vi “ngoại tình” là một trong các hành vi cấm:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
– Xử phạt hành chính:
Hành vi ngoại tình sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1, điều 48, ghị định Nghị định số 110/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 182, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
>> Như vậy, hành vi ngoại tình, trước tiên sẽ bị xử phạt hành chính, sau khi xử phạt hành chính mà còn tiếp tục vi phạm, làm cho một trong hai bên dẫn đến ly hôn, làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát, đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đósẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân về xử lý hành vi ngoại tình, gọi: 1900.0191 để được giải đáp.
5. Chồng ngoại tình, khi ly hôn vợ có được chia tài sản nhiều hơn ?
Ai ngờ đến tháng 7/2018 này tôi mới phát hiện ra họ vẫn còn qua lại thậm chí có 1 người con chung. Giờ tôi đã chuần bị thủ tục để ly hôn và tôi có đầy đủ chứng cứ cho việc anh ta ngoại tình. Tôi muốn hỏi về phần tài sản như sau:
Năm 2009 bố mẹ có tặng cho tôi 1 mảnh đất ở ngoại thành Hà Nội hiện đứng tên tôi. Lấy nhau về thì chúng tôi sống chung với bố mẹ chồng. Năm 2014 hai vợ chồng có mua 1 căn nhà đứng tên 2 người sau đó ra ở riêng.
Vậy phần tài sản khi ly hôn được chia thế nào ?Tôi có được nhiều hơn không khi chồng tôi ngoại tình không ?
Luật sư tư vấn phân chia tài sản khi ly hôn, gọi ngay: 1900.0191
Luật sư trả lời:
Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng, cụ thể như sau:
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Đồng thời, tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ, chồng, cụ thể:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Từ hai căn cứ trên ta thấy rằng:
Đối với mảnh đất, bạn được bố mẹ được tặng cho thời điểm năm được xác định là tài sản riêng của bạn. Bởi đây là tài sản mà bạn có được trước khi kết hôn ( khỏan 1 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Đối với căn nhà bạn và chồng mua năm 2014 được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Bởi lẽ, đây là tài sản được thiết lập trong thời kỳ hôn nhân do công sức đóng góp của hai vợ chồng tạo nên và cùng đứng tên trên giấy chứng nhận.
Về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Như vậy, đối với tài sản riêng là mảnh đất bạn được bố mẹ tặng cho trước hôn nhân. Khi ly hôn bạn có tòan quyền định đoạt mà không phải chia tài sản này cho chồng.
Đối với căn nhà là tài sản chung của vợ chồng thì theo nguyên tắc sẽ chia tôi nhưng có tính đến một số yếu tố. Trong đó có yếu tố “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”. Theo quy định tại Khỏan 1 Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Ngoại tình là hành vi vi phạm nghĩa vụ của người chồng, đó là nghĩa vụ chung thủy. Vì vậy, việc chồng bạn ngoại tình có thể đưa ra xem xét trong quá trình giải quyết về tài sản khi ly hôn.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group