1. Bảo hiểm y tế là gì? 

Bảo hiểm y tế là vô cùng cần thiết và hữu ích đặc biệt là đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại. Đóng bảo hiểm y tế giúp người lao động chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khám chữa bệnh khi không may ốm đau, bệnh tật hoặc xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.

Vậy khái niệm về bảo hiểm y tế là gì?

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế thì bảo hiểm y tế được định nghĩa như sau:

“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”

Bảo hiểm y tế được xây dựng để bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động. Bởi vậy hiện nay chế độ bảo hiểm y tế được phân làm hai loại là:

– Bảo hiểm y tế bắt buộc

– Bảo hiểm y tế tự nguyện.

Để người dân được hưởng lợi từ bảo hiểm y tế, nhà nước đã đưa ra những chính sách về BHYT vô cùng có lợi:

– Người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội đặc biệt được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế.

– Có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế, không phải đóng thuế để bảo toàn và tăng trưởng quỹ.

– Nhà nước tạo điều kiện để tất cả mọi người, các tổ chức cá nhân đều được tham gia bảo hiểm y tế.

– Khuyến khích quản lý bảo hiểm y tế bằng công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại.

2. Bảo hiểm y tế có bắt buộc không?

Theo luật pháp hiện hành bảo hiểm y tế có bắt buộc không? Bảo hiểm y tế chỉ bắt buộc với một số nhóm đối tượng nhất định, được điều chỉnh và đảm bảo thực hiện bởi Luật bảo hiểm y tế cùng các văn bản có giá trị pháp lý khác.

2.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

Theo luật pháp hiện hành có 6 nhóm đối tượng được xác định khi tham gia BHYT. Căn cứ vào Điều 1, Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì 6 nhóm đối tượng này gồm:

– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

– Nhóm do cơ quan BHXH đóng;

– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;

– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

– Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;

– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Trong 6 nhóm đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội có những đối tượng được nhà nước đóng bảo hiểm y tế toàn bộ và có những đối tượng được nhà nước hỗ trợ 1 phần chi phí đóng bảo hiểm. Dù là hỗ trợ toàn bộ chi phí hay một phần chi phí thì bảo hiểm y tế vẫn đem đến rất nhiều lợi ích cho người tham gia.

2.2 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

“Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm được nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. Được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do người dân tự nguyện tham gia.”

Theo luật các nhóm đối tượng, các đối tượng không nằm trong nhóm 6 đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế thì thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Trước đây Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định 05 đối tượng chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện bao gồm:

– Học sinh, sinh viên.

– Người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp.

– Thân nhân mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.

– Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

– Một số đối tượng khác.

Hiện nay, căn cứ vào Nghị định 146/2018/NĐ-CP được ban hành 17/10/2018 chính thức có hiệu lực từ 01/12/2018 những đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nêu trên mới được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Như vậy các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đã thu hẹp hơn trước thay vào đó chuyển sang đối tượng bắt buộc tham gia.

Khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT quy định:

– Mức đóng BHYT hằng tháng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động.

– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

– Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh.

Trường hợp người lao động có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

3. Mức phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế

Được quy định tại Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể mức phạt đối với hành vi vi phạm như sau:

3.1 Hình thức phạt chính

– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.

– Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.

– Phạt tiền đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

đ) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

e) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

g) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

h) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

i) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế.

Như vậy theo quy định trên thì cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định đóng Bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động có thể bị phạt tối đa 40 triệu đồng đối với cá nhân là 80 triệu đồng đối với tổ chức.

3.2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng.