Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể về thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN). Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế TNCN như sau:

Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Đối tượng nộp thuế TNCN

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012, đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:

Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:

– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế, bao gồm:

Thu nhập từ kinh doanh thuộc diện chịu thuế TNCN

Thu nhập từ kinh doanh thuộc diện chịu thuế TNCN bao gồm:

– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;

– Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”

Thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế TNCN

Thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế TNCN bao gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:

+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh;

+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;

+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;

+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Thu nhập từ đầu tư vốn thuộc diện chịu thuế TNCN

Thu nhập từ đầu tư vốn thuộc thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm:

– Tiền lãi cho vay;

– Lợi tức cổ phần;

– Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác trừ trái phiếu Chính Phủ

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân

– Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thuộc diện chịu thuế TNCN

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

– Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

Thu nhập từ trúng thưởng thuộc diện chịu thuế TNCN

Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:

– Trúng thưởng xổ số;

– Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;

– Trúng thưởng trong các hình thức cá cược.

Thu nhập từ bản quyền

Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;

– Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện luật định. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại cũng là thu nhập chịu thuế TNCN.

Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng

Áp dụng đối với các khoản thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Trong công văn có nêu những trường hợp phải nộp tờ quyết toán thuế, những trường hợp không cần nộp và những trường hợp được nộp sau ngày 31/03 mà không bị xử phạt hành chính. Luật sư có thể giải thích rõ hơn để em được biết về 3 trường hợp nêu trên được không ạ. Em cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến văn phòng luật LVN Group, câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và xin được trả lời như sau:

Văn bản pháp luật

Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế, sửa đổi bổ sung bởi thông tư 151/2014/TT-BTC,Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh

Công văn 7040/CT-TNCN ngày 22/02/2019 cục thuế Thành phố Hà Nội ban hành về quyết toán thuế TNCN năm 2018 và mã số người phụ thuộc

1. Các trường hợp phải quyết toán thuế

Theo Thông tư 92/2015TT-BTC tại Điều 21 khoản 1 sửa đổi bổ sung tại tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16:

Doanh nghiệp quyết toán thay cá nhân

“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Cá nhân thuộc trường hợp được ủy quyền là các cá nhân có thu nhập tại doanh nghiệp nhận ủy quyền theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên (kể cả làm việc chưa đủ 12 tháng/năm dương lịch ) đồng thời còn làm việc tại doanh nghiệp tại thời điểm ủy quyền. Doanh nghiệp nhận ủy quyền quyết toán thay chỉ được quyết toán phần thuế TNCN phát sinh của người lao động tại đơn vị mình, Các cá nhân có thu nhập vãng lai tại nơi khác và đã khấu trừ thuế 10% thì cam kết không yêu cầu quyết toán với số thuế đã khấu trừ với phần thu nhập vãng lai.

Cá nhân tự quyết toán

Với trường hợp cá nhân có thu nhập tại hai nơi/năm dương lịch đồng thời cả hai nơi cá nhân đều có hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên thì cá nhân không thuộc diện được ủy quyền quyết toán mà phải tự làm thủ tục quyết toán thuế TNCN.

Cá nhân không phát sinh thu nhập từ tiền lương,tiền công trong năm dương lịch thì không phải quyết toán thuế.

2. Thời hạn nộp hồ sơ

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định như sau:

đ) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Công văn 7040/CT-TNCN ngày 22/02/2019 cục thuế Thành phố Hà Nội ban hành về quyết toán thuế TNCN năm 2018 và mã số người phụ thuộc

7. Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn. Do đó đối với các cá nhân có số thuế nộp thừa có yêu cầu hoàn thuế thì nên nộp sau ngày 01/04/2019.

Vậy theo công văn nêu trên thì có 02 trường hợp : Một là bạn tính được số thuế đã khấu trừ trong năm đã đủ hoặc bạn cần nộp thêm cho cơ quan thuế thì bạn cần phải nộp tờ khai thuế năm 2018 chậm nhất là vào ngày thứ 90 của năm 2019. Hai là nếu bạn tạm tính số thuế bạn phải nộp có dư và phát sinh ra số thuế được hoàn thì bạn có thể nộp tờ khai quyết toán thuế năm 2018 sau ngày 1 tháng 04 mà không bị xử phạt hành chính.

Giả sử bạn thuộc trường hợp một nêu trên và chậm nộp tờ quyết toán thuế thì bạn vấn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì mức xử phạt đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn như sau:

Điều 9. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).

3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.

4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.

6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).

d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

7. Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

8. Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.

9. Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này.

Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật LVN Group