Tiếp theo cuộc họp của SCP từ ngày 11 -15/10/2010, chủ tịch Ủy ban Maximiliano Santa Cruz from (Chile) đã nói rằng công việc trong tương lai của ủy ban sẽ tập trung vào: những ngoại lệ và giới hạn của các quyền patent; chất lượng patent, gồm các hệ thống phản đối; patent và sức khỏe; client-patent adviser privilege; và chuyển giao công nghệ.
“ Nếu mọi việc tiến triển tốt, sẽ thực sự có cơ hội để tranh luận sâu về một số nội dung nêu trên, từ đó việc dự thảo bộ luật sẽ dễ dàng hơn”, Philippe Baechtold, vụ trưởng Vụ Patent và Đổi mới của WIPO nói với Managing IP.
Ông cũng nói, hoàn toàn có khả năng để hình thành một “chương trình công việc cơ bản” cho hai điểm đầu tiên – những ngoại lệ và những giới hạn của các quyền patent và chất lượng patent.
Về những ngoại lệ và những giới hạn của các quyền patent, các thành viên SCP đã đồng ý sẽ gửi các phiếu câu hỏi tới các nước thành viên hỏi họ muốn gì và điều gì họ cho là quan trọng.
Các câu hỏi sẽ được hoàn thành trước cuộc họp sắp tới của SCP, tiến hành vào tháng 5/2011.
Công việc về những ngoại lệ và những giới hạn của các quyền patent đã được Brasil đề xuất. Trong cuộc họp tháng này, các thành viên SCP đã nghe Lionel Bently, giáo sư tại trường đại học Cambridge, người chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động nghiên cứu về vấn đề này, trình bày các bước tiến hành.
Công việc về chất lượng patent đã được nhóm gọi là Nhóm B, chủ yếu gồm các nước đã phát triển, đề xuất.
SCP đã họp lần đầu tiên vào năm 1998 với mục đích hài hòa hóa các luật patent. Trong năm 2000 các nước thành viên đã nhất trí về một Thỏa ước về Luật Patent sau những cuộc tranh luận về việc hài hòa hóa nội dung patent mà không đạt được sự nhất trí.
Những năm tiếp theo là sự bế tắc vì các nước đang phát triển muốn ưu tiên những vấn đề chung về quản lý nhà nước, trong khi các nước đã phát triển chỉ muốn tập trung vào một số vấn đề cụ thể.
Năm 2008, Ủy ban đã xác định một danh sách những vấn đề cần giải quyết, ban đầu gồm 20 mục. Tuy nhiên, công việc triển khai rât chung chung, không nhằm đến những đề xuất cụ thể nào.
Trong tháng này, các nước thành viên đã đồng ý bổ sung vào danh sách thêm bốn vấn đề nữa: tác động của hệ thống patent lên các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhất (LDC); patent và an ninh lương thực, sử dụng chiến lược patent trong kinh doanh; và phát triển cơ sở hạ tầng IT để phục vụ công tác xử lý patent.
Baechtold nói trong cuộc họp tháng này, với sự tham dự của các đại biểu từ 86 nước, 5 tổ chức quốc tế và 25 tổ chức phi chính phủ (NGO), rằng đã nhìn thấy một triển vọng chung mới và một sự tin cậy mới giữa các đại biểu “ Từ quan điểm quy trình, mọi người đều đã đạt được một điều gì đó trong gói mà họ muốn”.
Managing IP trước đó cũng đã phỏng vấn Tổng Giám đốc WIPO, Francis Gurry, ông thừa nhận những tiến triển về cải cách nội dung hệ thống patent trong những năm vừa qua là rất khó khăn vì những chia rẽ giữa các nước đã phát triển và đang phát triển.
Nhưng ông nhấn mạnh “Chúng ta phải đạt được chương trình nghị sự về patent. Còn không, chúng ta không đáng được tin cậy”.
( Nguồn: Managing IP, 25 October 2010)
Phạm và Liên danh