Vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự nên tại điểm b khoản 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sư 2005 qui định “Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án”. Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2005 qui định những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự 2005 qui định những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tại khỏan 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự 2005 có quy định “ Đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khỏan 1 Điều này”. Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa của các tranh chấp quy định tại Điều 29 và Điều 31 Bộ luật này là 03 tháng.

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191

Tuy nhiên khoản 3 Điều 154 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 qui định “Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết”.

* Theo thủ tục tố tụng giải quyết các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án thì sau khi Tòa án thụ lý đơn thì Chánh án phân công thẩm phán để giải quyết hồ sơ trên, thực tế thời gian trung bình là khỏang 03 ngày. Sau khi thẩm phán nhận hồ sơ thì sẽ mời đương sự bằng đường bưu điện, thực tế thời gian trung bình là khỏang 07 ngày. Nếu đương sự không lên thì phải tiến hành xác minh tại công an xã, phường, thị trấn nơi người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng hoặc xác minh tại sở kế hoạch đầu tư, đối với thời gian trung bình để xác minh là khoảng 07 ngày. Trong trường hợp không xác định được trụ sở, nơi cư trú của người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thì Tòa án phải tiến hành thủ tục niêm yết. Thủ tục niêm yết đối với bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải thực hiện là: niêm yết thông báo thụ lý (một lần), niêm yết yết thông báo hòa giải (hai lần), niêm yết quyết định xét xử (hai lần). Như vậy Tòa án muốn đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì phải tiến hành 05 lần niêm yết, mỗi lần là 15 ngày, tổng cộng là 75 ngày. Vì vậy, trên thực tiễn cho thấy khi đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì thời gian tối thiểu để thực hiện các thủ tục tố tụng là hơn 90 ngày (tức là hơn 03 tháng). Như vậy các tranh chấp qui định tại Điều 29 và 31 Bộ luật tố tụng dân sự 2005 nếu phải đưa ra xét xử vắng mặt bị đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đều bị vi phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử qui định tại điểm b khỏan 1 Điều 179 của Bộ luật này.

Từ những mâu thuẫn trong thực tiễn áp dụng pháp luật được nêu trên đây, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm nghiên cứu điều chỉnh,  sửa chữa lại những điểm chưa phù hợp của pháp luật, tạo điều kiện cho Tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TAND TPHCM – VĂN LUẬN – TAND Quận Tân Phú, TPHCM

(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)