1. Khái quát chung về những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020

Luật doanh nghiệp 2020 ra đời có một số những điểm mới, bên cạnh điểm mới về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, một số điểm mới trong Doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng sổ cổ phần có quyền biểu quyết, điểm mới trong chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì Luật doanh nghiệp 2020 còn có những điểm mới về Nội dung về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể: Bãi bỏ thủ tục báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp; Bãi bỏ 03 nghĩa vụ của doanh nghiệp đã được quy định như: nghĩa vụ bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh; thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng 
Bổ sung một số hành vi bị cấm: cấm doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh; cấm kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; cấm tài frợ khủng bố;
Bổ sung thêm nhiều đối tượng không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp gồm: công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp); người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự;
Yêu cầu hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phải có thêm bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật;
Luật hóa quy định về đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử, theo đó người thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng với bộ hồ sơ điện tử (không phải nộp thêm bộ hồ sơ giấy như hiện nay);
Bỏ quy định về việc Cơ quan đăng ký kinh doanh phảỉ gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội; định kỳ gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp; 
Bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”;
Bổ sung thêm nghĩa vụ thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đãng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp quyết định địa điểm kinh doanh.

2. Một số khái niệm chung

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì:
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Giấy tờ pháp lý của cá nhân là một trong các loại giấy tờ sau đây: thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Giấy tờ pháp lý của tổ chức là một trong các loại giấy tờ sau đây: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác.
Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu liên quan và hạ tầng kỹ thuật hệ thống.

3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ sau:

3.1 Quyền của doanh nghiệp

Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

3.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp

Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Quy định về dấu của doanh nghiệp theo quy định mới

Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về dấu cùa doanh nghiệp quy định: 
Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dẩu hoặc dâu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, sổ lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chỉ nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông bảo mẫu con dẩù. với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đãng ký doanh nghiệp”. Quy định này đã góp phần trao toàn quyền cho doanh nghiệp quyết định toàn bộ về con dấu của mình, giúp giảm thiểu các hậu quả phát sinh từ cách thức quản lý dấu từ trước đến nay. Bãi bỏ quy định trên ngoài việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; còn góp phần giảm thiểu tranh chấp nội bộ của doanh nghiệp. Cụ thể, từ trước đến nay nhiều tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp kéo dài và nhiều trường hợp không thể giải quyết dứt điểm do con dấu bị chiếm giữ bởi một bên; dẫn tới, doanh nghiệp không thể làm dấu mới, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính điều này không chỉ ảnh hưởng đến các bên tranh chấp, mà còn gây ngừng trệ hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Ngoài ra, việc “lạm dụng” dấu trong nhiều trường hợp làm cho giao dịch kém tính khả thi, do các bên bỏ qua việc nghiên cứu, tìm hiểu năng lực đối tác khi ký hợp đồng, mà chỉ dựa vào việc đóng dấu; lợi dụng dấu để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đối tác.

4. Kết luận

Trong Luật doanh nghiệp 2020 tóm lại về con dấu của doanh nghiệp có những điểm mới, cụ thể:
Dấu dưới hình thức chữ ký số là dấu của doanh nghiệp: Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm: Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu; Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trong đó, theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
– Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
– Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng: Từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Không quy định bắt buộc một số nội dung phải có trên con dấu của doanh nghiệp
Điểm mới trong quản lý, lưu giữ con dấu của doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp 2020: Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp  – Công ty luật Minh Khuê