Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I. Cơ sở pháp lý: 

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật lao động năm 2012

II. Luật sư tư vấn:

Chào Luật sư của LVN Group, tôi được đóng bhxh từ tháng 9/2013 đến nay, hệ số là 2.34. (từ ngày 14/7/2016 tôi bị nhập viện và phẫu thuật thay van tim cơ học đến ngày 20/8/2016 xuất viện. ) xin công ty tư vấn tính giúp tôi được hưởng tiền trợ cấp là được bao nhiêu ngày ? và các chế độ khác mà tôi được hưởng. Xin cảm ơn

 Xét thấy căn cứ theo luật bhxh năm 2014 bạn được hưởng chế độ ốm đau như sau:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”

Vậy bạn có dưới 15 năm đóng BHXH thì được hưởng 30 ngày trong một năm chế độ ốm đau.

Mức hưởng chế độ ốm đau:

“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.”

Chào Luật sư của LVN Group,Luật sư của LVN Group cho em hỏi cô của em bị tai nạn giao thông cách đây 1 tháng và đã chữa trị ở bệnh viện dưới tỉnh,hiện chân của cô em có biến chứng nên đi khám trên thành phố thì chi phi tốn nhiều mà không có bảo hiểm. Hiện giờ cô em muốn mua bảo hiểm để đi chữa trị có được không ạ ? và phải mua loại nào của bên nào để chi phí dược miễn giảm nhiều nhất có thể ạ ? Mong Luật sư của LVN Group tư vấn .Em xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Hiện nay cô bạn có thể xem xét mua bảo hiểm y tế tự nguyện tại địa phương. Quyền lợi là được khám chữa bệnh khi bị ốm đau. Cô bạn được lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu trong danh mục của BHXH tỉnh nơi cô bạn cư trú. Ngoài ra nếu được sau này cô bạn có thể tham gia các gói bảo hiểm thân thể của các công ty bảo hiểm hoạt động theo luật kinh doanh bảo hiểm.

Chồng em gái đang công tác được 32 năm thì bị ung thu di căn. Chồng em ấy có nên về chế độ hưởng trợ cấp 1 lần để lấy khoản tiền bảo hiểm không ạ ? Ngoài ra chồng em ấy được hưởng khoản trợ cấp nào khi chết đương chức thì hưởng khoản nào ? Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Nếu anh chồng nghỉ việc ở công ty theo hướng thỏa thuận chấm dứt hợp động lao động thì anh ấy được hưởng trợ cấp thôi việc như sau:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Ngoài ra anh chồng còn được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện của luật việc làm như sau;

“Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Khi nghỉ việc chồng bạn ấy được hưởng bảo hiểm xã hội một lần ngay mà không phải chờ tới 1 năm sau nghỉ việc.Nghị định 115/2015/NĐ-CP

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

….

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội…

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi..”

Kính gửi:Luật sư, Kính nhờ Luật sư tư vấn trường hợp sau:1/Theo điểm a khoản 2 điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH,thì các khoản phụ cấp lương đều được tính để tham gia BHXH (trừ các khoản phụ cấp,thưởng, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe đi lại, nhà ở, giữ trẻ, nuôi con nhỏ)được áp dụng từ ngày 01/01/2016. 2/ Tôi bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật từ ngày 31/1/2016,trong thời điểm này Công ty vẫn tính lương tổng là 9.000.000 đ/tháng (trong đó LCB: 4.200.000 đ, PC công việc 4.800.000đ) 3/ Khi đưa vụ việc ra tòa xét xử (vào ngày 15/9/2016). Tòaán xử Công ty phải bồi thường các khoản bằng tiền lương cơ bản. Việc xét xử này đúng luật không? Kính mong được sự tư vấn từ Đoàn Luật sư. Trân trọng cám ơn./.

Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“Điều 4. Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động

Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:

1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động,tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.”

Theo quy định tiền lương và các chế độ khác nêu trên được ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên không phải công việc nào cũng có những khoản trợ cấp này. Bạn chưa nói rõ tranh chấp giữa bạn và công ty nơi bạn làm việc là gì. Tuy nhiên tiền lương là căn cứ bồi thường thiệt hại được ghi trên hợp đồng giữa bạn và công ty ký kết. Bạn có quyền trích dẫn hợp đồng lao động và yêu cầu bồi thường theo đúng hợp đồng.

Chào Anh / Chị ? cho em hỏi: Công ty con trực thuộc công ty Mẹ trong tỉnh trong huyện có cần báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, hay năm tài chính không ạ!, Đóng các khoản như BHXH, BHYT, BHTN, Cty con có được đóng cho nhân viên chi nhánh không ạ!? Nếu phải báo cáo,phải đóng thì công ty cần làm thủ tục gì? Em rất mong nhận được phản hồi của Anh / Chị, Cảm ơn Anh/ Chị nhiều.

Như bạn cung cấp công ty con của bên bạn cùng phạm vi cấp huyện, cấp tỉnh với công ty mẹ thì bạn không phải khai báo thuế hàng tháng, hàng quý. Cơ quan bảo hiểm thì quy định về phân cấp quản lý tại quyết định 959/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 3. Phân cấp quản lý

1. Thu BHXH, BHYT, BHTN

1.1. BHXH huyện:

a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.

b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả BHXH, BHYT, BHTN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN do BHXH huyện trực tiếp thu.

c) Thu BHXH tự nguyện; thu BHYT đối với hộ gia đình, người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.

d) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, BHXH tự nguyện của ngân sách theo phân cấp quản lý ngân sách.

đ) Ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo theo phân cấp của BHXH tỉnh….”

Vậy bảo hiểm xã hội huyện nơi công ty mẹ đóng trụ sở được sẽ là cơ quan quản lý và thu tiền đóng bhxh của công ty bạn.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – công ty luật LVN Group