Luật sư tư vấn:
1. Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Căn cứ vào khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con được thực hiện bằng hai phương pháp:
(1) Sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo:
Dưới góc độ y học, thụ tinh nhân tạo được hiểu là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người vợ có nhu cầu sinh con để tạo phôi.
(2) Sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm:
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đưa ra khái niệm “thụ tinh trong ống nghiệm“:
“Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi“.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp thụ tinh giữa trứng và tinh trùng bên ngoài tử cung của người phụ nữ và phương pháp này thường được áp dụng khi: lạc nội mạc tử cung, tinh trùng ít và yếu,…. Và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định những trường hợp được áp dụng sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm gồm có: cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân.
Người nhận tinh trùng là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng. Hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Người nhận noãn là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Theo quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như sau:
Thứ nhất, người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được thực hiện:
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Nếu con sinh ta trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Thứ hai, người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
Thứ ba, khi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
Thứ tư, con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được xác định là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ (kể từ thời điểm con được sinh ra).
2. Con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có được hưởng thừa kế của người cho tinh trùng, cho noãn hay không?
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự:
+ Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
+ Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Có quan điểm cho rằng, con nuôi vẫn được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ thì con sinh bằng kỹ thuật này cũng được hưởng thừa kế. Nhưng khoản 3 Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.”
Khoản 21 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.
Dưới góc độ y học, thụ tinh nhân tạo được hiểu là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người vợ có nhu cầu sinh con để tạo phôi. Có quan điểm cho rằng, con nuôi vẫn được hưởng thùa kế của cha mẹ đẻ thì con sinh bằng kỹ thuật này cũng được hưởng thừa kế.
Do đó, chỉ có một trường hợp duy nhất người con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được hưởng thừa kế của người cho tinh trùng đó là trường hợp bơm tinh trùng của chồng vào tử cung của người vợ để tạo phôi (người con được xác định là con chung của vợ, chồng theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Trong các trường hợp khác, người con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không có quan hệ cha con, mẹ con với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi nên họ không phải con đẻ cũng như con nuôi. Tóm lại, con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không thuộc trường hợp người con được sinh ra bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (trường hợp bơm tinh trùng của chồng vào tử cung của người vợ để tạo phôi) thì không được hưởng thừa kế của người cho tinh trùng. Tham khảo bài viết liên quan: Con sinh ra bằng hình thức thụ tinh nhân tạo có được hưởng di sản thừa kế không ?
Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này hay vấn đề pháp lý khác thì vui lòng liên hệ tới Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến qua tổng đài điện thoại qua số 1900.0191 để được hỗ trợ kịp thời. Xin chân thành cảm ơn!.
Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)