1. Khi vận chuyển thì tài sản bị hỏng, ai là người chịu trách nhiệm trong trường hợp này?
Quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng thường do các bên chủ thể thỏa thuận. Tuy nhiên, xếp vào hệ thống các hợp đồng thông dụng trong Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng vận chuyển tài sản cũng được pháp luật ghi nhận quyền và nghĩa vụ tương xứng của các bên. Theo đó, bên vận chuyển có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 534 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 534. Nghĩa vụ của bên vận chuyển
1. Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn.
2. Giao tài sản cho người có quyền nhận.
3. Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
5. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn. Nếu trường hợp bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến sai địa điểm hoặc quá thời hạn thì phải chịu trách nhiệm trước bên thuê vận chuyển.
– Giao tài sản cho người có quyền nhận. Bên có quyền nhận tài sản không nhất thiết phải là bên thuê vận chuyển. Do đó, nghĩa vụ chuyển giao tài sản là nghĩa vụ của bên vận chuyển có thể trước bên thuê vận chuyển và bên có quyền.
Ví dụ: A thuê B chở hàng hóa cho C. Theo đó, B có nghĩa vụ vận chuyển và giao tài sản cho người có quyền là C.
– Chịu các chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp thỏa thuận bên thuê vận chuyển phải trả hoặc người có quyền trả. Các khoản chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản có thể kể đến như: Xăng dầu đi lại, khấu hao phương tiện, phí đường bộ, phí bồi dưỡng sức khỏe cho người chuyên chở hoặc phụ giúp… Nguyên tắc xác định, bên vận chuyển phải chịu các khoản phí này. Việc ghi nhận nguyên tắc này là một sự hợp lý vì thông lệ cước phí thỏa thuận đã bao gồm các chi phí này mà bên thuê vận chuyển phải trả cho bên vận chuyển. Nên về bản chất, các chi phí này vẫn do bên thuê vận chuyển hoặc thậm chí là người có quyền trả.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
==> Như vậy, bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu làm mất, hỏng tài sản trong trường hợp bên này có lỗi.
2. Trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự được định nghĩa là loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của cá nhân hoặc tổ chức đối với bên thứ ba khi xảy ra rủi ro. Trong đó, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sẽ là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm với người thứ ba. Khái niệm trách nhiệm dân sự có thể hiểu theo nhiều cách. Tuy nhiên đơn giản và dễ hiểu nhất, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng khi có sự vi phạm pháp luật dân sự, nhằm mục đích bù đắp tổn hại về vật chất của người bị thiệt hại.
Những sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự phổ biến hiện nay:
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với hàng hóa vận chuyển
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ vật nuôi …
Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự là giải pháp tài chính hiệu quả, giúp người tham gia chủ động bảo vệ tài sản và bản thân đồng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng. Trong trường hợp, có tai nạn hoặc gặp sự cố, dẫn tới thiệt hại về tài sản, con người thì Công ty bảo hiểm sẽ chi trả một khoản bồi thường cho bị hại.
– Việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc với chủ các phương tiện cơ giới. Ghi nhận loại nghĩa vụ này cho bên vận chuyển làm phát sinh các quan điểm khác nhau:
Thứ nhất, mua bảo hiểm là nghĩa vụ theo quy định của pháp luật của bên thuê vận chuyển. Do đó, bên vận chuyển được xác định là chủ thể có chức năng kinh doanh dịch vụ vận chuyển tài sản phải được cơ quan nhà nước cấp phép hoạt động. Cho nên, các chủ thể này phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Và như vậy, các chủ thể không có chức năng này không thể là một bên trong quan hệ hợp đồng vận chuyển tài sản được.
Thứ hai, loại nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của bên vận chuyển sẽ được áp dụng khi bên vận chuyển thực hiện công việc vận chuyển bằng các phương tiện buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Còn lại, nếu vận chuyển bằng các phương tiện mà luật không bắt buộc phải mua bảo hiểm thì không phải áp dụng loại nghĩa vụ này. Ví dụ: Xe ngựa, trâu, bò… Và quan điểm này nhận diện sự thỏa thuận của các bên chủ thể theo đó một bên thực hiện công việc chuyển chở tài sản của người thuê từ địa điểm này đến địa điểm khác không nhất thiết đó phải là phương tiện theo quy định đều .được xác định là hợp đồng vận chuyển tài sản. Chúng tôi cho rằng quan điểm thứ hai phù hợp hơn vì luật không quy định chỉ rõ bên vận chuyển phải là chủ thể được cấp phép hoạt động lĩnh vực vận chuyển.
3. Bên vận chuyển có quyền kiểm tra tài sản vận chuyển không?
Điều 535 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 535. Quyền của bên vận chuyển
1.Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác.
2.Từ chổi vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
3.Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.
4.Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.
==> Như vậy, theo quy định trên thì bên vận chuyển có quyền kiểm tra tài sản vận chuyển.
Loại quyền này được ghi nhận dựa trên cơ sở công việc vận chuyển được bên vận chuyển thực hiện nên cần phải làm rõ:
– Đối tượng là vận chuyển tài sản nên cần phải xác định rõ tài sản là loại gì? Cụ thể số lượng, chất lượng, chủng loại… Khi được bên thuê vận chuyển giao tài sản cần phải kiểm tra tính xác thực về tài sản để tránh nhầm lẫn;
– Xác định rõ tài sản để biết chắc chắn công việc vận chuyển loại tài sản này không vi phạm quy định của pháp luật. Nếu không thể kiểm tra được tài sản mà có vận đơn, chứng từ vận chuyển khác thì bên vận chuyển có quyền kiểm tra.
4. Nếu tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận thì bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển không?
-Theo khoản 2 Điều 535 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền của bên vận chuyển như sau: “Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng.”
Trong trường hợp kiểm tra tính xác thực về loại tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên vận chuyển có thể từ chối chuyên chở. Việc từ chối có thể gây ra những khó khăn, trở ngại thậm chí cho bên thuê vận chuyển nhưng loại quyền từ chối này hoàn toàn hợp lý khi áp dụng cho bên vận chuyển. Thực tế, tại thời điểm thỏa thuận, đàm phán trước khi ký kết hợp đồng vận chuyển, bên vận chuyển đã thể hiện ý chí và loại bỏ những rủi ro, trở ngại, khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhưng tại thời điểm giao tài sản, bên thuê vận chuyển lại giao tài sản khác. Rõ ràng, bên vận chuyển rơi vào thế bị động. Do đó, họ có quyền từ chối chuyên chở ngay cả khi bên thuê vận chuyển bị thiệt hại.
==> Như vậy, bên vận chuyển hoàn toàn có quyền từ chối vận chuyển tài sản nếu tài sản không đúng với loại tài sản ban đầu hai bên đã thỏa thuận.
Ngoài ra, bên vận chuyển còn có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn. Loại quyền yêu cầu phát sinh dựa trên thỏa thuận của các bên hoặc nếu các bên không thỏa thuận bên vận chuyển có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí khi tài sản đã được đưa lên phương tiện vận chuyển (khoản 2 Điều 533).
5. Nếu tài sản có tính chất độc hại thì bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển không?
Theo Điều 535 Bộ luật dân sự 2015 thì bên vận chuyển có quyền “Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.”
– Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.
Khi bên vận chuyển biết việc mình sẽ phải vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, họ có thể từ chối chuyên chở. Việc từ chối là hoàn toàn phù hợp vì nếu thực hiện có thể vi phạm pháp luật hoặc làm ảnh hưởng tới cộng đồng, xã hội.
Thứ nhất, với tài sản cấm giao dịch.
Loại quyền này chỉ được áp dụng ở mốc thời điểm bắt đầu chuyên chở hoặc đang chuyên chở chứ không phải thời điểm đàm phán, giao kết hợp đồng. Vì nếu chuyên chở tài sản cấm giao dịch là vi phạm pháp luật nói chung, bên vận chuyển phải trả lời ngay từ đầu là không chuyên chở. Như vậy, sẽ không có hợp đồng vận chuyển. Do đó, quyền từ chối chuyên chở tài sản gắn với loại cấm giao dịch là phù hợp.
Thứ hai, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại.
Quyền từ chối phát sinh vào mốc thời điểm nào cho loại tài sản này mới đúng? Vì tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại hoàn toàn có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vận chuyển nếu pháp luật không cấm. Nhưng khi các bên chấp nhận thỏa thuận để hình thành hợp đồng, điều này khẳng định bên vận chuyển chấp nhận chuyên chở loại tài sản này. Đối chiếu quy định của pháp luật, bên vận chuyển có quyền từ chối kể cả trong trường hợp biết hoặc phải biết.
==> Như vậy, bên vận chuyển có quyền từ chối chuyên chở tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại nếu không biết hoặc phát hiện trong quá trình chuyên chở mà không do lỗi của mình
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Trân trọng./.