1. Ngân sách Nhà nước là gì?

“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” (Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015).

Ngân sách nhà nước (NSNN) gồm 2 loại:

Ngân sách địa phương: là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Ngân sách trung ương: là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Trong khoa học pháp lí, NSNN được định nghĩa là “một đạo luật đặc biệt, do Quốc Hội thông qua để cho phép Chính Phủ thi hành trong một thời hạn xác định, thường là một năm”. Với định nghĩa này, các luật gia đã nhìn nhận NSNN ở một góc độ khác, như là “một đạo luật đặc biệt”, chứ không phải là một bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của Nhà nước như cách quan niệm của các nhà kinh tế hay các nhà làm luật.

2. Chức năng của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước có chức năng vô cùng quan trong trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Chức năng của ngân sách nhà nước thể hiện chủ yếu qua 04 mặt như sau:

– Ngân sách nhà nước là một công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống lạm phát và giảm thất nghiệp.

– Ngân sách nhà nước có chức năng phân bổ nguồn lực trong xã hội:

Để tạo lập và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, thông qua các biện pháp thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước, nhà nước thực hiện phân bổ nguồn lực vào những lĩnh vực địa bàn then chốt, có nhiều rủi ro, cần khuyến khích hoặc hạn chế phát triển; đồng thời có thể thu hút, lôi kéo sự tham gia phân bổ nguồn lực của các thành phần kinh tế và khu vực tư nhân.

– Ngân sách nhà nước có chức năng phân phối lại thu nhập trong xã hội:

Nhà nước thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập dưới hình thức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hạn chế bớt sự phân hoá xã hội, sự bất bình đẳng về thu nhập đảm bảo sự công bằng hợp lý, làm cho nguồn thu nhập của xã hội được sử dụng một cách kịp thời hiệu quả. Thông qua công cụ thuế và công cụ chi tiêu. Nhà nước sẽ thực hiện được các mục tiêu trên.

– Ngân sách nhà nước có chức năng điều chỉnh kinh tế:

Chính sách ngân sách nhà nước là một bộ phận không thể tách rời của chính sách kinh tế – xã hội. Khi nền kinh tế suy thoái người ta thường khuyến cáo dùng chính sách tài khoá kích cầu bằng cách giảm thuế hoặc tăng chi tiêu công, từ đó làm tăng khối lượng sản xuất xã hội. Khi nền kinh tế phát triển bình thường, trong điều kiện mở cửa thì chính sách tài khoá kích thích sẽ tạo nên phản ứng dây chuyền: chính sách tài khoá kích thích nới lỏng với mục đích tăng tổng cầu, mức lãi suất trong nước tăng, giá đồng nội tệ tăng, thuần xuất khẩu giảm, tổng cầu giảm.

3. Đặc điểm của ngân sách Nhà nước

Ngân sách nhà nước gồm có 5 đặc điểm sau đây:

– Việc tạo lập và sử dụng Ngân sách nhà nước phải gắn liền với quyền lực kinh tế – chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở pháp luật. Ngân sách nhà nước vừa là một bộ luật tài chính đặc biệt cũng vừa là bộ luật do Quốc hội quyết định và thông qua hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế – xã hội có liên quan phải tuân theo.

– Ngân sách nhà nước gắn chặt với sở hữu Nhà nước, chứa đựng lợi ích chung của công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chi của Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.

– Ngân sách nhà nước có vai trò là một bản dự toán thu chi liên quan đến chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Chính vì như vậy việc thông qua Ngân sách nhà nước là một sự kiện chính trị quan trọng thể hiện sự nhất trí trong Quốc hội về chính sách của Nhà nước.

– Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình.

– Ngân sách nhà nước gắn liền với tính giai cấp. Quyền quyết định các khoản thu – chi của ngân sách chủ yếu là do người đứng đầu một nước quyết định. Hiện nay, ngân sách nhà nước được dự toán, thảo luận và phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền, quyền quyết định là của toàn dân được thực hiện thông qua Quốc hội.

4. Quan điểm về ngân sách Nhà nước của các thể chế thời kỳ phong kiến

Thu nhập quốc gia là một phần đóng góp của mỗi công dân để đảm bảo an ninh quốc gia và để hưởng nền an ninh ấy một cách thoải mái. Muốn xác định thu nhập quốc gia thì phải tính toán các nhu cầu của quốc gia và nhu cầu của nhân dân. Không được lây nhu cầu của dân làm nhu cầu quốc gia một cách hồ đồ.

Những nhu cầu hồ đồ của quốc gia là những đòi hỏi của dục vọng và sự yếu đuôi của người cầm quyền; họ mơ tưởng về một dự án phi thường, tham vọng ngông nghênh về một vinh quang vô ích, và một sự bất lực trí tuệ nào đó trước những ý đồ không tưởng. Thường khi có kẻ được vua giao cho điều khiển một công việc thì cứ lo toan tính toán, coi những nhu cầu tham lam ích kỷ của mình là nhu cầu quốc gia.

Phải vận dụng trí thông minh và tính thận trọng để tính toán, điều chỉnh giữa hai phần: Phần lấy của dân và phần để lại cho dân.

Không phải là tính toán cái gì mà dân có thể đóng góp, mà cần tính toán dân phải đóng góp cái gì. Nếu tính cái dân có thể đóng góp thì phải tính khả năng đóng góp thường xuyên ở mức ít nhất.

4.1. Quan niệm về tự do đóng thuế trong các thể chế Nhà nước

Quy luật chung: Có thể nâng cao mức đóng góp tỷ lệ với mức hưởng tự do của nhân dân, và phải cố hạn chế mức đóng góp chừng nào Nhà nước còn tăng mức yêu cầu thần dân phải phục vụ. Điều này đã từng có và sẽ luôn luôn tồn tại. Đó là môt,quy luật tự nhiên không hề thay đổi. Có thể thấy quy luật này ở nước Anh, ở Hà Lan, và ở cả những nước mà tự do đang xuống dốc như Thổ Nhĩ Kỳ. Nước Thuỵ Sĩ thì hình như đang vi phạm quy luật này, vì ở đây dân không phải’đóng góp gì cả; nhưng họ có lý do riêng, và họ vẫn khẳng định điều tôi nói, vì ở đây, trong các vùng núi cằn cỗi, thực phẩm đắt đỏ, mà dân thì đông đúc, đến nỗi một người dân Thuy Sĩ phải đóng góp cho thiên nhiên nhiều hơn một người dân Thổ Nhĩ Kỳ đóng góp cho vua của họ tới 4 lần.

Một dân tộc thống trị như Athene, Rôma có thể bỏ qua mọi thứ thuế, vì họ đang cai trị các nước chư hầu, nên họ không phải đóng góp theo tỷ lệ mức tự do mà họ được hưởng, về mặt này, hai dân tộc đó không phải một tập đoàn dân chúng, mà là một tập đoàn “hoàng đế” đi cai trị các dân tộc khác.

Nhưng quy luật chung thì vẫn luôn luôn tồn tại. Trong các quốc gia vừa phải, sức nặng của đống góp được cân bằng với mức hưởng thụ tự do. Trong các quốc gia chuyên chế thì dân mất tự do, mức đóng góp là rất tuỳ tiện.

Trong một số nước quân chủ châu Âu có những tỉnh sống trong điều kiện tốt hơn các tỉnh khác nhờ có thể chế cai trị tốt do bản chất của nó; ở đây dân có thể đóng góp nhiều hơn, vì họ được hưởng thụ khá hơn các nơi khác.

4.2. Quan điểm về thu ngân sách trong các Nhà nước thời kỳ phong kiến

Khi mà cái nghề béo bở nủa những người thu thuế được tôn lên làm một nghề “vinh dự” vì sự giàu có của họ, thì có thể coi như mọi sự đều tiêu tan. Chuyện này có thể là tốt đẹp ở các nước chuyên chế, nơi mà việc thu thuế là một trong các chức vụ của quan Tổng trấn. Nhưng ở một nước cộng hoà thì việc này là không tốt. Chính việc thu thuế bừa bãi đã làm cho Cộng hoà Rôma suy vong, ơ một nước quân chủ chuyện này cũng chẳng hay hơ gì, vì nó trại ngược với tư tưởng của chính thể quân chủ. Ở tất cả các nước khác người ta đều không thích cái nghề thu thuế, vì trong nghề này danh diện ít được coi trọng, mà người thu thuế cũng chẳng cần giữ thái độ từ tốn, tự nhiên để nâng phẩm giá mình lên cao hơn người khác. Ở đây chính thể bị tổn thương ngay trong nguyên tắc của nó.

Thời xưa đã có bao kẻ làm giàu vô liêm sỉ. Đó là một trong những tai hoạ của chiến tranh 50 năm; nhưng thời ây ngưồi ta nhạo báng những tài sản vô liêm sỉ đó; thế mà bây giờ người ta cho làm giậu như thế là hay!

Mỗi nghề có một số phận. Số phận của nghề thu thuế là giàu có, phần thưởng của người thu thuế là sự giàu sang. Số phận của các nhà quý tộc là vinh quang và danh diện; họ chỉ biết, chỉ thấy, chỉ cảm nhận được vinh quang và danh diện mà thôi. Số phận của các vị bộ trưởng và quan lại là được trọng vọng; họ chỉ thấy công việc là công việc, ngày đêm canh giữ hạnh phúc cho quốc gia.

5. Vai trò của ngân sách Nhà nước

* Ngân sách nhà nước là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

– Nhà nước sử dụng quỹ ngân sách để đảm bảo phát triển kinh tế.

– Đảm bảo an ninh, quốc phòng.

* Ngân sách nhà nước là công cụ kích thích nền kinh tế phát triển.

– Ngân sách nhà nước cung ứng vốn cho nền kinh tế.

– Ngân sách nhà nước là công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết giá cả thị trường và chống lạm pháp.

Thông qua trợ giá, thành lập các quỹ cho vay ưu đi…

– Ngân sách nhà nước đảm bảo tái đầu tư cho nền kinh tế.

* Ngân sách nhà nước đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho người dân.

– Nhà nước sử dụng tiền từ quỹ ngân sách để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

– Đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho những đối tượng chính sách…