1. Khái niệm về thương mại quốc tế
Cho đến nay chưa có một định nghĩa hay một cách hiểu thống nhất về hoạt động thương mại quốc tế. Người ta mới chỉ thống nhất ở điểm: thương mại quốc tế là tổng hợp các hoạt động, giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế. Điểm chưa thống nhất là ở chỗ tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế thì đối tượng tham gia gồm nhiều chủ thể khác nhau. Có quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các quốc gia (kể cả các nước, vũng lãnh thổ) nhưng cũng có quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các doanh nghiệp, các công ty thương mại của các nước khác nhau với nhau.
Có thể hiểu thương mại quốc tế tức là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP.
Quan hệ thương mại quốc tế cũng có thể có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thể giới (WTO) hoặc của cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL)…
2. Trọng tài thương mại quốc tế là gì?
Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.
Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định. Khi các bên thiết lập một thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài.
Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.
Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.
Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”
Căn cứ tại Khoản 2 điều 3 Luật trọng tài thương mại Việt Nam quy định như sau
“2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”
Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản : thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.
3. Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại trong thương mại quốc tế
Trong trường hợp một bên của đồng thương mại quốc tế vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng thì Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Thông thường, việc vi phạm hợp đồng của một bên sẽ dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều trường hợp xảy ra việc vi phạm hợp đồng nhưng không gây ra thiệt hại.
Bên cạnh đó, các văn bản quốc tế cũng đồng ý với nguyên tắc có thiệt hại mới có bồi thường. Điều này thể hiện qua các điều khoản sau:
Điều 74 Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG):
“Mức bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên bao gồm giá trị tổn thất, kể cả khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ, mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra…”.
Điều 7.4.2 Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT (PICC):
“Bên bị vi phạm có quyền đòi bồi thường toàn bộ những thiệt hại mà mình đã phải chịu từ việc không thực hiện”.
Khoản 1 Điều 9:501 Những nguyên tắc luật hợp đồng châu Âu (PECL):
“Bên bị vi phạm có quyền đòi bồi thường thiệt hại cho những tổn thất gây ra bởi bên không thực hiện mà việc không thực hiện không được cho miễn trừ theo Điều 8:108”.
Không nằm ngoài xu hướng chung, pháp luật Việt Nam cũng cho rằng thiệt hại xảy ra là yếu tố bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi quy định căn cứ này tại khoản 2 Điều 303 Luật thương mại năm 2005.
Do bên bị vi phạm chỉ có thể được bồi thường khi có thiệt hại xảy ra nên việc chứng minh các thiệt hại là việc làm tất yếu. Bên bị vi phạm có trách nhiệm chứng minh một cách hợp lý và xác đáng rằng những tổn thất mình phải phải gánh chịu là hệ quả trực tiếp của sự vi phạm hợp đồng.
Trong các văn bản pháp luật quốc tế, nghĩa vụ chứng minh thiệt hại do vi phạm hợp đồng thường không được quy định rõ ràng. Nếu có quy định về trách nhiệm chứng minh thì cũng chỉ là quy định về nghĩa vụ chứng minh của bên vi phạm trong trường hợp bất khả kháng (Điều 79 CISG, Điều 7.1.7 PICC, và Điều 8: 108 PECL). Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết tranh chấp, vấn đề này thường được ngầm hiểu là nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên bị vi phạm (1). Trong khi đó, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 dành riêng Điều 304 để quy định về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại. Theo đó, nghĩa vụ chứng minh thiệt hại do vi phạm hợp đồng thuộc về bên yêu cầu bồi thường thiệt hại. Để buộc bên vi phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại thì bên yêu cầu bồi thường phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng. Nhìn chung, việc xác định và chứng minh khoản lợi mất hưởng thường là dự đoán (vì trong thực tế đã bỏ lỡ lợi nhuận này), nên việc xác định chính xác cũng rất khó khăn. Đặc biệt, thiệt hại tinh thần là những thiệt hại vô hình, trừu tượng nên rất khó tính toán và chứng minh.
4. Vụ việc tranh chấp trong thương mại quốc tế có liên quan đến chứng minh thiệt hại
– Các bên:
+ Nguyên đơn: Người mua Mỹ
+ Bị đơn: Người bán Trung Quốc
– Các vấn đề được đề cập:
+ Giá trị của giấy chứng nhận giám định
+ Giá trị lời tuyên bố miệng về chất lượng hàng hoá khi nhận hàng
+ Thiệt hại một phần hay toàn bộ
– Tóm tắt vụ việc:
Bị đơn bán cho Nguyên đơn 12 MT cua đông lạnh (1.200 thùng, mỗi thùng 10 kg) với giá 2.560 USD/MT, giá CIF Los Angeles, tổng trị giá là 30.720 USD; và 39,04 MT tôm muốỉ (1.952 thùng, mỗi thùng 20 kg) với giá 1.150 USD/MT, giá CIF Los Angeles, tổng trị giá là 44.896 USD.
Ngày 9 tháng 6 năm 1985, Bị đơn giao 12 MT cua đông lạnh và 34 MT tôm muối tại Phúc Châu. Hàng được vận chuyển qua Hồng Kông để tới Los Angeles. Theo Nguyên đơn, số hàng này đến Los Angeles ngày 9 tháng 7 năm 1985 và được chuyển vào kho bảo quản ngày 16 tháng 7 năm 1985.
Sau khi thông báo cho các khách hàng, từ ngày 20 tháng 7 năm 1985 Nguyên đơn bắt đầu giao hàng cho khách của mình. Ngày 25 tháng 7 năm 1985, một số khách hàng trả lại cua đông lạnh với lý do cua đã bị hỏng.
Ngày 8 tháng 8 năm 1985, Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tiến hành một cuộc thanh tra y tế thường lệ tại nhà kho. Đối tượng của cuộc thanh tra là tất cả thực phẩm được bảo quản tại đó bao gồm cả cua đông lạnh và tôm muối, đối tượng trong vụ tranh chấp này. Kết quả thanh tra là 14 loại hàng hoá khác nhau đã bị tịch thu chờ giải quyết. Cua đông lạnh không ở trong số hàng hoá bị tịch thu nhưng 480 thùng tôm muôi (20 kg/thùng) đã bị tịch thu. Báo cáo thanh tra xác minh 480 thùng tôm muối đó được vận chuyển từ Trung Quốc nhưng không nói rõ chính xác tên nhà cung cấp tại Trung Quốc.
Ngày 29 tháng 7 năm 1985, Nguyên đơn đã yêu cầu Công ty Toplis & Harding (Toplis & Harding) ồ Mỹ giám định cua đông lạnh và tôm muối trong các nhà kho hải quan và kho lạnh liên bang vào ngày 30 tháng 7 năm 1985. Đến ngày 1 tháng 11 năm 1985, Toplis & Harding mổi cấp giấy chứng nhận giám định trong đó nêu:
“Bao bì ngoài của 1.200 thùng cua đông lạnh ở tình trạng tốt. Tuy nhiên, khi mở các thùng hàng này thì ngoài số hàng vẫn còn tốt, có một số hàng đã bị đổi màu. Hơn nữa, khi bổ đôi một số cua để kiểm tra thì một số đã bị hỏng. Chúng tôi đã cố gắng xác định số lượng cua bị hỏng nhưng không được. Phương pháp nitrate để thử các thùng cua đông lạnh đã cho kết quả âm tính. Bao bì ngoài của 1.952 thùng tôm muối vẫn tốt và không bị ảnh hưởng của không khí ẩm. Sau khi mở một số thùng tôm muối thì cũng thấy có những thùng đã bị hỏng. Tôm đã bị hỏng vào thời điểm xếp lên tàu. Chúng tôi đã có kết quả âm tính khi dùng phương pháp nitrate để kiểm tra. Trước đó, sau khi hàng hoá được thử vi khuẩn như Nguyên đơn yêu cầu, chúng tôi đã đề nghị trước tiên nên bán số hàng này để giảm thiểu thiệt hại. Chúng tôi cho rằng hàng hoá bị hỏng không liên quan tới quá trình vận chuyển mà xảy ra khi đóng gói.”
Ngày 12 tháng 9 năm 1985, Nguyên đơn yêu cầu Michelson Laboratories ở Mỹ đề nghị giám định cua đông lạnh và tôm muôi. Ngày 25 tháng 9 năm 1985, Michelson Laboratories cấp giấy:
“…. hai loại hàng hoá nói trên đã được giám định. Cua và tôm đã bị bốc mùi do bị hỏng. Số hàng này đã được kiểm tra theo chuẩn quốc tế, nghĩa là kiểm tra 5.900 con tôm muôi và 11.000 con cua. Cua và tôm không có tỷ lệ vi khuẩn cao. Có thể vi khuẩn đã ngừng phát triển do hàng đã bị hỏng. Vì vậy, không thể tiến hành thử vi khuẩn.”
Ngày 8 tháng 8 năm 1985, một tháng sau khi hàng đến Los Angeles, Nguyên đơn đã gửi telex cho Bị đơn thông báo rằng chất lượng cua đông lạnh và tôm muối quá tồi và đề nghị trả lại hàng. Ngày 12, ngày 22 và ngày 25 tháng 8 năm 1985, Nguyên đơn lại fax cho Bị đơn và đề nghị trả lại hàng do vấn đề chất lượng. Ngày 21 và ngày 29 tháng 8 năm 1985, Bị đơn trả lời chất lượng hàng hoàn toàn tốt khi giao hàng tại Phúc Châu và hàng đã được kiểm định bởi Cục kiểm định hàng hoá Trung Quốc (CCIB) tại Phúc Châu. Bị đơn nói rõ nếu có vấn đề gì về chất lượng xảy ra thì đó là do quá trình vận chuyển và Nguyên đơn nên đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm. Nguyên đơn không tán thành ý kiến này. Sau đó, theo Nguyên đơn, hàng hoá đã bị huỷ toàn bộ.
Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn trả lại số tiền đã thanh toán nhưng không được Bị đơn chấp thuận. Sau nhiều lần thương lượng, ngày 12 tháng 4 năm 1986 Bị đơn đã đồng ý bồi thường 7.337 USD cho 319 thùng tôm muối với điều kiện là Nguyên đơn đưa ra được bằng chứng do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh 319 thùng tôm muối đó đúng là 319 thùng tôm muối do Bị đơn giao ngày 10 tháng 6 năm 1985. Đồng thời, Bị đơn yêu cầu tiếp tục thương lượng và trong trường hợp thương lượng thất bại thì sẽ đưa vấn đề ra trọng tài. Các bên đã không đạt được thoả thuận nào và ngày 12 tháng 5 năm 1986, Nguyên đơn nộp đơn kiện ra Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, yêu cầu Bị đơn trả lại số tiền đã thanh toán mua cua đồng lạnh và tôm muối 75.616 USD, cộng thêm số tiền lãi tính từ ngày 15 tháng 7 năm 1985 cho tỡi ngày Bị đơn trả lại tiền.
Bị đơn lập luận như sau:
– Nguyên đơn không có đủ tư cách để khiếu kiện bởi ngưòi mua theo hợp đồng là XX Trading Corporation, một công ty thương mại Mỹ chứ không phải Nguyên đơn (C.R. Food, Inc). Hợp đồng được ký bởi XX chứ không phải là Nguyên đơn.
– Nguyên đơn không có quan hệ hợp đồng với Bị đơn và Bị đơn không hề giao hàng hoá cho Nguyên đơn. Hàng hoá, đốỉ tượng của vụ tranh chấp, không phải do Bị đơn cung cấp và hàng hoá do Cơ quan kiểm định Hoa Kỳ kiểm tra cũng không phải do Bị đơn cung cấp. Ngay cả khi nếu số hàng hoá đó do BỊ đơn cung cấp thì khi hàng tới Los Angeles, XX đã sắp xếp cho Toplis & Harding kiểm định hàng hoá mà không báo trước cho Bị đơn, Bị đơn không chấp thuận cho Toplis & Harding tiến hành kiểm định hàng hoá.
– Kết quả kiểm định của Toplis & Harding liên quan đến quy trình lấy mẫu và giám định hàng hoá, ngày cấp giấy chứng nhận giám định, phần nội dung giấy chứng nhận liên quan đến nơi bảo quản hàng hoá, chất lượng hàng, số lượng khách mua hàng và số hàng bán ra, ngày và số lượng hàng bị khách trả lại hoàn toàn mâu thuẫn với chứng cứ do XX đưa ra và trình bày của người đại diện XX tại phiên xét xử. Ví dụ: giấy chứng nhận kiểm định nói 1.200 thùng cua đông lạnh và 1.952 thùng tôm muối đã được kiểm định, nhưng người đại diện của XX nói với Uỷ ban trọng tài là vào ngàỹ 25 tháng 7 năm 1985, hàng đã được bán hết cho các khách hàng. Người đại diện của XX đính chính rằng ngày 25 tháng 7 năm 1985, một số khách hàng đã trả lại tôm đông lạnh. Nhưng người đại diện không thể nói rõ số lượng hàng thực tế đã bán và bị trả lại và xác nhận là anh ta không biết điều đó vì anh ta không có mặt. Tuy nhiên, bản kê khai ngày 25 tháng 10 năm 1985 của kho bảo quản mà người đại diện trình lên Uỷ ban trọng tài cho thấy rõ ràng 1.201 thùng cua đông lạnh Trung Quốc đã được đưa vào trong kho ngày 16 tháng 7 năm 1985, 200 thùng đã được bán ngày 15 tháng 8, 200 thùng bán ngày 16 tháng 8 và 200 thùng đã chuyển cho Nguyên đơn ngày 16 tháng 8. Ngày 19 tháng 8, khách hàng đã trả lại 200 thùng. Ngày 22 tháng 8, 200 thùng đã được chuyển cho Nguyên đơn. Ngày 16 tháng 9, khách hàng đã trả lại 140 thùng. Ngày 23 tháng 9, 50 thùng đã được chuyển cho Nguyên đơn. Với lịch mua bán và trả lại như trên, “Toplis and Harding không thể giám định được tất cả 1.200 thùng cua đông lạnh.”
Trong giấy chứng nhận giám định, Toplis & Harding ghi 1.952 thùng tôm muốỉ đã được kiểm tra. Tuy nhiên, XX đã fax cho Bị đơn thông báo 1.163 thùng tôm đã bị tịch thu. Vì vậy, Bị đơn đặt câu hỏi làm thế nào mà Toplis & Harding lại có thể kiểm tra được đến 1.952 thùng tôm muối còn lại, Toplis & Harding đã kiểm tra bao nhiêu thùng tôm muốỉ, kiểm tra ỏ đâu và vào khi nào.
Tóm lại, giấy chứng nhận kiểm định do Toplis & Harding cấp và XX trình lên Uỷ ban trọng tài không đúng với sự thật và vì vậy, không có giá trị pháp lý.
– Hợp đồng quy định khiếu kiện về chất lượng, số lượng và trọng lượng của hàng hoá phải được đưa ra trong vòng 30 ngày sau khi hàng đến cảng. Sau khi Nguyên đơn thông báo cho Bị đơn về chất lượng hàng hoá qua điện thoại ngày 20 tháng 8 năm 1985, Nguyên đơn lại fax cho Bị đơn để phủ nhận thông báo đó. Bị đơn từ chôì nhận hai bản fax và vì vậy, khiếu kiện của Nguyên đơn về chất lượng hàng hoá nên bị bác vì đưa ra sau thời hạn quy định.
– Hợp đồng quy định chất lượng và trọng lượng hàng hoá phải được kiểm định bởi cơ quan kiểm định hàng hoá tại cảng xếp hàng. Cua đông lạnh và tôm muối được xếp lên tàu tại Phúc Châu, Trung Quốc và đã được Cục kiểm định hàng hoá (CCIB) tỉnh Phúc Kiến cấp giấy chứng nhận kiểm định.
– Nguyên đơn khiếu kiện rằng ngày 31 tháng 8 năm 1985, 1.200 thùng cua đông lạnh và 1.952 thùng tôm muối đã được đưa đến bãi rác để huỷ. Nhưng ngày 12 tháng 9, Michelson Laboratories ở Mỹ xác nhận là đã nhận được mẫu cua đông lạnh và tôm muối để kiểm định. Bản kê khai kho ngày 25 tháng 10 cho thấy rõ ràng một số thùng cua đông lạnh đã được bảo quản trong kho cho đến ngày 23 tháng 9. Thậm chí, năm 1986, Nguyên đơn đã yêu cầu Bị đơn trả lại hàng. Những sự việc đó cho thấy sự không chính xác trong việc Nguyên đơn đã huỷ hàng hoá, ngày và số lượng hàng hóa bị hủy. Nguyên đơn chỉ tuyên bố 1.200 thùng cua đông lạnh và 1.952 thùng tôm muối đã bị huỷ và đưa vào bãi rác ngày 31 tháng 8 năm 1985 mà không có bên thứ ba độc lập làm chứng. Vì vậy đây không thể coi như chứng’ cứ về việc hàng bị hủy.
Căn cứ vào những sự kiện trên, Bị đơn cho rằng nên bác khiếu kiện của Nguyên đơn.
Nguyên đơn bác lập luận của Bị đơn như sau:
Người đứng đầu XX ở Mỹ có hai công ty với tên tiếng Anh là XX Food, Inc và XX Trading Co. Sau đó, hai cộng ty này đã sáp nhập với nhau và lấy tên là XX Food, Inc. Tài sản và nghĩa vụ pháp lý của XX Trading Co. đều chuyển cho XX Food, Inc và vì vậy, XX Food, Inc là một bên trong vụ kiện này.
Việc mua bán cua đông lạnh và tôm muối được thực hiện qua điện thoại chứ không qua ký kết hợp đồng. Việc giao hàng được thực hiện dựa trên thư tín dụng thanh toán. Hai bản hợp đồng Bị đơn trình lên uỷ ban trọng tài không có chữ ký của Nguyên đơn hay Bị đơn. Hơn nữa, số lượng cả cua đông lạnh và tôm muôi là 150 MT, không liên quan gì đến việc mua bán 12 MT cua đông lạnh và 39.04 MT tôm muối hiện tại. Không có căn cứ để Bị đơn trích dẫn các điều khoản liên quan đến thời hạn khiếu kiện và và các điều khoản kiểm định hàng hoá để bác khiếu kiện của Nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại.
Nguyên đơn không bác các lập luận khác của Bị đơn.
5. Phán quyết của Ủy ban trọng tài:
XX Food, Inc và XX Trading, Co đã sáp nhập và giữ lại tên XX Food, Inc. Vì vậy, Nguyên đơn có đủ tư cách pháp lý để khiếu kiện.
Nguyên đơn có quyền yêu cầu cơ quan kiểm định kiểm tra cua đông lạnh và tôm muối. Nguyên đơn đã không thông báo trước việc kiểm định hàng hoá cho Bị đơn hoặc được sự đồng ý của Bị đơn trước khi Nguyên đơn đơn phương mòi Toplis & Harding kiểm định hàng hoá. Sau ba tháng tiến hành việc kiểm định, cơ quan kiểm định mới cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, nội dung của giấy chúng nhận mâu thuẫn với các văn bản Nguyên đơn đưa ra và sự trình bày của Nguyên đơn trong phiên xét xử. Nguyên đơn không có đủ chứng cứ để chứng minh hàng hoá đã kiểm định là hàng do Bị đơn giao. Vì vậy, Bị đơn đã đúng khi từ chối chấp nhận giấy chứng nhận kiểm định.
Các bản hợp đồng Bị đơn trình lên Uỷ ban trọng tài không có chữ ký của cả Nguyên đơn lẫn Bị đơn. Nội dung của các bản hợp đồng cũng không thông nhất vói nội dung vụ kiện. Vì vậy, Bị đơn không có quyền viện dẫn thời hạn khiếu kiện để bác khiếu kiện của Nguyên đơn.
Bị đơn đã tuyên bố điều khoản kiểm định hàng hoá của hai hợp đồng trên quy định giấy chứng nhận kiểm định của Cục kiểm định hàng hoá (CCIB) là về chất lượng hàng hoá. Cua đông lạnh và tôm muối đã được kiểm định bởi Cục kiểm định hàng hoá (CCIB) ở Phúc Châu, do đó, không thể bác được chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên, hai hợp đồng trên không có giá trị pháp lý vì không bên nào ký và số lượng hàng không thống nhất với nội dung vụ việc. Hơn nữa, Bị đơn không đưa ra giấy chứng nhận kiểm định chính thức do Cục kiểm định hàng hoá (CCIB) cấp. Tuyên bố của Bị đơn về chất lượng cua đông lạnh và tôm muôi không có đủ chứng cứ.
Nguyên đơn không đưa ra bằng chứng chứng minh toàn bộ hàng hoá đã bị huỷ vào ngày 31 tháng 8 năm 1985. Ngược lại, một số bằng chứng đưa ra mâu thuẫn với trình bày bằng lời và bằng văn bản của Nguyên đơn. Tóm lại, không thể khẳng định 1.200 thùng cua đông lạnh và 1.952 thùng tôm muối đã bị huỷ vào ngày 31 tháng 8 năm 1985.
Uỷ ban trọng tài kết luận:
Nguyên đơn đã không đưa ra đủ chứng cứ để chứng minh tất cả 1.200 thùng cua đông lạnh và 1.952 thùng tôm muối có vấn đề về chất lượng hay hàng hoá đã bị huỷ. Vì vậy, bác khiếu kiện của Nguyên đơn đòi Bị đơn trả lại tiền hàng và tiền lãi kèm theo.
Bị đơn thừa nhận kết quả kiểm định y tế của Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và tự nguyện bồi thưồng 7.337 USD cho 319 thùng tôm muối vi phạm Luật thực phẩm của Mỹ. Theo các báo cáo của Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA), 480 thùng tôm muối, chứ không phải là 319 thùng, không đạt tiêu chuẩn y tế và Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn 11.040 USD cộng với tiền lãi, chứ không phải là 7.337 USD.
Ngoài các khoản bồi thường nói trên, Bị đơn không phải bồi thường cho Nguyên đơn bất kỳ một khoản tiền nào.
Phán quyết:
Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn 11.040 USD cộng với tiền lãi tính từ ngày 1 tháng 9 năm 1985 cho đến ngày Bị đơn trả tiền, với lãi suất 7%/năm.
Bác các khiếu kiện khác của Nguyên đơn.
Cả hai bên đều phải trả phí trọng tài, Bị đơn trả 80% phí trọng tài và Nguyên đơn trả 20% phí trọng tài.