1. Mở đầu vấn đề

Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan. Các chính sách hỗ trợ trong việc ra quyết định chủ quan thường hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tích tương đối của một số yếu tố và do đó thường khó kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các chính sách tương phản để hỗ trợ việc ra quyết định khách quan thường hoạt động trong tự nhiên và có thể được kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách mật khẩu.

Thuật ngữ này có thể áp dụng cho chính phủ, các tổ chức và nhóm tư nhân, cũng như các cá nhân. Các lệnh điều hành của tổng thống, chính sách quyền riêng tư của công ty và các quy tắc của quốc hội về trật tự là các ví dụ về chính sách. Chính sách khác với các quy tắc hoặc luật pháp. Mặc dù luật pháp có thể buộc hoặc cấm hành vi (ví dụ: luật yêu cầu nộp thuế đối với thu nhập), chính sách chỉ hướng dẫn hành động đối với những hành vi có nhiều khả năng đạt được kết quả mong muốn nhất.

Ở đây chúng ta nói về chính sách pháp luật đầu thế kỷ XXI.

Khi nghiên cứu lịch sử phát triển chính sách pháp luật với tư cách là một khoa học cho thấy, đến đầu thế kỷ XXI, chính sách pháp luật đã trở thành phạm trù tổ hợp, bao quát, độc lập được lý luận và thực tiễn chính sách pháp luật, lý luận và thực tiễn chính sách công, và các ngành khoa học xã hội khác sử dụng ngày càng phổ biến. Những thành tựu khoa học pháp lý của một số nước đã minh chứng cho nhận định này.

2. Thành tựu khoa học của một số quốc gia về chính sách pháp luật

Năm 1993 ở nưóc Nga đã công bố nhiều công trình chuyên khảo, sách giáo khoa và các bài báo khoa học về chủ đề được xem là có ý nghĩa rất cấp bách cả ở phương diện lý luận và thực tiễn, đó là chính sách pháp luật.

– Năm 1995, s.s. Alekseev công bố hai tác phẩm về các cơ sở của chính sách pháp luật của nước Nga cải cách. Chẳng hạn, trong lời nói đầu của các tác phẩm đó, tác giả khẳng định rằng, “các cơ sở của chính sách pháp luật là một khoa học và là một môn học về nhận thức pháp luật, về các khả năng, về sức mạnh của nó, về các định hướng sử dụng nó phù hợp vói các nhiệm vụ do xã hội giải quyết trong điều kiện hiện nay, trước hết, là về sự thể hiện các quyền con người bẩm sinh, không thể tước đoạt trong nội dung của pháp luật, trong hệ thống pháp luật”, rằng “những vẩn đề của chính sách pháp luật có tính chất khái quát, tổng hợp: chúng là toàn bộ hiểu biết, dữ liệu chính trị – xã hội học của lý luận pháp luật hiện đại và các luận điểm đã được khái quát hóa, tổng kết về hoạt động hiện thực, thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật và pháp chế, trong các triển vọng, các khó khăn, các vâh đề của nó được hợp nhất thành một khối”. Tiếp theo, tác giả cho rằng, “các cơ sở của chính sách pháp luật với tư cách là một khoa học và một môn học, đồng thời, mang cả tính chất phương pháp luận, cả tính chất lý luận chung và cả tính chất ứng dụng, suy cho cùng hướng đến việc chính sách pháp luật ở Nga (ở chừng mực nào đó điều đó có thể có được trong điều kiện nước Nga hậu Xô viết) có được tính chất khoa học chân chính, được lý luận và thực tiễn kiểm định, phù hợp vói các định hướng thống trị tương ứng của nền văn minh trong thế giới hiện đại” (theo s.s. Alekseev: Các cơ sở của chính sách pháp luật ở Nga – Tập bài giảng, Mátxcơva, 1995, tr.5 (bản tiếng Nga); s.s. Alekseev: Chiến lược của các cuộc cải cách – Tài liệu cho tập bài giảng “Các cơ sở của chính sách pháp luật ở Nga”, Mátxcơva, 1995, tr.5-6 (bản tiếng Nga).

– Năm 1996, ở Nga diễn ra Hội thảo bàn tròn của Tạp chí Luật học với sự trợ giúp của Học viện Pháp luật quốc gia Saratov về chủ đề: “Các ưu tiên của chính sách pháp luật ở nước Nga hiện đại”. Hội thảo đã thu nhận được những kết quả đáng khích lệ, sau đó Tạp chí Luật học đã công bố các tài liệu được trình bày ở hội thảo đó trong hai số (theo Tạp chí Luật học, số 4/1997, tr.146-176; số 1/1998, tr.124-186 (bản tiếng Nga).

=> Kết quả nghiên cứu này đã tạo ra điểm khởi đầu, xung lượng mới trong việc nghiên cứu đầy đủ hơn hiện tượng chính sách pháp luật. Các chuyên khảo, tuyển tập các bài báo khoa học, các từ điển đã được công bố, các luận án tiến sĩ và phó tiến sĩ đã được bảo vệ.

Các tổ chức (các viện) nghiên cứu mang tính chuyên môn hóa đã được thành lập để nghiên cứu hiện tượng đó. Chẳng hạn, năm 2000, Phân viện Saratov trực thuộc Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga được thành lập, có mục tiêu cơ bản là nghiên cứu những vâh đề của chính sách pháp luật. Sau khi được thành lập, các cán bộ nghiên cứu của Phân viện Saratov đã tiến hành hàng trăm hoạt động khoa học: các cuộc hội nghị, các cuộc hội thảo, các cuộc hội thảo bàn tròn, các cuộc tọa đàm khoa học, các cuộc thảo luận mang tính phưong pháp luận, v,v. để phân tích các phương diện, các chiều cạnh khác nhau của chính sách pháp luật.

– Ở Cộng hòa Liên bang Đức, Đại học Tổng hợp G. Trĩr đã thành lập Viện Chính sách pháp luật, đi vào hoạt động từ ngày 29/11/2000; ở Hunggari có Viện Chính sách hiến pháp và pháp luật; Ở Ucraina (tại thành phố Kiev) cũng thành lập Viện Chính sách pháp luật; ở Bộ Tư pháp Liên bang Nga cũng thành lập Viện Chính sách pháp luật và áp dụng pháp luật.

Lúc này, chính sách pháp luật đã trở thành khách thể nghiên cứu thường xuyên, chuyên sâu của nhiều viện nghiên cứu chuyên ngành trong lĩnh vực này ở các nước trên thế giới.

3. Tạp chí về chính sách pháp luật

Các tạp chí khoa học chuyên ngành chính sách pháp luật cũng được ra đời để công bố các kết quả của các nghiên cứu đó. Chẳng hạn, ở Liên bang Đức (ở thành phố Frankfurt am Mam) có Tạp chí Chính sách pháp luật; ở Nga, trong Phân viện Saratov có Tạp chí Chính sách pháp luật và đời sống pháp luật đã hoạt động gần hai mươi năm, để đăng tải các công trình nghiên cứu về chính sách pháp luật.

Dự thảo Quan niệm về chính sách pháp luật ở Liên bang Nga đã được công bố trong số 1/2004, Tạp chí Chính sách pháp luật và đời sông pháp luật. Dự thảo đã được thảo luận trong gần 4 năm và sau khi được chỉnh sửa, bổ sung đã được công bố trong một cuốn sách riêng. Tiếp sau đó, dự thảo đã được thảo luận ở Hội đồng khoa học của Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và trở thành một bộ phận cấu thành trong cuốn sách Chính sách pháp luật: Từ điển và dự thảo quan niệm.

Năm 2004, Phân viện Saratov cùng với Học viện Pháp luật quốc gia Saratov đã thành lập Trung tâm Khoa học – Giáo dục những vấn đề về chính sách pháp luật của Liên bang và Vùng. Ở đây, việc nghiên cứu chính sách pháp luật không chỉ được đẩy mạnh mà những kết quả nghiên cún còn được sử dụng một cách tích cực, hiệu quả trong quá trình đào tạo. Hơn nữa, để nghiên cứu một cách tổng thế các loại chính sách pháp luật khác nhau, Phân viện Saratov còn phối họp vói Đại học Tổng họp quốc gia mang tên N.G. Chemyshevskij thành lập Trung tâm Khoa học – Đào tạo về Chính sách pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, phối họp với Phân viện Samarskij của Đại học Tổng họp Sư phạm thành phố Mátxcơva thành lập Trung tâm Khoa học – Đào tạo về Chính sách pháp luật trong lĩnh vực giáo dục: những vấn đề của Liên bang và của Vùng; phối họp với Đại học Tổng hợp quốc gia Tambovskij mang tên G.R. Derzdavin thành lập Trung tâm Khoa học – Đào tạo về Chính sách pháp luật của các chủ thể của Liên bang Nga; phối hợp với Phân viện Serevơ – Kavkazskij của Viện Kinh tế – Xã hội Mátxcơva thành lập Trung tâm Khoa học – Đào tạo về Chính sách xây dựng pháp luật ở nước Nga hiện nay, phối họp với Đại học Tổng hợp quốc gia Penzenskij thành lập Trung tâm Khoa học – Đào tạo về Chính sách pháp luật so sánh.

4. Giáo trình về chính sách pháp luật

Trong các giáo trình đã có các chương về chính sách pháp luật, đã ban hành chương trình môn học chuyên sâu “Chính sách pháp luật nước Nga”. Từ năm 2004, chương trình môn học này đã được giảng dạy cho các thạc sĩ và các sinh viên của các trường đại học khác nhau ở nước Nga. Hiện nay, ở nước Nga đã soạn thảo và đang giảng dạy các môn học chuyên sâu về chính sách xây dựng pháp luật, chính sách xét xử và các chính sách pháp luật khác.

Chính sách pháp luật ngày càng được sự quan tâm lớn hơn không chỉ của các nhà khoa học – luật học, mà còn của các nhà thực tiễn, các nhà chính trị, các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý của các quốc gia trên thế giới.

5. Kết thúc vấn đề

Như vậy, lịch sử nghiên cứu “chính sách pháp luật” rất phong phú, giàu có và nhiều nội dung. Xuất hiện ở thế kỷ XIX chỉ với tư cách là một định hướng nghiên cứu khoa học độc lập (cách tiếp cận chính sách) không chỉ gắn liền vói pháp luật hiện hành mà còn với pháp luật cần phải có, chính sách pháp luật đã “chứa đựng” một số vâh đề trung lập trong quan hệ với nhà nước, thì trong thế kỷ XX, chính sách pháp luật được biến đổi thành chính sách pháp luật hoàn toàn được luận chứng vói tư cách là khái niệm bao quát bằng tư tưởng ở phương diện lý luận và phương diện thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật hiện hành.

Đến đầu thế kỷ XXI, chính sách pháp luật với tư cách là hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực pháp lý hướng đến việc nâng cao hiệu quả của điều chỉnh pháp luật, ở mức độ đầy đủ có được địa vị phạm trù của mình, trở thành phạm trù tổ hợp, bao quát, độc lập của khoa học pháp lý, phạm trù phản ánh các quá trình có quy mô, phạm vi rộng lớn về sự phát triển pháp luật trong xã hội, sự đổi mới hệ thống pháp luật của xã hội và điều chỉnh đời sống pháp luật.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).