Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, nguyên nhân của những hạn chế của đội ngũ thẩm phán là gì? Giải pháp kiện toàn đội ngũ thẩm phán hành chính ở Việt Nam hiện nay?

Cảm ơn!

Trả lời:

 

Thứ nhất, một số nguyên nhân của những hạn chế của đội ngũ thẩm phán hành chính ta tìm hiểu dưới đây.

1. Nhóm nguyên nhân khách quan

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng giải quyết các vụ án nói chung và án hành chính nói riêng chưa cao, tỷ lệ giải quyết thấp, tỷ lệ bị sửa, hủy cao là do số lượng các loại vụ án và đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà ngành Toà án nhân dân phải thụ lý và giải quyết trong thời gian qua là rất lớn. Trong khi đó số lượng cán bộ, thẩm phán của một số Toà án chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Mặt khác, chế độ chính sách đối với cán bộ Toà án chưa thực sự tương xứng với tính chất công việc nên đời sống cán bộ ngành Toà án nhân dân còn nhiều khó khăn, chưa giúp cho ngành Toà án có thể tuyển dụng cán bộ có trình độ, năng lực vào công tác trong ngành, đặc biệt là những nơi vùng sâu, vùng xa thiếu nguồn tuyển dụng cán bộ.

Trong công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, nhiều trường hợp phải hoãn phiên toà do các nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án; một số cơ quan, tổ chức chưa phối hợp chặt chẽ với Toà án, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ… làm cho quá trình giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn và kéo dài.

Các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước rất rộng, đa dạng đòi hỏi người thẩm phán hành chính khi xét xử phải nghiên cứu rất nhiều văn bản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều quy định của pháp luật chưa rõ ràng lại thiếu văn bản hướng dẫn thống nhất, nhiều quy định chưa thực sự phù hợp, còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung (đặc biệt là các quy định liên quan tới các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về đất đai, nhà ở…), điều này gây ra những khó khăn, làm ảnh hưồng tới tiến độ, hiệu quả giải quyết các vụ án hành chính của ngành Toà án. Một số vướng mắc trong áp dụng pháp luật chưa được các ngành tư pháp và các cơ quan có liên quan phổi hợp đế hướng dẫn như: một số quy định về tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; thu thập chứng cứ ở cấp giám đốc thẩm; thời hiệu thừa kế quyền sử dụng đất…

 

2. Nhóm nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nêu ở mục 1 trên còn có những yếu tố chủ quan là nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế của đội ngũ thẩm phán hành chính và ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các vụ án hành chính trong thời gian qua.

Trước hết, chúng ta phải đánh giá một cách khách quan rằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số thẩm phán nói chung và một số thẩm phán hành chính nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Trong những năm gần đây ngành Toà án đã chú ý nâng cao chất lượng cán bộ thẩm phán bằng việc đề ra tiêu chuẩn đầu tiên để được tuyển dụng làm thư ký Toà án là phải là cử nhân Luật hệ chính quy.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài trước đây do điều kiện xã hội, điều kiện giáo dục đào tạo của chúng ta chưa đảm bảo nên có nhiều cán bộ, thẩm phán chưa được đào tạo chính quy, chưa được đào tạo nghiệp vụ xét xử, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thẩm phán và chất lượng công tác xét xử. Trình độ nghiệp vụ của thẩm phán hiện nay chưa đồng đều, bên cạnh những người có trình độ trên đại học, giàu kinh nghiệm xét xử thì cũng còn những thẩm phán ít kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ non.

Bên cạnh nguyên nhân điều kiện đào tạo chưa chính quy, chưa đảm bảo thì một nguyên nhân chủ quan nữa ảnh hưởng đến trình độ của thẩm phán là tinh thần trách nhiệm với công việc, ý thức trau dồi kinh nghiệm xét xử, nghiên cứu áp dụng pháp luật, cập nhật văn bản pháp luật của một số thẩm phán còn chưa cao, một số thẩm phán thiếu trách nhiệm khi nghiên cứu hồ sơ, giải quyết vụ án, không chịu tìm tòi nghiên cứu, không cập nhật văn bản pháp luật mới (nhất là các văn bản trong các lĩnh vực quản lý hành chính rất phong phú, đa dạng và thường xuyên thay đổi) nên giải quyết vụ án không chính xác, bị sửa, hủy án.

Một đặc trưng của xét xử các vụ án hành chính là phán quyết về tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nưốc, của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước (nhiều trường hợp là người có chức vụ rất cao), vì vậy nhiều trường hợp thẩm phán e ngại, nể nang, né tránh không dám ra phán quyết khẳng định tính bất hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Điều này là khó tránh khỏi vì trên thực tế hiện nay tính độc lập của Toà án chưa được đảm bảo, thẩm phán bị chi phôi bởi nhiều quan hệ như quan hệ với với cấp ủy, chính quyền địa phương, như: Liên quan đến vấn đề bổ nhiệm (khi bổ nhiệm lấy ý kiến chính quyền địa phương) hoặc do hạn chế về điều kiện kinh phí hoạt động và trang thiết bị làm việc của ngành Toà án nên hầu hết các Toà án địa phương đều phải xin chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp đỡ về tài chính để phục vụ cho các hoạt động của mình, điều này tạo nên tâm lý lệ thuộc, mất tính độc lập, do vậy khi người dân khởi kiện yêu cầu hủy bỏ một quyết định hành chính trái pháp luật của chính quyền địa phương thì tâm lý e ngại, nể nang, né tránh là tất yếu.

Bên cạnh nguyên nhân trình độ nghiệp vụ hạn chế, tính độc lập của thẩm phán không được đảm bảo thì trong một số ít trường hợp thẩm phán không chịu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nên sa ngã trước cám dỗ về vật chất, dẫn đến việc sách nhiễu, gây phiền hà, đòi hỏi và nhận hốì lộ để cố tình ra bản án, quyết định trái pháp luật. Thêm nữa, lãnh đạo một số Toà án chưa quan tâm, làm tốt công tác quản lý, giáo dục cán bộ, xử lý chưa nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành Toà án. Tuy nhiên, phần lớn những thẩm phán này đã bị xử lý trước pháp luật.

Vậy dưới đây sẽ là một số giải pháp tăng cường năng lực xét xử của thẩm phán hành chính.

 

3. Đánh giá chất lượng và năng lực xét xử của thẩm phán

Mức độ tuân thủ và áp dụng đúng pháp luật là thước đo để đánh giá chất lượng công tác xét xử của Toà án, đánh giá chất lượng và năng lực xét xử của thẩm phán. Do vậy, để kiện toàn, tăng cường năng lực xét xử của thẩm phán, nhất là thẩm phán hành chính, trước hết chúng ta phải xây dựng được một hệ thôhg pháp luật đồng bộ, thống nhất và đầy đủ để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong thời điểm hiện nay, đối với việc giải quyết các vụ án hành chính. Luật Tố tụng hành chính loại bỏ những mâu thuẫn, bất hợp lý trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và mâu thuẫn với những văn bản khác, về phạm vi, đối tượng và điều kiện khởi kiện vụ án hành chính chúng ta cần cân nhắc thật kỹ giữa điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện dân trí hiện nay với thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ thẩm phán nói chung, đội ngũ thẩm phán hành chính nói riêng và nhất là chất lượng đội ngũ thẩm phán Toà án các địa phương để vừa mở rộng đôì tượng, phạm vi khởi kiện hành chính theo xu hướng hiện nay, vừa đảm bảo năng lực giải quyết hết các vụ việc phát sinh đối với đội ngũ thẩm phán hành chính.

Cùng với hoàn thiện hệ thống pháp luật chúng ta cần khẩn trương kiện toàn đội ngũ thẩm phán về số lượng, phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm thẩm phán.

 

4. Công tác đào tạo nhân lực

Về công tác đào tạo cử nhân Luật trong các trương đại học hiện nay chúng ta đã thực hiện khá tốt, trang bị cho sinh viên những kiến thức tương đối đầy đủ về các lĩnh vực pháp luật nhưng lại chưa sát với thực tế công việc của sinh viên sau khi ra trường. Khi tốt nghiệp đại học Luật ra trường sinh viên vẫn chưa tưởng tượng ra hết được nội dung những công việc mà một thư ký, thẩm phán phải làm. Chúng ta cần đưa vào chương trình đào tạo trong trường đại học những kiến thức thực tế bên cạnh những kiến thức về pháp luật.

Cần chuyển đổi cơ chế đào tạo thẩm phán theo hướng gắn với thực tiễn công tác và kinh nghiệm xét xử của ngành Toà án. Hiện nay, việc đào tạo thẩm phán do Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp đảm nhiệm. Toà án nhân dân tôì cao đã phôi hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử cho thư ký Toà án để tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán. Toà án nhân dân tối cao cũng đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành lựa chọn và cử cán bộ thẩm phán có trình độ cao, giàu kinh nghiệm để tham gia phôi hợp đào tạo cho học viên Học viện tư pháp. Tuy nhiên, việc đào tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán phải gắn với thực tiễn công tác và kinh nghiệm xét xử của ngành Toà án, vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, cơ chế đào tạo thẩm phán hiện nay vẫn chưa thực sự gắn được trách nhiệm đào tạo thẩm phán với việc nâng cao chất lượng xét xử của các Toà án. Để nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán cũng như chất lượng công tác xét xử thì cần giao chức năng đào tạo thẩm phán cho Toà án nhân dân tối cao để ngành Toà án chủ động hơn trong việc tạo nguồn thẩm phán, đồng thời cũng là cơ chế, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo thẩm phán, gắn việc đào tạo, bồi dưỡng vối công tác quy hoạch đội ngũ thẩm phán và đội ngũ lãnh đạo Toà án nhân dân các cấp.

 

5. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật về tiêu chuẩn thẩm phán

Trong công tác bổ nhiệm thẩm phán trước hết cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về tiêu chuẩn thẩm phán, về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, tăng cường công tác bổ nhiệm thẩm phán theo hưởng tuyển chọn cán bộ là thư ký, thẩm tra viên hoặc chuyên viên của Toà án cấp tỉnh hoặc giáo viên, Luật sư của LVN Group có đủ điều kiện để có đủ điều kiện để bổ nhiệm làm thẩm phán cấp huyện nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ thẩm phán Toà án cấp huyện.

Cùng với việc tăng cường công tác đào tạo nguồn thẩm phán thì cũng cần tăng cường công tác đào tạo chính trị, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ pháp luật và kinh nghiệm xét xử cho đội ngũ thẩm phán. Riêng đối với thẩm phán hành chính cần có những lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn và dài hạn về chuyên ngành xét xử hành chính, cần thực hiện chuyên môn hóa trong công tác xét xử, cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng những thẩm phán chuyên trách xét xử các vụ án hành chính, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức pháp luật mối.

 

6. Giải pháp khác

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là sự phát triển của khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế trong thời đại hiện nay, bên cạnh những kiến thức về luật thì người thẩm phán còn cần trang bị cho mình nhiều kiến thức bổ trợ về tin học, ngoại ngữ… để ứng dụng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, khai thác nguồn tài nguyên thông tin trên internet, tìm hiểu nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác xét xử.

Trước tình hình thực tế giải quyết các vụ án hành chính hiện nay chúng ta cần tăng cường, nâng cao năng lực thẩm phán hành chính để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Một số trường hợp xét xử sai lầm nghiêm trọng có nguyên nhân là trình độ, năng lực của thẩm phán chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử, giải quyết các vụ án hành chính là nhiệm vụ quan trọng của Tòa án các cấp. Trường cán bộ Tòa án (là đơn vị thuộc Toà án nhân dân tối cao) cần có kế hoạch cụ thể về đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử, tin học, ngoại ngữ cho thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký Tòa án. Chánh án Tòa án nhân dân địa phương trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình cần quan tâm hơn nữa đến việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về nghiệp vụ xét xử, trình độ chính trị cho cán bộ, thẩm phán thuộc đơn vị mình.

Về phía nhà nước cũng cần có những chế độ bảo vệ công vụ cho thẩm phán và gia đình họ vì thực tế không ít những trường hợp do người dân ít hiểu biết pháp luật nên trước và sau phiên xét xử họ tìm cách đe dọa, trả thù thẩm phán, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác xét xử của thẩm phán.

Bên cạnh yêu cầu bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và tăng cường chế độ vật chất cho đội ngũ thẩm phán thì cũng cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của người thẩm phán, khen thưởng kịp thời, xứng đáng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các trường hợp có vi phạm, đặc biệt là xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, tiêu cực.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).