Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quốc hội
Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp
Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bổ trợ tư pháp
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các trường hợp cấm kết hôn, trong đó, quy định:
“d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”
Dẫn chiếu đến khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về những người có họ trong phạm vi ba đời:
“18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Em quen một người bạn cùng tuổi nhưng khi biết gia đình hai bên có quan hệ họ hàng nên em rất hoang mang, mong Luật sư của LVN Group tư vấn trong trường hợp này: Bà ngoại em là em ruột của bà ngoại anh ấy. Như thế thì có qua quan hệ ba đời chưa ạ ? Có đến với nhau được không ạ ? Em rất mong được nhận phản hồi sớm, xin cám ơn ạ!
Như vậy, trường hợp của bạn sẽ giải quyết như sau: đời thứ nhất trong trường hợp này là cụ sinh ra hai bà ngoại của hai bạn, đời thứ hai sẽ tính là bà ngoại bạn và bà ngoại anh người yêu bạn, đời thứ ba là mẹ bạn và mẹ anh người yêu, bạn và anh người yêu là đời thứ tư. Chính vì vậy, theo quy định của pháp luật, bạn và anh người yêu đã qua quan hệ ba đời, các bạn có thể kết hôn như bình thường.
Em và bạn trai quen nhau nhưng gia đình cấm cản vì nói em và bạn trai có quan hệ họ hàng cụ thể như sau: Bà ngoại em là bà của ông nội bạn trai em, mẹ của em họ của ông nội bạn trai em, em là em họ của ba bạn trai em và bạn trai em là cháu của em. Cho em hỏi như vậy thì có vi phạm không ạ ? Xin cảm ơn luật sư.
Trường hợp của bạn, chúng tôi phân tích như sau:
– Đời thứ nhất là ông cụ, bà cụ sinh ra bà ngoại của bạn và cụ sinh ra ông nội của bạn trai bạn;
– Đời thứ hai là bà ngoại của bạn và cụ sinh ra ông nội của bạn trai bạn;
– Đời thứ ba là mẹ của bạn và ông nội của bạn trai bạn;
– Đời thứ tư là bạn và ba của bạn trai bạn.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn đã là đời thứ tư, bạn trai bạn là đời thứ năm, đã qua phạm vi ba đời. Do đó, hai bạn vẫn có thể kết hôn được với nhau mà không vi phạm điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình là những người có họ trong phạm vi ba đời.
Căn cứ theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 11 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.”
Căn cứ theo Điều 147 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Công ty Luật LVN Group xin cho em hỏi hiện tại em 26 tuổi, kết hôn đã được 5 năm. Vợ chồng em được hai cháu cháu lớn 05 tuổi và cháu nhỏ 05 tháng. Nay chồng em ngoại tình em cũng đã nói chuyện với bồ hiện tại của chồng em, cô ta cho biết chồng em có vợ có con nhưng vẫn giữ quan hệ dù em có nói chuyện với cô ta. Vậy em muốn kiện thì cần những giấy tờ pháp lý và bằng chứng như thế nào ạ. Em xin nhờ công ty tư vấn giúp ạ!
Như vậy, trong trường hợp này của bạn, bạn cần cung cấp các chứng cứ, bằng chứng để chứng minh được việc chồng bạn đã ngoại tình với người kia như: tin nhắn, hình ảnh, cuộc điện thoại hoặc có người làm chứng,… về việc chồng bạn và người kia có ngoại tình với nhau.
Nếu hành vi của chồng bạn và cô gái kia dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…. Trường hợp này, chồng bạn và cô gái kia đã cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan công an cấp quận huyện tiến hành điều tra, xác minh sự việc về hành vi vi phạm pháp luật của chồng bạn và cô gái kia.
Ngược lại, hành vi chồng bạn ngoại tình chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP. Lúc này, bạn làm đơn yêu cầu bên Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi bạn đang cư trú xử lý hành vi vi phạm hành chính của chồng bạn.
Vợ em với em đang sống với nhau rất hạnh phúc nhưng không hiểu vì sao vợ em lại nhắn tin với người tình và chụp hình ôm ấp với người tình và gọi nhau là chồng là vợ. Vậy cho em hỏi: Vợ em chụp hình chung với người yêu và ôm ấp với nhau, gọi nhau bằng vợ bằng chồng thì em có thể khởi kiện vợ em với người tình được không ?
Trong trường hợp này, bạn phải chứng minh được việc vợ mình có chung sống như vợ chồng với người tình thì mới có căn cứ để xem xét được hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm quy định của Bộ Luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như phân tích trên. Nếu bạn chứng minh được hành vi của vợ bạn là chung sống như vợ chồng với người khác thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện vợ bạn và người tình.
Chồng em đi ngoại tình, còn đưa về nhà mà cha mẹ chồng không nói gì. Vậy em phải làm sao ? Và cha chồng em đã nói xúc phạm em thì em phải xử lý như thế nào ạ ?
Trường hợp này của bạn thì chồng bạn đã vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tùy thuộc vào hành vi, mức độ, tính chất của việc của chồng bạn thì bạn có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi bạn và chồng bạn đang cư trú để xử lý vi phạm hành chính. Nếu hành vi của chồng bạn gây hậu quả nghiêm trọng là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…. Trường hợp này, chồng bạn và cô gái kia đã cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan công an cấp quận huyện tiến hành điều tra, xác minh sự việc về hành vi vi phạm pháp luật của chồng bạn và cô gái kia.
Bên cạnh đó, cha chồng bạn cũng đã nói xúc phạm bạn, bạn có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã xử lý vi phạm hành chính về hành vi hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình theo Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”
Chào Luật sư của LVN Group! Hiện tại em đang ở Nhật Bản và có ý định đăng ký kết hôn với người Việt Nam ở Nhật Bản. Bây giờ em muốn xin giấy đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì có phải về Việt Nam không ạ ? Hay là có thể xin được ở đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản được không ạ ? Xin Luật sư của LVN Group hãy giúp em với ạ.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
“3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu.”
Như vậy, trong trường hợp này, bạn và chồng bạn đều là công dân Việt Nam nên hai bạn có thể đến Cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật bản để đăng ký kết hôn mà không phải về Việt Nam làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình – Công ty luật LVN Group