Những con số biết nói

Hơn  10  năm  qua,  người  dân  đã quen Tòa án hành chính nhưng số lượng các vụ án hành chính vẫn chưa  nhiều.  Năm  2008,  nếu  như toàn ngành Tòa án trong cả nước thụ lý, giải quyết 79.291 vụ án hình hình sự, 192.336 vụ việc dân sự, thì chỉ có  1.399 vụ án hành chính. Do đó, có những Tòa án cả năm không có vụ án hành chính nào, có Tòa chỉ một vài vụ.

 Trong 6 tháng cuối năm 2008 và đầu 2009 toàn ngành Toà án nhân dân đã giải quyết được 115.439 vụ án các loại trong tổng số 169.143 vụ án đã thụ lý, đạt 68%; số vụ án còn lại chủ yếu là mới thụ lý và đang được tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  – 1900.0191

Trong đó, án hình sự thụ lý 44.385 vụ với 74.934 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 35.791 vụ án với 59.212 bị cáo, đạt 81% số vụ và 79% số bị cáo. Tỷ lệ các bản án quyết định về hình sự bị huỷ là 0,6% (do nguyên nhân  chủ  quan  là  0,3%  và  do nguyên nhân khách quan là 0,3%), bị sửa là 4% (do nguyên nhân chủ quan là 0,6% và do nguyên nhân khách quan là 3,4%). So với cùng kỳ  năm  trước,  tỷ  lệ  các  bản  án, quyết định bị huỷ do lỗi chủ quan giảm 0,3% và bị sửa do lỗi chủ quan giảm 0,4%.

Án  dân  sự  đã  thụ  lý  123.741  vụ việc;  đã  giải  quyết,  xét  xử  được 79.084 vụ việc, đạt 64%. Số vụ án còn lại chủ yếu là mới thụ lý, còn trong  hạn  luật  định  (số  vụ  việc dân sự quá hạn luật định là 1.200 vụ việc, bằng 1%). Tỷ lệ các bản  án, quyết định về dân sự bị huỷ là 1,4% (do nguyên nhân chủ quan là 1,3% và do nguyên nhân khách quan  là  0,1%),  bị  sửa  là  3%  (do nguyên nhân chủ quan là 2,2% và do  nguyên  nhân  khách  quan  là 0,8%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ dolỗi chủ quan giảm 0,16% và bị sửa do lỗi chủ quan giảm 0,3%.

Trong  khi  đó  án  hành  chính  cả nước chỉ thụ lý có  916 vụ án hành chính; mà giải quyết, xét xử được có 463 vụ, đạt 50%.  Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 296 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 155 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 12 vụ. Án ít nhưng tỷ lệ các bản án, quyết định về hành chính bị huỷ là 7% (do nguyên nhân chủ quan là 6,4% và do nguyên nhân khách quan là 0,6%), bị sửa là 5,3% (do nguyên nhân chủ quan là 5,1% và do nguyên nhân khách quan là 0,2%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do lỗi chủ quan tăng 0,4% và bị sửa do lỗi chủ quan giảm 2,2%. Đây  là  các  con  số  do  Chánh  án TANDTC báo cáo tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội XII. Các con số này cho thấy những nghịch lý như sau:

– Số lượng quá ít (916 vụ) so với án hình sự (44.385 vụ ) và dân sự ( 123.741 vụ).
– Tỷ lệ giải quyết quá thấp (50%) so với án hình sự (81%) và dân sự (64%)
– Tỷ lệ án bị hủy quá cao (7%) so với hình sự (0,6%) và dân sự (1,4%).
– Bị hủy do lỗi chủ quan là chủ yếu, chiếm  đến  6,4%  so  với  0,3%  của hình sự và 1,3% của dân sự.

Điều đó phản ánh vấn đề thứ nhất là  người  dân  không  muốn  hay không thể khởi kiện đến Tòa án và Tòa án có nhiều vướng mắc ngay từ chính mình, dẫn đến lúng túng, chất lượng xét xử không đạt yêu cầu.

Trong công cuộc cải cách tư pháp và cải cách hành chính hiện nay, thực trạng xét xử án hành chính thực sự đáng báo động. Nếu tình trạng này không sớm được khắc phục thì sẽ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào các cơ quan pháp luật, hoạt động hành chính chậm được khắc phục sai phạm, gây ảnh hưởng  lớn  đến  sự  nghiệp  công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giải pháp căn bản

Thực  ra  các  vụ  án  hành  chính không quá phức tạp, hay nói cách khác là khá đơn giản nhưng các Thẩm phán xử vẫn sai nhiều, dẫn đến bị hủy sửa có nguyên nhân căn bản từ tâm lý e ngại, nể sợ cơ quan hành chính ngang cấp. Do đó, dẫn đến  lúng  túng,  bị  động  và  phán quyết không khách quan.

Vì vậy, muốn các Tòa án xét xử án hành  chính  đạt  yêu  cầu  thì  phải giải tỏa cái “vòng kim cô” cho các Thẩm phán, tạo điều kiện cho Tòa án độc lập trong hoạt động xét xử của mình. Do đó, mô hình Tòa án khu vực thay vì Tòa án theo cấp hành chính hiện nay, theo lộ trình cải cách tư pháp là một thay đổi căn bản. Nếu không có thay đổi quan trọng này thì trong những năm tới dù TANDTC có cố gắng đến đâu cũng khó cải thiện được chất lượng xét xử án hành chính.

Trước mắt, khi chưa có Tòa án khu vực thì cần tăng cường chế tài cho những Thẩm phán có án bị hủy, nhất là do lỗi chủ quan của Thẩm phán.  Bên  cạnh  đó  nên  nêu  cao vai  trò  giám  sát  của  người  dân, khẩn trương xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và phát huy vai trò của báo chí cũng là một biện pháp tích cực. Đối với những Thẩm phán xét xử án hành chính đúng pháp luật, nghiêm minh thì cần khen thưởng, động  viên  kịp  thời  cũng  như  có biện pháp bảo vệ họ khi bên thua kiện có thể gây khó. Những biện pháp  này  hoàn  toàn  trong  thẩm quyền của ngành Tòa án.
Thu Hằng
Nguồn: Tạp chí Pháp lý điện tử

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

—————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;