Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 ngày 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Quy định cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm mà người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trêh 30 chỗ.
Ngoài việc bị xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện chở khách vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 23 Nghị định này.
Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp lý về lỗi này như sau:
1. Xử phạt đối với xe ô tô chở quá số người cho phép?
Hiện nay thì có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với những hình ảnh mà chèn ép nhau trên xe, những chiếc xe khách chở người vượt quá theo quy định của pháp luật. Đặc biệt tình trạng này diễn ra nhiều và khá là thường xuyên trong dịp lễ tết. Các nhà xe họ bất chấp các quy định của pháp luật để có thể nhận chở được nhiều khách nhất. Việc chở người vượt quá số lượng quy định như vậy rất dễ tiềm ẩn những rủi ro nguy cơ gây tai nạn mất an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
So với trước đây thì những quy định và mức xử phạt liên quan đến những sai phạm trong hoạt động tham gia giao thông đường bộ đã có nhiều sự điều chỉnh, nhằm tăng tính răn đe, bảo đảm an toàn giao thông.
Vậy thì đối với hành vi xe ô tổ chở quá số người cho phép thì bị xử phạt như thế nào? Tại nghị định 100/2019/NĐ- CP thì có quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ. Và được sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 400.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều 23 nghị định hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều 23 của nghị định này.
Tại điều 23 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ thì quy định rằng:
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người( trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định dưới đây
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: chở quá từ 02 người trở lên trên xe 09 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người chở lên trên xe 16 chỗ đến 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.
Ngoài việc bị xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện theo như quy định tại điểm a khoản 9 điều 23 nghị định 100/2019/ NĐ-CP
Còn trong trường hợp người điều khiển phương tiện chở khách vượt quá trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng theo quy định tại điểm a của khoản 8 điều 23.
Trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng theo quy định tại điểm c khoản 8 điều 23 nghị định này.
2. Lỗi chở quá sô người theo quy định có phải lập biên bản hay không?
Căn cứ theo điều 56 và điều 57 của luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 thì xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Như vậy thì nếu như vi phạm hành chính có mức phạt tiền cao hơn thì sẽ phải lập biên bản. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi lĩnh vực mình quản lý, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản như trên.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ta hành vi vi phạm hành chính. Biên bản hành chính phải có đầy đủ nội dung như là:
– Thời gian, địa điểm lập biên bản
– Thông tin về người lập biên bản, cá nhân tổ chức vi phạm và cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan
– Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm
– Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại.
– Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
– Quyền và thời hạn giải trình.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập ít nhất thành 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản.
Như vậy thì đối với hành vi chở vượt số người cho phép của xe ô tô thì khi xử phạt hành chính thì cơ quan có thẩm quyền họ phải lập biên bản và tuân thủ theo những quy định của pháp luật đề ra.
Hiện tượng mà chở quá số người cho phép rất phổ biến và ngày càng diễn ra nhiều khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận tải của người dân ngày càng cao, đặc biệt là trong ngày lễ tết. Vào những dịp lễ tết như là ngày 30-4 và 1-5 hay là tết nguyên đán thì số lượng xe khách luôn chở lượng khách quá tải, và hình như do trước đây hình phạt với những trường hợp vi phạm này là rất thấp mà các nhà xe họ bất chấp bắt khách. Tuy nhiên thì đến nghị định 100 năm 2019 hay sau đó là nghị định 123 năm 2021 sửa đổi một số điều về quy định xử phạt vi phạm hành chính đã làm tăng tính răn đe hơn cho những hành vi này, góp phần hạn chế những hành vi vi phạm, nhưng nhiều nhà xe vẫn cố tình vi phạm những quy định này. Một phần nào đó trong việc tăng mức phạt cũng đã góp phần quản lý nghiêm ngặt hơn đối với hành vi này.
Không chỉ mình phương tiện ô tô mà rất nhiều phương tiện khác như là xe máy, xe mô tô và các phương tiện khác cũng có những hành vi chở người quá theo mức quy định và cũng đã được pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể và cũng đã góp phần hạn chế được những hành vi vi phạm và đảm bảo môi trường giao thông đường bộ văn minh và an toàn hơn so với trước đây.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan để xử phạt đối với hành vi chở quá số người cho phép của phương tiện ô tô khi tham gia giao thông đường bộ. Mong rằng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn đã có thêm những kiến thức về luật an toàn giao thông cũng như biết cách tham gia giao thông một cách đúng cách, an toàn, bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Và hiểu hơn về mức xử phạt đối với hành vi chở quá người theo quy định là bao nhiêu tiền. Ngoài ra nếu các bạn còn có những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến vấn đề về tham gia giao thông thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn pháp luật giao thông 1900.0191 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.