Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 ngày 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định cụ thể như sau: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Luật LVN Group phân tích chi tiết hơn quy định pháp luật về vấn đề này như sau:

Với trường hợp này, Luật LVN Group xin trả lời về chuyển hướng xe không nhường đường như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về chuyển hướng xe:

“2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác”.

Như vậy, theo quy định trên thì trong khi di chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền di trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không dây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Do đó, việc rẽ mà không nhường quyền đi trước cho người đi bộ là hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. và với hành vi này thì theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

” Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ,”

Do vậy, với hành vi chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ thì bạn sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Đồng thời, căn cứ khoản 4 điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy đinh như sau:

” Điều 23. Phạt tiền

4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”

Như vậy trường hợp chuyển hướng xe không nhường đường cho người đi bộ thì sẽ bị phạt trung bình là 300.000 đồng.

Luật LVN Group xin cung cấp thêm về những quy định của pháp luật vê nhường đường khi tham gia giao thông sẽ được đề cập trong phần dưới đây.

 

1. Quy định về nhường đường tại nơi giao nhau

Theo quy định tại ĐIều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện giao thông phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường khi đến gần đường giao nhau, cụ thể:

– Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

– Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

– Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

 

2. Quy định về nhường đường trong một số trường hợp

2.1 Trường hợp chuyển hướng xe

Khoản 2 ĐIều 15 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

 

2.2 Trường hợp gặp xe ưu tiên

Theo quy định tại Khoản 3 ĐIều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

 

2.3 Trường hợp khi gặp người đi bộ, người khuyết tật qua đường

Tại khoản 4 ĐIều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

 

2.4 Trường hợp vượt xe

Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

( Theo quy định tại Khoản 3 điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

 

2.5 Trường hợp tránh xe đi ngược chiều

Khoản 2 Điều 17 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về nhường đường khi tránh xe đi ngược chiều như sau:

– Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào gần chỗ tránh hơn thì phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;

– Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;

– Xe nào có chướng ngại vật phái trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

 

2.6 Trường hợp vào đường cao tốc

Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc khi vào đường cao tốc khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đướng sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường cao tốc.

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật LVN Group muốn cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến hotline 1900.0191 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!