Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 của Quốc hội

Luật quốc tịch Việt Nam số 56/2014/QH13 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Xin visa qua đức Chào Luật sư của LVN Group. Chị ruột của em kết hôn với người mang quốc tịch đức và đã qua đức được hơn 2 năm nay rồi. Tháng 8 năm nay đã được đúng 3 năm. Chị em đã được nhập tịch rồi và có công việc ổn định. Nay muốn bảo lãnh em là em gái duy nhất sang Đức định cư được không Luật sư của LVN Group. Em đã kết hôn và đang có con nhỏ, trong trường hợp này em và chồng em, con em 18 tháng đi theo được không Luật sư của LVN Group. Chồng em đã có bằng b1 tiếng Đức rồi nên qua đó du hoc cũng được. Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có người thân (dì) đã nhập quốc tịch ở Đức, và bây giờ dì tôi đang có hai cửa hàng may sửa áo quần ở đó, tôi muốn qua Đức làm việc thì dì tôi có thể bảo lãnh tôi qua được không, nếu được thì cần những điều kiện và thủ tục như thế nào? Mong sớm nhận được sự hồi âm của Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xin chào Luật sư của LVN Group, tôi có vấn đề này kính mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp tôi! Tôi có người anh con bác ruột đang định cư và đã nhập quốc tịch Đức nhiều năm rồi. Tôi đang làm việc trong nghành Dược tại một bệnh viện. Hiện nay tôi muốn sang bên anh tôi làm việc thì tôi phải cần những thủ tục gì ạ? Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Căn cứ vào thông tin mà bạn đưa ra, chúng tôi có thể giải đáp như sau; để có thể bảo lãnh người Việt Nam sang sinh sống tại Đức đoàn tụ thì cần một số điều kiện sau:

Thứ nhất, mục đích sinh sống ở Đức là:

– Cư trú vì mục đích giáo dục

– Cư trú vì mục đích lao động, kinh doanh

– Cư trú vì mục đích đoàn tụ gia đinhg

– Cư trú vì mục đích nhân đạo/tỵ nạn chính trị

– Mục đích đặc biệt khác

Trường hợp mà bạn trình bày thuộc mục đích sang Đức để đoàn tụ gia đình và để lao động, kinh doanh. Vì thế thủ tục để bảo lãnh sẽ phụ thuộc vào Luật Quốc tịch Đức nơi mà người nhà của bạn đang cư trú.

Vì pháp luật Việt Nam (Luật Quốc tịch) không điều chỉnh về vấn đề bảo lãnh nhập quốc tịch nước ngoài nên bạn có thể liên hệ đến Cơ quan Đại diện Lãnh sự của Đức ở Việt Nam để tìm hiểu thêm về vấn đề này. 

Xin kính chào Anh (Chị) cho em được hỏi khi được nhập quốc tịch tại Slovakia rồi, sau đó mình có thể chỉ việc ra sân bay và mua vé máy bay rồi sang Anh cư trú và làm việc được không ạ ? Quốc tịch của Slovakia có thể đi được những nước nào trong châu Âu ? Em xin cảm ơn rất nhiều ?

Luật quốc tịch Việt Nam chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc nhập quốc tịch từ nước ngoài vào Việt Nam; và không điều chỉnh vấn đề nhập quốc tịch giữa các nước ngoài lãnh thổ Việt Nam với nhau. Vì vậy, để có thể giải quyết được mong muốn của mình; bạn có thể liên hệ với Cơ quan đại diện Lãnh sự của Slovakia và Cơ quan đại diện Lãnh sự của Mỹ ở Việt Nam để tìm hiểu.

Em chào anh chị, cho em hỏi về vấn đề liên quan đến quốc tịch ạ. Trong vấn đề bảo hộ công dân, đối với người có hai hay nhiều quốc tịch của nhiều quốc gia khác nhau thì quốc gia nào sẽ bảo hộ cho người đó? Em xin cảm ơn ạ

Người hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân của hai quốc gia; trên cơ sở đó người này đồng thời nhận được sự bảo hộ của hai hoặc nhiều quốc gia mà người đó là công dân.

Người có hai hoặc nhiều quốc tịch sẽ có thuận lợi là được hưởng quyền lợi kinh tế, chính trị, phúc lợi của các quốc gia mà họ mang quốc tịch; có thuận lợi trong việc xuất nhập cảnh trên lãnh thổ các quốc gia mà họ là công dân.

Tuy nhiên việc mang hai hay nhiều quốc tịch sẽ gây khó khăn cho vấn đề bảo hộ, vì thế theo quy định của Công ước Lahay: Khi một người mang hai hoặc nhiều quốc tịch cư trú ở quốc gia nào đang bảo hộ thì quốc gia đó thực hiện bảo hộ.

Hai quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao đối với một người coi là công dân của hai nước ở nước thứ ba. Đối với trường hợp này, nước thứ ba sẽ có quyền quyết định quốc gia là công dân của ai.

Ba em sống tại Mỹ được 25 năm nhưng chưa vào Quốc Tịch Mỹ. Khi ba em về Việt Nam do tình trạng sức khỏe không được tốt nên phải ở lại Việt Nam theo dõi nên quá hạn trở về Mỹ. Như vậy, ba em muốn trở về Mỹ thì làm cách nào ạ?

 Đối với cá nhân đã định cư tại Mỹ để có thể được nhập quốc tịch Mỹ thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Kiến thức Anh ngữ và hiểu biết về lịch sử, chính quyền Hoa Kỳ
– 18 tuổi trở lên
– Trung thành với Hiến pháp, sẵn sàng nhập quân đội Hoa Kỳ 
– Đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật Hình sự- Là thường trú nhân Mỹ có thẻ xanh Mỹ ít nhất 5 năm (cần ở Mỹ 2,5 năm), hoặc 3 năm (cần ở Mỹ 18 tháng) nếu kết hôn với 1 công dân Mỹ. 
– Là thường trú nhân Mỹ có thẻ xanh Mỹ ít nhất 5 năm (cần ở Mỹ 2,5 năm), hoặc 3 năm (cần ở Mỹ 18 tháng) nếu kết hôn với 1 công dân Mỹ.

Có thể được miễn thi bằng Anh ngữ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Trên 50 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm.
– Trên 55 tuổi và bạn là thường trú nhân ã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 15 năm.
– Trên 65 tuổi và bạn là thường trú nhân đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm. Ngoài ra, diện này sẽ còn được xem xét đặc biệt khi thi về lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ.
Vì thế khi bố bạn đáp ứng được các yêu cầu trên, thì có thể được nhập quốc tịch Mỹ.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group