1. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức

Một cách hợp lý, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả không chỉ tài sản gốc mà cả hoa lợi, lợi tức gắn với tài sản đó. Việc hoàn trả tài sản gốc được quy định tại Điều 580 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 580. Tài sản hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.

2. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi về tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền.

Ngoài việc hoàn trả giá trị tài sản gốc theo quy định tại Điều 580 Bộ luật này, người chiếm hữu, sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản gốc.

Theo Điều 581 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Mức hoàn trả hoa lợi, lợi tức trong trường hợp không ngay tình

Mức độ hoa lợi, lợi tức phải hoàn trả phụ thuộc vào ý chí của người chiếm hữu, sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản tại thời điểm chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi. Cụ thể:

Nếu người chiếm hữu, sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng không ngay tình thì phải hoàn trả toàn bộ hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu. Về nguyên tắc, người không ngay tình không được quyền khai thác công dụng, không được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại, cho nên người không ngay tình phải hoàn trả toàn bộ hoa lợi, lợi tức thu được là quy định phù hợp. Ví dụ, A ăn trộm bò của B, trong năm đầu tiên con bò đẻ ra một con bê, trong năm thứ hai lại tiếp tục đẻ ra con bê thứ hai, ngay sau đó chủ sở hữu phát hiện và kiện đòi. Trong trường hợp này, A phải trả cả con bò và hai con bê.

3. Mức hoàn trả hoa lợi, lợi tức trong trường hợp ngay tình

Nếu người chiếm hữu, sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì chỉ hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Quy định này là phù hợp, thể hiện sự thống nhất với các quy định có liên quan trong Bộ luật dân sự (theo khoản 3 Điều 184, người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại). Ví dụ, A mua phải con bò do c ăn trộm của B bán cho, khi con bò đẻ ra con bê đầu tiên thì A biết con bò đó do c ăn trộm rồi bán cho mình. Sang năm thứ hai, con bò tiếp tục đẻ con bê thứ hai thì B phát hiện và kiện đòi. Lúc này A phải trả cho B còn bò và con bê thứ hai, con bê thứ nhất thuộc sở hữu của A theo quy định tại khoản 3 Điều 184 Bộ luật dân sự

Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng tài sản, người được về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo thời hiệu được quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự thì nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức sẽ không đặt ra.

4. Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả tài sản

Theo quy định tại Điều 582 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Điều 582. Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả

Trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.

Tại thời điểm kiện đòi tài sản, tài sản có thể đã được chuyển giao cho người thứ ba thông qua một giao dịch dân sự cụ thể. Tuy nhiên, giao dịch với người thứ ba sẽ không được thừa nhận bởi vì giao dịch đó có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật tại điểm b khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Do đó, thay vì kiện đòi người chiếm hữu, sử dụng, được lợi, chủ sở hữu và các chủ thể có quyền khác đối với tài sản sẽ khởi kiện người thứ ba để đòi lại tài sản.

Tuy nhiên, không phải trường họp nào người thứ ba cũng phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản. Cụ thể, theo Điều 133 Bộ luật dân sự 2015, nếu người thứ ba đã đăng ký tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì họ không phải hoàn trả tài sản. Điều luật này đã dự liệu được những trường hợp xảy ra trên thực tê nên đã quy định cụ thê nhăm loại trừ bằng cụm từ “trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.

Nếu người thứ ba phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu hoặc chủ thể có quyền khác đối với tài sản, thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba chỉ được chấp nhận khi có các điều kiện sau:

– Để có được tài sản đó, người thử ba đã phải trả tiền hoặc đền bù bằng tài sản khác cho người chuyển giao. Tức là, người thứ ba được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại phải là người có được tài sản thông qua một giao dịch có đền bù với người chuyển giao tài sản. Ví dụ, thông qua mua bán, trao đổi tài sản;

– Người thứ ba có thiệt hại khi chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản. Điều này có nghĩa rằng, người thứ ba phải chứng minh mình bị thiệt hại thì mới có thể yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp không chứng minh được thiệt hại sẽ không có quyền yêu cầu người chuyển giao tài sản phải bồi thường. Thực tế, nhiều trường hợp người thứ ba đã đạt được những lợi ích từ việc khai thác công dụng của tài sản mà lợi ích này có thể lớn horn khoản tiền mà họ phải bỏ ra để có được tài sản;

Ngoài ra, người thứ ba được yêu cầu bồi thường ở đây phải là người chiếm hữu ngay tình. Bải vì, người chiếm hữu ngay tình là người không biết và không thể biết người chuyển giao tài sản cho mình là người không có quyền. Do đó, họ phải được bảo vệ quyền lợi từ hành vi của người chuyển giao tài sản. Tức là khi đó, giao dịch giữa người thứ ba và người chuyển giao tài sản là giao dịch dân sự vô hiệu, và người có lỗi chính là người chuyển giao tài sản, nên họ phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu người thứ ba là người không ngay tình thì hoặc là họ sẽ không được bồi thường thiệt hại, hoặc là họ chỉ được bồi thường một phần thiệt hại tưorng ứng với mức độ lỗi của người chuyển giao tài sản.

5. Nghĩa vụ thanh toán của chủ sở hữu tài sản

Theo quy định tại Điều 583 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 583. Nghĩa vụ thanh toán

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản

Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có thể đem lại cho người chiếm hữu, sử dụng, được lợi những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tài sản, bản thân người chiếm hữu có thể phải bỏ ra những chi phí cần thiết nhằm bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản. Đây là những chi phí thiết yếu nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của tài sản mà ngay cả chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản cũng phải bỏ ra khi trực tiếp sử dụng tài sản. Do đó, nếu người chiếm hữu, sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả tài sản và hoa lợi, lợi tức cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, thì bản thân chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản cũng phải thanh toán các chi phí hợp lý để bảo quản, làm tăng giá trị tài sản.

Ngoài những chi phí này, có ý kiến cho rằng chủ sở hữu, chù thể có quyền khác đối với tài sản còn phải thanh toán thù lao cho người chiếm hữu, sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng, việc thanh toán thù lao trong việc bảo quản tài sản là không cần thiết, bởi vì việc bảo quản tài sản trong thời gian đó là nhằm phục vụ cho việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức do tài sản mang lại chứ không vì lợi ích của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản. Hơn nữa, nếu tài sản không bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì bản thân chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đổi với tài sản có thể tự quản lý tài sản mà không phải tốn chi phí cho việc trông giữ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trân trọng./.