Không chỉ nhờ cậy nhiều hơn đến VCCI, các doanh nghiệp còn năng tìm đến các văn phòng Luật sư của LVN Group hơn trước. Theo Luật sư Nguyễn Trường Thành (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ), có doanh nghiệp đã phải nhờ văn phòng ông xử lý đến 38 vụ tranh chấp chỉ trong vòng 18 tháng trở lại đâ

Cùng lắm mới “đáo pháp đình”

Đó là câu trả lời của đại đa số doanh nhân cho câu hỏi: “Khi xảy ra tranh chấp thương mại có nghĩ đến chuyện ra tòa”. Lý do đưa ra xưa cũ… như trái đất: doanh nghiệp ngán thủ tục, trình tự rắc rối khi giải quyết tại Tòa. Chủ một doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Cần Thơ cho hay, công ty ông khởi kiện một chủ ao nuôi từ tháng 10/2008 để đòi nợ số tiền trên 19 tỷ đồng. Sáu tháng sau, hồ sơ bị trả với lý do không thuộc thẩm quyền giải quyết. Sau đó, vẫn tòa án cấp quận này nhận lại hồ sơ thụ lý theo quyết định của tòa cấp tỉnh, nhưng đến nay đã lại hơn bảy tháng nữa trôi qua mà vẫn chưa xét xử. “Mỗi lần chúng tôi hỏi thì phía tòa án trả lời đang xem xét để sớm đưa ra xử. Trong khi Bộ luật Tố tụng dân sự quy định rất rõ ràng về thời hạn chuẩn bị xét xử” – vị giám đốc trần tình.

Một lý do quan trọng khác khiến không nhiều doanh nghiệp lựa chọn con đường nhờ luật pháp can thiệp là việc ngành tòa án còn quá thiếu các thẩm phán có kinh nghiệm về xử án kinh tế. Tập sách “Năm 2010: các vấn đề thương mại và kiến nghị” do Phòng Thương mại châu Âu (Eurocharm) tại Việt Nam phát hành tháng 11/2009 đưa ra nhận định, mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực, song năng lực xử lý các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ của tòa án và các thẩm phán Việt Nam còn hạn chế.

Cũng liên quan đến vấn đề này, tại một cuộc hội thảo mới được tổ chức ở TPHCM, một thẩm phán Mỹ đặc biệt lưu ý đến những số liệu thống kê chưa đầy đủ của Tòa án Nhân dân tối cao. Theo đó, từ năm 2000 đến 2007, số vụ xét xử dân sự về vi phạm bản quyền tại các tòa án trên cả nước trung bình chưa tới 20 vụ/năm, xét xử hình sự về tội sản xuất, mua bán hàng giả cũng chỉ trên 100 vụ/năm. “Liệu có phải môi trường kinh doanh ở Việt Nam hoàn hảo đến thế?” – vị thẩm phán này tỏ ra băn khoăn. Phát biểu ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã thừa nhận thực tế, bên cạnh thủ tục tố tụng rườm rà, phức tạp, Việt Nam hiện còn rất thiếu thẩm phán được đào tạo bài bản về sở hữu trí tuệ. Ngay cả khi Việt Nam cử thẩm phán đi đào tạo ở trong và ngoài nước về sở hữu trí tuệ thì cũng rất ít người hội đủ tiêu chuẩn!

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoạigọi:  1900.0191

Giải pháp quan trọng nhất để tránh bị sa vào các vụ kiện thương mại là thành lập bộ phận pháp chế ngay trong doanh nghiệp

Tuy nhiên, việc sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp khác – đơn cử như trọng tài thương mại – hiện nay cũng chưa thật thuận lợi đối với doanh nghiệp, nhất là khi các thủ tục tố tụng trọng tài khá phức tạp. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng, Luật Trọng tài Thương mại tới đây phải quy định rất rõ cơ chế hỗ trợ của Tòa án để đảm bảo hiệu lực thực thi các phán quyết của trọng tài cũng như các trường hợp hủy phán quyết của trọng tài.“Phải có chế tài mạnh đối với trường hợp đòi hủy phán quyết một cách không có căn cứ. Nếu không, trong nhiều trường hợp, ưu thế giải quyết nhanh của trọng tài sẽ không có ý nghĩa” – ông Vũ Tiến Lộc bình luận. (Hiện bản dự thảo mới nhất của Luật này vẫn quy định chỉ cần một bên yêu cầu là có thể hủy phán quyết trọng tài, bên yêu cầu chỉ phải chịu một khoản lệ phí nhỏ).

Tự cứu minh là giải pháp hàng đầu

“Giải pháp quan trọng nhất để tránh bị sa vào các vụ kiện tụng thương mại là thành lập bộ phận pháp chế ngay trong doanh nghiệp. Nếu không có điều kiện thành lập phòng pháp chế, bản thân chủ doanh nghiệp cần quan tâm tìm hiểu pháp luật để vận dụng vào hoạt động của doanh nghiệp, hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý tin cậy” – bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, Chủ tịch công ty Giải pháp thông minh Intel Solution khuyến cáo. Bà Quỳnh nói thêm, đây hoàn toàn không phải là điều gì mới mẻ, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn quên hoặc coi nhẹ. Cụ thể, trong việc đối phó với các vụ kiện phá giá làm đau đầu hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thuộc nhiều ngành nghề trong thời gian qua, Giáo sư – Tiến sĩ Võ Thanh Thu, thành viên Hội đồng Trọng tài quốc tế Việt Nam cũng khuyên các doanh nghiệp ghi chép rõ ràng, minh bạch sổ sách, chứng từ trong tất cả các khâu từ thu mua nguyên liệu đến xuất khẩu để có đầy đủ chứng cứ tự bảo vệ mình…

Tuy nhiên, phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng với sự trợ giúp khôn khéo của cơ quan nhà nước – nhất là khi gặp phải những rắc rối trên thương trường quốc tế – là điều không thể thiếu. Bà Thu cho rằng, Nhà nước tuy không nên tham gia trực tiếp vào việc giải quyết kiện tụng vì đây là chuyện giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhưng hoàn toàn có thể “hỗ trợ doanh nghiệp từ xa”, đơn cử như thực hiện công việc điều tiết xuất khẩu vào các thị trường. Theo TS Thu, bản thân các doanh nghiệp không thể làm được việc đó do chỉ biết sản xuất và xuất hàng; thông tin tổng quan về tình hình của thị trường nước ngoài chỉ có cơ quan nhà nước mới có và đủ khả năng phân tích, đánh giá. Bà nhận định: “Lượng hàng hóa xuất khẩu đi từng thị trường đều có con số cụ thể tại cơ quan Hải quan. Nếu có thể, Nhà nước cần hạn chế xuất khẩu ở một hạn mức nhất định thì sẽ dễ dàng giúp doanh nghiệp tránh được những vụ kiện bán phá giá (chỉ khi một mặt hàng nhập khẩu chiếm thị phần vượt qua mức cho phép của thị trường nhập khẩu và có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước thì mới bị khởi kiện)”.

Dĩ nhiên, muốn làm được việc này thì sự trợ giúp của hiệp hội ngành hàng và ý thức liên hiệp lại của các doanh nghiệp ta là không thể thiếu.

Thanh Trần – theo Doanh nhân

(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)