Văn học – một kênh ngoại giao văn hóa

Mở đầu cho hoạt động mang tính chất ngoại giao văn hóa của năm 2010 là Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam được tổ chức từ 5-10/1/2010 tại Hà Nội. Nhìn lại lịch sử, Việt Nam có nền văn hiến trải dài hàng nghìn năm, cùng với một nền văn minh lúa nước phong phú, đa dạng của 54 dân tộc trong cộng đồng người Việt, VN là quốc gia có lịch sử văn hóa nghệ thuật không thua kém gì các quốc gia lớn mạnh khác ở Châu Á và thế giới. Đặc biệt VN có một kho tàng vô giá về văn học mang tính truyền thống từ dân gian cho đến bác học, với những tác phẩm tồn tại vượt thời gian, mang tinh hoa văn hóa và linh hồn của dân tộc Việt  bất tử.

Với VN, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để làm giàu chủ thể dân tộc là truyền thống quý báu của VN. Quá trình này được bắt đầu rất sớm với vai trò của chữ Hán, của các đoàn đi sứ phương Bắc. Từ phương Đông mở sang phương Tây, từ các lĩnh vực chính trị, tôn giáo mở sang văn học, nghệ thuật, phạm vi ngày càng được mở rộng, nhịp điệu ngày càng cập nhật. Ngày nay, với quan điểm đổi mới và những tiến bộ của văn minh, quá trình hội nhập đang diễn ra rất sống động ghi đậm dấu ấn VN đang đồng hành với thế giới.

Từ xưa đến nay, cả phương Đông và phương Tây, văn học đã đóng vai trò sứ giả ngọai giao cực kỳ hữu hiệu được các quốc gia có tiềm lực mạnh sử dụng như một cách “xâm nhập” các quốc gia lân bang để hiểu biết lẫn nhau và cũng là để tìm tiếng nói chung cho những bang giao giữa các quốc gia. Trong thế giới mà quan điểm “thế giới phẳng”, “toàn cầu hóa” chiếm ảnh hưởng chủ đạo thì giao lưu văn học là một bộ phận quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:   1900.0191

(Dịch vụ dịch thuật pháp luật – Ảnh minh họa)

Nghịch lý văn học dịch

Những năm gần đây, xu thế “hội nhập”, “đối thọai với các nền văn minh”… của thế giới được tiếp nhận ở VN, số lượng tác phẩm văn học Việt được dịch, giới thiệu ra nước ngoài ngày càng nhiều hơn, ngôn ngữ sử dụng cũng đa dạng hơn. Nhưng nhìn về tổng thể thì vẫn chưa có được quy mô mang tầm chiến lược, chưa xứng tầm với những thành tựu mà văn học VN đã đạt được.

Có một thực tế mà tất cả các nhà văn, các nhà xuất bản và những nhà kinh doanh sách đều thấy sự “mất cân đối” hay nghịch lý trong vấn đề đưa sách văn học VN ra nước ngoài – sách được dịch ra ngôn ngữ khác như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật… với sách văn học của nước ngoài được dịch ra tiếng VN ở trong nước.

Ví dụ như  theo thống kê của Xunhasaba, mỗi năm xuất ra nước ngoài hơn 2000 đầu sách, trong đó khoảng 10 đầu sách được dịch sang tiếng Anh, và tác phẩm văn học thì lại quá “hiếm”. Theo thống kê riêng của Hội Nhà văn VN thì lượng các tác phẩn văn học của VN được dịch và giới thiệu ra nước ngoài mới chỉ có hơn 570 tác phẩm, từ văn học cổ cho đến nay.

Rải rác đó đây, do chính cá nhân thực hiện bằng con đường quan hệ riêng, vài đầu sách văn học được dịch ra tiếng Anh, Pháp hay vài ngôn ngữ khác, thì sự hiện diện của một nền văn học VN trên văn đàn thế giới vẫn quá mờ nhạt.

Trong khi đó, việc dịch các tác phẩm của thế giới ra tiếng Việt, chúng ta đã có một dòng chảy liên tục, ngay cả trong những lúc chiến tranh ác liệt, hay trong những lúc khó khăn về kinh tế thì chúng ta vẫn duy trì được việc giới thiệu các tác phẩm văn học nước ngoài đến với bạn đọc VN một cách đều đặn.

Theo một thống kê  chưa đầy đủ thì tính đến cuối năm 2007 đã có hơn 13.000 tác phẩm văn học của thế giới  được dịch ra tiếng Việt, và hầu hết các tác phẩm lớn của nhân loại đều đã được giới thiệu một cách có hệ thống ở VN. Không chỉ dịch, xuất bản, mà từ các tác phẩm này còn hình thành nên những giáo trình, chương trình đào tạo trong tất cả các bậc giáo dục, từ phổ thông đến đại học…

Thừa mà vẫn thiếu

Với một lực lượng nhà văn và các tác phẩm văn học hiện có trong “kho tàng” văn học Việt thì đó là một con số đầy tiềm năng. Nhưng số tác phẩm được phổ biến ở nước ngoài hầu như chỉ rải rác vài cá nhân vì có mối quan hệ riêng, chứ không nằm trong phân bổ chỉ tiêu của Nhà nước hay của Hội Nhà văn VN. Và trong số đó có tác phẩm chưa thể là đại diện cho văn học Việt.

Riêng Hội nhà văn TP.HCM, có gần 400 nhà văn nhà thơ, nhưng số tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngòai và phổ biến ở nước ngòai thì hầu như chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đây là thành phố năng động bậc nhất của cả nước, việc tiếp cận với nền văn hóa nước ngoài cũng được cho là nhanh nhất, mới nhất, tiềm năng ngoại ngữ cũng mạnh hơn cả.

Do tính chất lịch sử, VN có  một cộng đồng người Việt sống và làm việc, học tập ở hải ngoại tới hơn 4 triệu người. Trong số đó, không ít người yêu văn chương Việt, và bản thân họ cũng là nhà văn nhà thơ từng có tác phẩm không chỉ là tiếng Việt.

Thế nhưng việc “khai thác” ở việc xuất đầu sách và dịch đều yếu. Việc đưa tác phẩm văn học Việt trong nước tiếp cận với cộng đồng người Việt hải ngoại chưa có một chiến lược thực sự, chỉ là việc xuất theo nhu cầu cá nhân thông qua cá nhân. Còn dịch tác phẩm văn học Việt ra tiếng nước sở tại lại càng hiếm, gần như chỉ có vài người với vài tác phẩm mà cũng lại từ quan hệ cá nhân mà có.

Trong các kế họach về ngoại giao văn hóa của VN, phần lớn chú trọng vào các loại hình văn hóa như âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu văn hóa dân gian truyền thống… còn văn học thì gần như bị bỏ rơi. Năm ngoại giao văn hóa 2009 vừa qua, các hoạt động văn hóa giao lưu với nước ngoài khá rầm rộ, nhưng hoạt động dành cho văn học chỉ có vài cuộc mà do Hội Nhà văn VN chủ động tổ chức ít được chú ý, không nằm trong kế hoạch hoạt động của năm ngoại giao văn hóa.

Nếu nhìn vào tủ sách hay thư viện của các sứ quán, lãnh sự của VN ở nước ngoài, sách văn học chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn. Ngay cả cán bộ tùy viên văn hóa, không phải ai cũng “mặn mà” với văn học VN để mà có thể làm cầu nối cho việc phổ biến văn học VN ra nước ngoài.

Nghịch lý sau cùng xuất phát từ chính là lực lượng dịch giả trong nước. Họ có khả năng ngọai ngữ, có vốn kiến thức về văn học, nhưng họ chỉ dịch sách của nước ngoài ra tiếng Việt, mà không dịch ngược lại. Có lẽ chính vì nhu cầu sách văn học Việt ra nước ngòai chưa có, do nhiều lý do khách quan, chủ quan nên nếu có dịch cũng không biết làm gì, mang đi đâu, cho ai xem.

Đã đến lúc đặt vấn đề giới thiệu văn học VN với bạn bè quốc tế một cách có hệ thống, trên một tầm nhìn mới, với tư thế chủ động, tích cực, không chỉ của riêng Hội Nhà văn VN mà là một kế họach của ngọai giao cấp nhà nước. Cần tập hợp được hai nguồn lực lớn từ trong nước và bạn bè quốc tế.

Để thực hiện được điều này, quan trọng hàng đầu là cung cấp thông tin. Giới thiệu văn học VN với thế giới không chỉ là lợi ích riêng của VN mà chính là đáp ứng nguyện vọng của bạn đọc thế giới muốn tìm hiểu VN, góp phần hoàn thiện bức tranh văn học rộng lớn và đa dạng của nhân loại.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học VN được tổ chức mong sẽ có tín hiệu vui cho văn học VN trong tương lai.

CÔNG TY LUẬT LVN GROUP biên tập

——————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ DỊCH THUẬT LIÊN QUAN:
1. Dịch thuật Tiếng Anh;
2. Dịch vụ dịch thuật pháp lý;
3. Dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp tại Hà Nội;
4. Dịch vụ phiên dịch tiếng anh chuyên ngành luật;
5. Dịch vụ phiên dịch tiếng anh chuyên ngành pháp luật;
6.Tư vấn soạn thảo hợp đồng song ngữ (Anh – Việt) và các ngôn ngữ khác;