Nhưng trưởng bộ phận nói nếu tôi không bàn giao đủ những công việc người này yêu cầu thì sẽ giữ lương của tôi và không giải quyết chế độ liên quan như bảo hiểm. Luật sư cho tôi hỏi trưởng bộ phận này làm thế có đúng luật không? Nếu đúng thì là luật nào quy định? Nếu sai thì tôi có thể khởi kiện hay làm gì để đòi hỏi lại quyền lợi của mình?

Người gửi: Nguyễn Dũng

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao động của Công ty luật LVN Group.

Người sử dụng lao động giữ lương, không giải quyết bảo hiểm

Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi:  1900.0191

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động 2012

Nghị định 95/2013/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

Theo như bạn nói, HĐLĐ của bạn cuả công ty là hợp đồng có xác định thời hạn, tuy nhiên hai bên đã ký tới 3 lần. Theo  quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 “Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.” Có thể thấy rằng NSDLĐ đã không giao kết đúng loại HĐLĐ theo quy định về giao kết đúng loại hợp đồng. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013.

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Tuy nhiên vấn đề bạn quan tâm ở đây là liệu bạn không bàn giao đủ những công việc công ty yêu cầu thì công ty sẽ giữ lương của bạn và không giải quyết chế độ liên quan như bảo hiểm hay không.

Trước hết, bạn là NLĐ do đó khi chấm dứt hợp đồng lao động bạn phải có nghĩa vụ bàn giao lại công việc bạn chịu trách nhiệm cho công ty hoặc hoàn thành trước khi HĐLĐ chấm dứt nếu trong HĐ có điều khoản này. Nếu không thực hiện việc bàn giao bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với công ty theo thỏa thuận hay theo quy định pháp luật. Tuy vậy, việc bàn giao và việc giải quyết chế độ + trả lương cho bạn là hai chuyện hoàn toàn tách bạch. Một khi  HĐLĐ đã chấm dứt, theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2012, NSDLĐ phải trả lương và giải quyết các chế độ cho bạn.

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group