1 Quy định chung về Nghị án trong xét xử sơ thẩm
Nghị án là việc Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua bản án tại một phòng riêng (phòng nghị án). Nghị tức là bàn, nghị án tức là bàn án, nhưng nghị án không chỉ có bàn án mà thông qua việc bàn đó còn ra một bản án.
Theo quy định tại khoản 1 điều 326 BLTTHS năm 2015 thì Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. và cũng có những người này được tiến hành nghị án nghị án tại phòng nghị án, ngoài ra không một ai khác có quyền vào phòng trong khi nghị án. Thẩm phán và Hội thẩm nói ở đây là Thẩm phán và Hội thẩm là thành viên của Hội đồng xét xử chứ không phải Thẩm phán hoặc Hội thẩm bất kỳ nào. Quy định này nhằm bảo đảm tính độc lập tuỵệt đối của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử, tránh sự can thiệp trái pháp luật của người khác. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Quy định này yêu cầu các thành viên của Hội đồng xét xử phải xem xét một cách đầy đủ, cụ thể tất cả những vấn đề của vụ án và bảo đảm nguyên tắc: “Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán”
Khoản 1 Điều 326 BLTTHS năm 2015 quy định rằng Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
Khi nghị án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
Khi biểu quyết từng vấn đề trên, Hội thẩm biểu quyết trước, rồi đến Thẩm phán và cuối cùng là Thẩm phán chủ tọa phiên toà, người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và văn bản đó được để vào hồ sơ vụ án.Khoản 2 điều 326 quy định : Việc nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã được thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.( Khoản 4 )
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể quyết định kéo dài thời gian nghị án nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa biết giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm tuyên án.( khoản 5)
Việc nghị án của Hội đồng xét xử phải được lập biên bản, trong biên bản phải ghi lại đầy đủ các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Quy định này cũng nhằm bảo đảm tính có căn cứ pháp lý của việc nghị án. Hiện nay, việc ghi biên bản nghị án của các Toà án không đầy đủ , thậm chí ghi không đúng với quyết định của bản án. Các biên bản nghị án hiện nay hầu hết chỉ ghi nội dung đúng như phần quyết định của bản án, có biên bản chỉ ghi tội danh và hình phạt đối với bị cáo còn các quyết định khác không ghi, riêng ý kiến thảo luận của các thành viên trong Hội đồng xét xử thì không có biên bản nghị án nào ghi. Lý do thì nhiều nhưng có một lý do mà ai cũng nhận thấy là thời gian nghị án của Hội đồng xét xử quá ít, có trường hợp chỉ diễn ra trong khoảng 5-10 phút, chỉ đủ thời gian để chủ toạ phiên toà ghi các quyết định vào bản án để ra tuyên án. Biên bản nghị án là một văn bản có tính pháp lý, nếu nội dung các quyết định được ghi trong biên bản nghị án khác với nội dung quyết định được ghi trong bản án, thì bản án đó không có giá trị pháp luật mà giá trị pháp luật là nội dung các quyết định đã được ghi trong biên bản nghị án, trong trường hợp này bản án sơ thẩm sẽ bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc thủ tục giám đốc thẩm nhằm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại.
Biên bản nghị án phải được các thành viên trong Hội đồng xét xử ký tên, nếu có thành viên nào có ý kiến thiểu số thì có thể ghi rigay vào biên bản nghị án hoặc bằng văn bản riêng.
Khoản 3 điều 326 quy định về Các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm:
– Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;
– Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư của LVN Group, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp;
– Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng;
– Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;
– Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;
– Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa;
– Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
– Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.
Khi Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề:
– Ra bản án và tuyên án;
-Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ;
– Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ;
– Tạm đình chỉ vụ án.
Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về các quyết định tại điểm c và điểm d khoản này.
2 Quy định chung về tuyên án
Sau khi nghị án, chủ toạ phiên toà thay mặt Hội đồng xét xử chỉnh lý lại bản án đã dự thảo theo nội dung mà Hội đồng xét xử đã thảo luận và quyết định trong khi nghị án.
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 198 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì nội dung bản án sơ thẩm phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiền toà, họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký phiên toà; họ tên của Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, thành phần xã hội và tiền án của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ. Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác địiih có tội và chứng cứ xác định vô tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và cần. phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo vô tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền lợi, nghĩa’1 vụ của họ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án và quyền kháng cáo đối với bản án.
Như vậy, theo quy định trên thì bản án hình sự sơ thẩm được kết cấu thành ba phần lớn : phần thứ nhất là phần mở đầu ghi những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, phần thứ hai là phần nội dung vụ án và nhận định của Hội đồng xét xử và phần thứ ba là phần quyết định.
Theo quy định tại điều 327 BLTTHS năm 2015 thì Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo. Bộ luật tố tụng hình sự thì khi tuyên án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, nếu theo quy định này thì mọi người trong phòng xử án phải đứng trong suốt thời gian tuyên án
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có nhiều bản án dài chủ toạ phiên toà phải đọc hàng tiếng đồng hồ, thậm chí mấy tiếng đồng hồ như vụ án Tân Trường Sanh mà Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử, bản án dài tới 100 trang, phải đọc tới 4 tiếng đồng hồ mới hết. Nếu mọi người cứ phải đứng suốt trong thời gian tuyên án thì nhất định sẽ mất trật tự, nên trong những trường hợp này, chủ toạ phiên toà thường chỉ đọc hết phần mở đầu của bản án rồi cho mọi người ngồi xuống, có trường hợp mọi người ngồi luôn đến khi đọc xong bản án, nhưng cũng có trường hợp đến phần quyết định, chủ toạ phiên toà lại yêu cầu mọi người đứng dậy.Nếu bị cáo không biết tiếng việt thì sau khi chủ tọa đọc xong bản án thì người phiên dịch sẽ dịch lại bản án cho bị cáo việc này phải công khai trước tòa cho mọi người cùng nghe
Trong phần quyết định của bản án, ngoài các nội dung về tội danh, hình phạt, về bồi thường thiệt hại, về các biện pháp tư pháp, về án phí…trong một số trường hợp Toà án còn quyết định trả tự do ngay tại phiên toà cho bị cáo đang bị tạm giam, bắt giam ngay bị cáo tại phiên toà hoặc quyết định khởi tố vụ án tại phiên toà.
Xem xét việc trả tự do cho bị cáo hoặc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án theo đúng quy định tại Điều 227 và Điều 228 BLTTHS năm 1988, hướng dẫn tại mục 4 Phần IV Nghị quyết số 04/2004. Quyết định trả tự do cho bị cáo phải làm đúng theo mẫu số 05đ (ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2004). Quyết định tạm giam phải làm đúng theo mẫu số 01d; Quyết định bắt và tạm giam phải làm đúng theo mẫu số 01đ (ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004). Cần chú ý đối với bị cáo bị phạt tử hình thì phải quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.
Sau khi chủ toạ phiên toà đọc xong bản án, nếu xét thấy cần thiết thì chủ toạ phiên toà giải thích thêm cho bị cáo và những người tham gia tố tụng về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo. Việc giải thích của chủ toạ phiên toà phải tuân theo nguyên tắc, chỉ giải thích những vấn đề đã tuyên trong bản án, nhưng vì quyết định của bản án chỉ ghi tóm tắt mà nếu không giải thich thì bị cáo và những người tham gia tố tụng không hiểu hoặc họ yêu cầu giải thích, tuyệt đối không được giải thích trái với quyết định của bản án.
3 Một số vấn đề cần giải quyết sau khi tuyên án
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì sau khi tuyên án, Toà án cấp sơ thẩm chỉ có nhiệm vụ hoàn tất và cho phát hành bản án hình sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Tuy nhiên, ngoài việc giao bản án, Toà án cấp sơ thẩm còn thực hiện một số công việc mà Bộ luật tố tụng hình sự không quy định như: nhận đơn kháng cáo, làm thủ tục kháng cáo, kháng nghị và chuyển hồ sơ lên Toà án cấp phúc thẩm để xét xử phúc thẩm và một số yiệc khác.
3.1 Giao bản án
Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì chậm nhất là mười lăm ngày sau khi tuyên án, Toà án phải giao bản sao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, gửi bản sao bản án cho những người bị xử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.
Còn theo quy định mới nhất của BLTTHS năm 2015 tại điều 622 khoản 1 thì
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, bị hại, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng mặt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo làm việc, học tập; cấp bản sao bản án hoặc trích lục bản án về những phần có liên quan cho đương sự hoặc người đại diện của họ.
Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này thì trong thời hạn nêu trên, bản án phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.
Tòa án cấp sơ thẩm gửi bản án cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp bản án sơ thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp; cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm; Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo; người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện của họ; cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp bản án phúc thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập của bị cáo. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày.( khoản 2 )
3.2 Nhận hồ sơ kháng cáo thông báo kháng cáo, kháng nghị, gửi hồ sơ lên Toà án cấp phúc thẩm
Có một số hành vi tố tụng lại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp sơ thẩm như: việc tiếp nhận kháng cáo, kháng nghị; thông báo kháng cáo, kháng nghị; lập hồ sơ kháng cáo, kháng nghị để chuyển lên Toà án cấp phúc thẩm. Vì vậy những hành vi tố tụng trên không thuộc giai đoạn phúc thẩm mà vẫn thuộc giai đoạn sơ thẩm, nhưng là những hành vi tố tụng sau khi tuyên án của Toà án cấp sơ thẩm.
Theo quy định tại điều 331 BLTTHS năm 2015 thì những trường hợp sau có quyền kháng cáo
– Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
– Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
– Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Theo quy định tại điều 334 BLTTHS năm 2015 thì Tòa án cấp sơ thẩm nhận đơn kháng cáo và quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát. Việc tiếp nhận kháng cáo có thể bằng đơn hoặc lời trình bày trực tiếp của bị cáo và những người tham gia tố tụng, trong trường hợp này thì Toà án cấp sơ thẩm phải lập biên bản về việc kháng cáo đó. Sau khi tiếp nhận kháng cáo hoặc kháng nghị, Toà án cấp sơ thẩm phải thu dự phí kháng cáo, lập tờ trình kháng cáo, kháng nghị, kiểm tra, sắp xếp lại hồ sơ và theo quy định tại Điều 210 thì Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng biết.
Điều 338 BLTTHS năm 2015 quy định về việc thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị
– Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.
– Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
– Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.0191 để đượcLuật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group
>> Xem thêm: Bản cáo trạng là gì ? Khái niệm về bản cáo trạng ?
Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!