NỘI DUNG YÊU CẦU

Kính thưa Luật sư của LVN Group, công việc của tôi là thuyền viên và hiện tại tôi đang làm việc cho một công ty tàu biển nước ngoài ở Hong Kong. Trước đó,tôi có thông qua một công ty môi giới thuyền viên ở Việt Nam để được đi làm việc trên tàu. Nhưng bên công ty môi giới thuyền viên lại cắt trừ tiền lương hàng tháng của tôi. Vậy nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình, kính nhờ văn phòng Luật sư của LVN Group giải đáp, hỗ trợ tôi một số vấn đề : 

1. Là người Việt Nam tôi có thể trực tiếp kí kết hợp đồng lao động và làm việc với công ty nước ngoài được ko ? (Công ty nước ngoài không có trụ sở làm việc ở Việt Nam )

2. Công ty tàu biển nước ngoài có cần phải làm thủ tục bảo lãnh cho tôi không ? 

3. Tôi cần phải đáp ứng những điều kiện gì để có giấy phép xuất khẩu lao động cá nhân, làm việc trên tàu biển của công ty nước ngoài ? 

4. Tôi cần phải làm những thủ tục gì để xuất trình, xuất cảnh ở sân bay kiểm tra ?. 

Tôi xin chân thành cám ơn !

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

– Bộ luật lao động 2019

– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

– Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

– Bộ luật dân sự 2015

2. Người lao động Việt Nam tôi có thể trực tiếp kí kết hợp đồng lao động với công ty nước ngoài được không?

Tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể: 

“Điều 5. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:

a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;

c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.

d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Namtrực tiếp giao kếtvới người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Trong đó “Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài” là một trong các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Như vậy, anh có thể trực tiếp ký kết hợp đồng lao động và làm việc với công ty nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết như sau:

“Điều 50. Điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết

1. Các điều kiện quy định tại các khoản 1,2,3,4 và 6 Điều 44 của Luật này.

2. Có hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 52 của Luật này.

3. Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú.”

Khoản 1,2,3,4 và 6 Điều 44 quy định:

“1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.

3. Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

4. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

…6. Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Theo đó, thì người lao động cần đáp ứng các điều kiện theo quy định trên để có thể đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết.

 3. Công ty tàu biển nước ngoài có cần phải làm thủ tục bảo lãnh cho tôi không? 

Công ty tàu biển nước ngoài là pháp nhân nước ngoài, được thành lập và chịu sự quản lý của pháp luật nước ngoài. Do vậy, các quy định của pháp luật nước nơi doanh nghiệp tiếp nhận lao động sẽ có các quy định liên quan đến vấn đề quản lý lao động, cư trú, xuất nhập cảnh của người lao động là người nước ngoài.

Trường hợp này, nếu anh và công ty tàu biển nước ngoài có giao kết hợp đồng lao động trực tiếp thì công ty tàu biển nước ngoài sẽ thực hiện các quy định trong việc tiếp nhận và sử dụng lao động nước ngoài theo pháp luật nước họ. Do vậy, việc có phải thực hiện thủ tục bảo lãnh hay thủ tục nào khác không thì anh có thể tham khảo thông tin qua doanh nghiệp tiếp nhận lao động (bên sử dụng lao động là công ty tàu biển nước ngoài).

4. Điều kiện, thủ tục lao động Việt Nam cần thực hiện để làm việc trên tàu biển của công ty nước ngoài ? 

Theo quy định trên thì một trong các điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết là phải “Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú”.

Thủ tục, hồ sơ đăng ký hợp đồng lao động thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 53 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:

“Điều 53. Đăng ký hợp đồng lao động

1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng lao động bao gồm:

a) Văn bản đăng ký theo mẫu dọ Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;

b) Bản sao hợp đồng lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;

c) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người lao động;

d) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bằng văn bản việc đăng ký hợp đồng lao động, cho người lao động; trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do.”

Lưu ý: Hiện thì không có quy định nào về xin giấy phép xuất khẩu lao động cá nhân mà chỉ có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

5. Lao động Việt Nam cần phải làm những thủ tục gì để xuất trình, xuất cảnh ở sân bay kiểm tra ?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

Điều kiện để công dân xuất cảnh ra nước khác được quy định trong Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 33 quy định:

“Điều 33. Điều kiện xuất cảnh

1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;

b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.”

Vì vậy, để anh có thể xuất cảnh ra nước ngoài thì anh phải có đủ điều kiện được quy định ở trên.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.