Cho đến khi tội phạm học được hình thành và phát triển, câu hỏi này vẫn tồn tại và luôn là vấn đề “nóng hổi” được đặt ra cho các nhà khoa học phải tiếp tục nghiên cứu.
1. Tổng quan về nghiên cứu nguyên nhân tội phạm
Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm đóng vai trò quan trọng trong tội phạm học. Sau khi nghiên cứu về tình hình tội phạm, nhà nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề nguyên nhân của tội phạm để từ đó mới có thể xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát họp với thực tế, có thể hạn chế hoặc loại trừ được nguyên nhân phát sinh tội phạm, ngăn chặn hiệu quả tội phạm xảy ra trong xã hội. Việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm không thể chỉ dựa trên tình hình tội phạm mà phải gắn kết với nguyên nhân của tội phạm. Trên cơ sở đó, các biện pháp phòng ngừa mới có thể giải quyết tận gốc, triệt để nguyên nhân phát sinh tội phạm, từ đó, ảnh hưởng tới hiệu quả của việc ngăn ngừa tội phạm xảy ra trên thực tế.
Tội phạm là hiện tượng có tính chất cá nhân và xã hội. Do đó khi tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm phải nghiến cứu cả nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phậm tội, sự tác động của nguyên nhân xã hội tới cá nhân dẫn đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân người phạm tội, từ đó phát sinh tội phạm. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu cả tình huống cụ thể bởi vì trong một số trường hợp, tình huống đóng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, không nên chỉ phân tích các nguyên nhân bên ngoài như nguyên nhân thuộc về kinh tế xã hội; nguyên nhân thuộc về văn hoá, tư tưởng; nguyên nhân thuộc về tổ chức, quản lý xã hội… mà không chú trọng vấn đề nguyên nhân từ phía người phạm tội (yếu tố sinh học, tầm lý của người phạm tội) cũng như sự tác động của nguyên nhân từ bên ngoài đến quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi phải tìm hiểu cả nguyên nhân từ phía người phạm tội với những tố chất sinh học và đặc điểm tâm lý riêng biệt cũng như quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của họ do chịu sự tác động của môi trường sống.
Hơn nữa, các nguyên nhân phát sinh tội phạm không có vị trí tương đương nhau. Ở vụ án cụ thể, nguyên nhân nào đó có thể giữ vai trò quyết định, còn các nguyên nhân khác chỉ là hỗ trợ, thúc đẩy cho việc thực hiện tội phạm nhưng ở vụ án khác, các nguyên nhân này có thể hoán vị cho nhau và một hoặc một số nguyên nhân khác lại giữ vai trò quyết định trong việc phát sinh tội phạm. Do đó, nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động qua lại giữa các nguyên nhân. Người nghiên cứu cần có cái nhìn toàn diện khi đánh giá về nguyên nhân phát sinh tội phạm, tránh kiểu áp đặt ý chí chủ quan, không dựa trên cơ sở nghiên cứu khách quan. Bên cạnh việc xác định những yếu tố được coi là nguyên nhân của tội phạm, cũng cần làm rõ cơ chế tác động của chủng làm phát sinh tội phạm.
Để làm rõ nguyên nhân của tội phạm, người nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp: thống kê, nghiên cứu mẫu và nghiên cứu thực nghiệm. Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, người nghiên cứu thường đưa ra giả thuyết và sau đó phải có số liệu cụ thể để minh chứng cho giả thuyết đó. Chì như vậy thì giả thuyết mới trở thành nhận định có độ tin cậy, thuyết phục. Ví dụ: Với giả thuyết cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội quá nghèo, thất nghiệp nên họ phải phạm tội để tồn tại thì người nghiên cứu phải chỉ ra được trong tổng số tội phạm đã nghiên cứu, số vụ phạm tội thuộc trường hợp nói trên chiếm tỉ lệ % đáng kể. Nếu nhận định về nguyên nhân của tội phạm mà không có số liệu minh chứng kèm theo thì đó chỉ là nhận định mang tính chủ quan của người nghiên cứu, không đáng tin cậy và nhận định này không thể là cơ sờ để dựa vào đó xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp. cần chú ý là khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, việc chọn mẫu nghiên cứu phải là ngẫu nhiên, diện rộng thỉ sự phản ánh hiện thực khách quan mới đàm bảo chính xác. Khi đưa ví dụ cụ thể để minh hoạ, cần chọn từ những mẫu ngẫu nhiên một số vụ việc có tính chất điển hình để làm rõ nhận định của người nghiên cứu là chân thực, tin cậy.
2. Phân loại nguyên nhân của tội phạm
2.1 Khái niệm nguyên nhân của tội phạm
Các nhà tội phạm học trước đây khi lý giải về nguyên nhân của tội phạm đã dựa vào học thuyết để giải thích, cách lý giải đó ít nhiều có cơ sở và không thể phủ nhận sự đóng góp của các học thuyết này đối với sự phát triển của tội phạm học. Tuy nhiên, ngày nay, khoa học và đời sống xã hội ngày càng phát triển, do vậy, nếu chỉ dựa vào học thuyết để giải thích về nguyên nhân của tội phạm thì cách tiếp cận đó mới chỉ giải thích nguyên nhân của tội phạm ở phạm vi hẹp và trên phương diện nhất định. Ví dụ như “thuyết bắt chước” giải thích về nguyên nhân của tội phạm mới chỉ đưa ra được một nhân tố có thể tác động làm phát sinh tội phạm, đó là “tâm lý bắt chước” của người phạm tội và chưa chỉ ra được các nhân tố khác có thể tác động làm phát sinh tội phạm. Khi tìm hiểu bất kì vụ án cụ thể nào, ta sẽ thấy tội phạm phát sinh là do tác động của nhiều nhân tố khác nhau và không phải là tác động chỉ từ nhân tố nào đó. Các nhân tố được coi là “tác nhân” làm phát sinh tội phạm có sự tác động qua lại với nhau và trong tình huống cụ thể, nhất định mới có thể làm phát sinh tội phạm. Chính vì vậy, tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận đa chiều với việc phân tích các nhân tố khác nhau có thể tác động, ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ rút ra được những nhân tố nào là nguyên nhân chủ yếu trong việc phát sinh tội phạm, trên cơ sở đó việc xây dựng biện pháp phòng ngừa mới có định hướng cụ thể, có tính tập trung và không bị dàn trải.
Từ việc phân tích trên, có thể hiểu:
Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.
Ở mức độ tổng quan, cỏ thể chia nguyên nhân của tội phạm thành những nhóm nguyên nhân sau:
+ Nhóm nguyên nhân từ môi trường sống;
+ Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội;
+ Tình huống cụ thể (trong một số trường hợp được coi là nguyên nhân đưa đến việc phát sinh tội phạm).
Có thể mô tả về nguyên nhân của tội phạm thông qua sơ đồ sau:
2.2 Cách phân loại nguyên nhân của tội phạm
Tội phạm phát sinh là kết quả tác động của hàng loạt các nguyên nhân khác nhau. Trong tội phạm học, các nhà khoa học có các cách phân loại nguyên nhân của tội phạm sau:
– Căn cứ vào mức độ tác động của nguyên nhân trong việc làm phát sinh tội phạm, có thể chia nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố đóng vai trò chủ chốt ừong việc làm phát sinh tội phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số các nhân tố làm phát sinh tội phạm.
+ Nguyên nhân thứ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc làm phát sinh tội phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng số các nhân tố làm phát sinh tội phạm.
– Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống và nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội.
+ Nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống là tổng họp các nhân tố tiêu cực được hình thành từ môi trường sống của cá nhân có thể tác động, ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ nhất định mà từ đó làm phát sinh tội phạm. Ví dụ như các nhân tố: môi trường gia đình không hoàn thiện, môi trường nơi cư trú có nhiều tệ nạn.xã hội…
+ Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội là tổng hợp những nhân tố tiêu cực thuộc về nhân thân người phạm tội có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đến việc làm phát sinh tội phạm của người phạm tội. Những nhân tố tiêu cực này có thể là các yếu tố thuộc về sinh học, tâm lý, xã hội-nghề nghiệp của người phạm tội. Căn cứ vào lĩnh vực hình thành nguyên nhân, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành các nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân về kinh tế-xã hội: Đây là những nhân tố thuộc về lĩnh vực kinh tế-xã hội có thể tác động làm phát sinh tội phạm như tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, tác động của quá trình đô thị và công nghiệp hoá, tác động của quá trình di dân…
+ Nguyên nhân về văn hoá, giáo dục: Đây có thể là những nhân tố hạn chế trong quá trình quản lý. triển khai thực hiện các chính sách, chương trình về văn hoá, giáo dục có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm. Ví dụ: Nhà trường chưa coi trọng việc giáo dục các em gái biết cách tự bảo vệ bản thân nhằm ngăn chặn hiệu quả tội phạm tình dục.
+ Nguyên nhân về tổ chức quản lý: Đây có thể là một số thiếu sót, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực nhất định. Thuộc về nguyên nhân này có thể là các nhân tố như: buông lỏng quản lý, đùn đẩy trách nhiệm, không hợp tác trong giải quyết vụ việc)…
+ Nguyên nhân về chính sách, pháp luật: Đây có thể là một số thiếu sót, bất cập của chính sách, pháp luật có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm. Ví dụ như quy định về giải phóng mặt bằng, đền bù đất nông nghiệp còn lỏng lẻo dẫn đến một số cá nhân hoặc doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của pháp luật đê đên bù không thoả đáng cho một số hộ dân dẫn đến những người này có phản ứng tiêu cực là chống người thi hành công vụ.
3. Nguyên nhân tội phạm xuất phát từ môi trường sống
Đây là những nhân tố không thuận lợi từ môi trường sống tác động đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân.
Sự hình thành, phát triển nhân cách cá nhân với tính chất là thực thể của xã hội bắt đầu từ khi con người đứợc sinh ra và trải qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có những nhân tố thuận lợi và không thuận lợi từ môi trường sống (với mức độ khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể).
Những nhân tố tác động có thể ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân bao gồm: 1) Bản thân con người đó; 2) Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường .xuyên như: gia đình; trường học; nơi làm việc, cư trú, sinh sống… 3) Môi trường xã hội vĩ mô như: chính sách, pháp luật, phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh, truyện, báo chí; tác động ảnh hưởng của những hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà người phạm tội chứng kiến hoặc nghe kể, vấn đề thất nghiệp, bất bình đẳng trong xã hội…
Trong phạm vi của mục này, chỉ giới hạn những nhân tố (không thuận lợi) từ môi trường sống có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Cụ thể là:
+ Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên và
+ Môi trường xã hội vĩ mô.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng cá nhân tuy chịu sự tác động của môi trường sống (chứa đựng cả nhân tố thuận lợi và không thuận lợi) nhưng tiếp thu và chịu sự tác động như thế nào là do từng cá nhân. Cá nhân không thụ động chịu sự chi phối hoàn toàn từ môi trường sống mả có thể tác động trở lại môi trường sống thậm chí có thể thay đổi môi trường đang sống ở mức độ nhất định. Do đó, trong mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường sống, vai trò của cá nhân có tính độc lập tương đối. Chính vì vậy, tuy cùng sống trong môi trường xấu nhưng có cá nhân dễ dàng chịu sự tác động của môi trường xấu, tiêm nhiễm nhanh chóng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nhung ngược lại cũng có những cá nhân bản lĩnh vững vàng trước mọi cám dồ tiêu cực của đời sống hoặc cũng có cá nhân chịu sự tác động của môi trường sống ở mức độ hạn chế. Chính vi vậy, chúng ta có thể hiểu được vì sao trong xã hội có những người phạm tội tồn tại bên cạnh những người khác không phạm tội.
3.1 Môi trường gia đình
Gia đình có ảnh hưởng nhất trong việc hình thành nhân cách cá nhân trong thời kì thơ ấu. Trong gia đình, đứa trẻ bắt đầu học hỏi, bắt chước hành vi (bao gồm cà hành vi tốt cũng như hành vi xấu) từ các thành viên trong gia đình mà nó có dịp quan sát. Thông thường, quá trình học hỏi, bắt chước hành vi xấu của trẻ diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hơn so với bắt chước hành vi tốt. Càng lớn, đứa trẻ càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi, bắt chước dần dần mở rộng phạm vi không còn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu vươn ra bên ngoài, tuy nhiên nhận thức, lối sống của trẻ vẫn mang dấu ấn của việc ảnh hưởng từ các thành viên trong gia đình. Do đó, nếu đứa trẻ sống trong môi trường gia đình an toàn, lành mạnh luôn chú trọng giáo dục nhân cách cho trẻ, hướng trẻ sống thiện, trung thực, nhân hậu, vươn lên trong học tập, công việc thì sẽ hạn chế hiệu quả việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, sống trong môi trường gia đình không an toàn, không lành mạnh thì có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân.
Có thể kể ra một số nhân tố có thể tác động đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân:
+ Cha và (hoặc) mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con cái phát triển tự nhiên hoặc phó thác việc giáo dục trẻ cho nhà trường và xã hội. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện sai trái đã không uốn nắn kịp thời mà vẫn thờ ơ, không quan tâm, thậm chí còn dung túng.
+ Cha và (hoặc) mẹ quá nuông chiều hoặc quá hà khắc trong giáo dục con cái đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
+. Cha và (hoặc) mẹ không gưong mẫu trong lối sống như có hành vi phạm tội, sa đà vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá thực dụng chỉ biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ các giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bạo lực gia đình luôn tồn tại…
+ Cha và (hoặc) mẹ dạy con lối sống thực dụng, thậm chí xúi giục, dụ dỗ, ép buộc con cái vào con đường phạm tội.
+ Các nhân tố khác như: trong gia đình có nhiều thành viên phạm tội, cha và (hoặc) mẹ ngoại tình; đứa trẻ lớn lên trong môi trường thiếu cả cha mẹ hoặc thiểu cha (thiếu mẹ), trong gia đình có nhiều thành viên ưa lối hành xử bạo lực, côn đồ, ngang ngược…
3.2 Môi trường trường học
Quá trình lớn lên và dần trưởng thành, con người ta càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi của cá nhân dần dần mở rộng phạm vi, không còn dừng lại ờ các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu sang môi trường khác trong đó có môi trường trường học. Do đó, nếu trong môi trường trường học tồn tại nhiều nhân tố không lành mạnh thì những nhân tố này cũng có thể ảnh hưởng đên quá trình hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Những nhân tố không lành mạnh đó có thể kể đến như:
+ Kỉ luật nhà trường lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lý những biểu hiện sai trái trong học sinh (hoặc sinh viên) còn chưa triệt để dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường có nguy cơ lan rộng. Điều này có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc suy giảm, thậm chí mất niềm tin vào sự công bằng trong nhà trường của các em làm cho một số em chán nản, sa sút học hành, dễ bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động tiêu cực, không lành mạnh.
+ Kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham ăn chơi, đua đòi, hay bỏ học, hỗn láo với thày cô giáo và bố mẹ, sa đà vào tệ nạn xã hội…). Do kết bạn, giao tiếp thường xuyên với những đối tượng này, đứa trẻ dần dần ảnh hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu của những đối tượng này như thường xuyên bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà hỗn láo với bố mẹ, bỏ nhà đi hoang… và dần dần đi vào con đường phạm tội.
+ Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không gương mẫu trong lối sống, thiếu đạo đức trong hành xử với học sinh (hoặc sinh viên), thậm chí lôi kéo các em vào lối sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội như có hành vi dụ dỗ học sinh nữ vào quan hệ tình dục khi các em còn nhỏ tuổi, dụ dỗ các em môi giới mại dâm…
3.3 Môi trường nơi cá nhăn làm việc hoặc cư trú
Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhận thức, năng lực chuyên
môn, lối sống cũng như những phẩm chất đạo đức cá nhân.
Neu sống trong môi trường tập thể hoặc nơi cư trú lành mạnh, an toàn, mọi người biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, không có tệ nạn xã hội và tội phạm hoành hành, mọi người biết chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thì có thể nói đây là môi trường thuận lợi có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách đúng đắn của cá nhân và hạn chế sự phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, nếu sống trong môi trường có chứa đựng nhiều nhân tố tiêu cực như có nhiều người sống bê tha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, đánh lộn nhau thậm chí sa đà vào ma tuý, mại dâm, phạm tội thì đây thực sự là môi trường xấu tiềm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động đến những người thiếu bản lĩnh, không vững vàng dễ sa ngã trước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân.
3.4 Môi trường xã hội vĩ mô
Môi trường xã hội vĩ mô cũng có vai trò quan trọng trong việc tác động hình thành và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân. Có thể liệt kê một số nhân tố sau:
-r Tác động từ sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, vấn đề thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng xã hội…
+ Tác động của chính sách, pháp luật: Nhân tố không thuận lợi từ chính sách, pháp luật được coi là nguyên nhân phát sinh tội phạm có thể là do quy định của chính sách, pháp luật còn lỏng lẻo, sơ hở. chưa chặt chẽ hoặc không công bàng, thiếu thoả đáng… Ví dụ: Quy định về quản lý tài sản công lỏng lẻo có thể làm cho cá nhân nảy sinh lòng tham và có hành vi chiếm đoạt tài sản công.
– Hoạt động của các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực còn chua đồng bộ, lỏng lẻo, thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức nàng trong xử lý vi phạm, tội phạm còn chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ: Việc không kiểm soát chặt chẽ phim ảnh bạo lực, khiêu dâm có thể ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành phát triển nhân cách của những đối tượng thường xuyên xem những bộ phim kiểu này, dẫn đến hình thành nhân cách lệch lạc cá nhân.
+ Các nhân tố khác như tác động từ phong tục, tập quán lạc hậu, tác động từ trào lưu văn hoá ngoại lai không lành mạnh…
4. Nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội
Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội lâu nay ít được các nhà tội phạm học nước ta quan tâm nghiên cứu. Khi đề cập nguyên nhân của tội phạm, các nhà tội phạm học nước ta mới chỉ chú trọng đến các nguyên nhân từ môi trường sống (vì quan niệm rang tội phạm là hiện tượng xã hội). Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng tội phạm là hiện tượng có tính cá nhân và xã hội. Tội phạm do cá nhân (hoặc nhóm cá nhân người phạm tội) thực hiện, do đó nó không thể không mang đặc tính riêng biệt của cá nhân. Nghiên cứu nguyên nhân từ phía người phạm tội sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy được dấu hiệu nào của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, từ đó có thể dự đoán được tội phạm xảy ra trong tương lai, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phòng ngừa phù hợp. cần lưu ý là trong các dấu hiệu thuộc về người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm, có những dấu hiệu thuộc về người phạm tội có tính bẩm sinh (như dấu hiệu giới tính) nhưng cũng có những dấu hiệu được hình thành trong quá trình sống của người phạm tội (như dấu hiệu tâm lý thích hưởng lạc không lành mạnh, tính ích kỉ…). Việc làm rõ những dấu hiệu “tiêu cực“ của người phạm tội được hình thành trong quá trình sống – tác nhân làm phát sinh tội phạm, có ý nghĩa rất quan trọng. Đây chính là cơ sở để người nghiên cứu làm rõ nguyên nhân của tội phạm, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện môi trường sống có liên quan đến việc phát sinh tội phạm.
Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội thường tập trung vào việc tìm hiểu ba nhóm dấu hiệu sau:
– Nhóm dấu hiệu sinh học của người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội như: tuổi, giới tính và một số đặc điểm sinh học khác (như lượng hooc-môn trong cơ thể, hàm lượng insulin trong máu…).
Ví dụ. Do giới tính chi phối mà nam giới có tính cách mạnh mẽ quyết đoán, khả năng kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới, còn nữ giới thường kiên nhẫn hơn, cân nhắc khi thực hiện hành vi kĩ hơn nam giới và đây là nhân tố quan trọng giải thích tại sao tỉ lệ nam giới phạm tội thường cao hơn nữ giới (tất nhiên, việc nâm giới phạm tội cao hơn nữ giới cũng còn do một số nguyên nhân khác).
– Nhóm dấu hiệu tâm lý của người phạm tội có thể ảnh hưởng, tác động nhất định đến việc phạm tội như:
+ Tính ích kỉ;
+ Tính hám lợi;
+ Tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập;
+ Tính hận thù;
+ Tính đố kị;
+ Có sở thích không lành mạnh (như thích xem phim khiêu dâm trẽ em);
– Nhóm các dấu hiệu về văn hoá – xã hội, nghề nghiệp có thê ảnh hưởng đến việc phạm tội.
Ví dụ: Người mù chữ hoặc có trình độ văn hoá thấp thường chiếm tỉ lệ phạm tội cao trong các tội xâm phạm sở hữu.
Để làm sáng tỏ ba nhóm dấu hiệu trên của người phạm tội, người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp nghiên cứu mẫu, đặc biệt là nghiên cứu tuổi thơ và thời kì bắt đầu trưởng thành của người phạm tội. Từ việc nghiên cứu những vụ án có tính chất điển hình sẽ rút ra những kết luận có tính quy luật chung hoặc lặp đi lặp lại ở số lượng người đáng kể.
Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)