1. Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bị sai xử lý thế nào?
Theo Điều 85 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng người bệnh với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng người bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
e) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
h) Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, Ngoài ra người vi phạm có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã có vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có).
Mức phạt tiền nếu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối cá nhân.
Ngoài ra còn có trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng như chết người hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể của bệnh nhân từ 61% trở lên thì người hành nghề còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định định tại Bộ luật hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.
Luật LVN Group phân tích một số nguyên tắc pháp lý chung về vấn đề quyền nghĩa vụ các bên trong khám chữa bệnh như sau:
2. Quy định chung về khám, chữa bệnh
Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chuẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận;
Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.
2.1 Nguyên tắc trong hành nghề, chữa bệnh
– Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh;
– Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khoẻ và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án;
– Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật;
– Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai;
– Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề;
– Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
2.2 Quyền và nghĩa vụ của người bệnh
– Quyền của người bệnh
+ Thứ nhất, người bệnh được quyền khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế, người bệnh được quyền tư vấn, giải thích về tình trạng sức khoẻ, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh. Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật.
+ Thứ hai, người bệnh được tôn trọng bí mật riêng tư, người bệnh được giữ bí mật về tình trạng sức khoẻ và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, đơn vị khám, chữa bệnh chỉ được tiết lộ khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chuẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh.
+ Thứ ba, người bệnh được quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khoẻ, người bệnh không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh; người được tôn trọng về tuổi tác, giới tính về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tin ngưỡng; không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.
+ Thứ tư, người bệnh được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám, chữa bệnh, người bệnh được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản; người bệnh được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh giải thích chi tiết về các khoản chi trong hoá đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
+ Thứ năm, người bệnh được quyền từ chồi chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Người bệnh được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình; người bệnh được ra khỏi cơ sở khám, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề;
+ Thứ sáu, quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
– Nghĩa vụ của người bệnh
+ Một là, người bệnh có nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề, tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác.
+ Hai là, người bệnh có nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh chữa bệnh. Người bệnh phải cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khoẻ của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh đó người bệnh phải chấp hành chỉ định chuẩn đoán, điều trị của người hành nghề, chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Ba là, người bệnh có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định về pháp luật về bảo hiểm y tế.
2.3 Quyền và nghĩa vụ của người hành nghề
– Quyền của người hành nghề
+ Một là, người hành nghề được quyền hành nghề theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề; được quyết định và chịu trách nhiệm về chuẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề; được ký hợp đồng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh đó người hành nghề được tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
+ Hai là, người hành nghề được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh là tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, những phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
+ Ba là, người hành nghề quyền được nâng cao năng lực chuyên môn, được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với trình độ chuyên môn hành nghề; được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế.
+ Bốn là, người hành nghề được quyền bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh trong trường hợp thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến; được đề nghị cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp bạo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tai biến đối với người bệnh;
+ Năm là, người hành nghề được bảo đảm an toàn khi hành nghề được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp; được quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, danh dự, thân thể Trường hợp bị người khác đe doạ đến tính mạng, người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.
– Nghĩa vụ của người hành nghề đối với người bệnh
+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh;
+ Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hoà nhã với người bệnh;
+ Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình;
+ Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai;
Trên đây là tổng hợp của Luật LVN Group về quy định khám chữa bệnh, nếu quý khách hàng có vướng mắc có thể liên hệ qua hotline của chúng tôi: 1900.0191 để được hỗ trợ, tư vấn. Rất mong được hợp tác với quý Khách hàng, chân thành cảm ơn quý Khách!