1. Khái niệm thể chế Quân chủ

Chế độ quân chủ là một hình thức chính thể, trong đó vua là người chủ quyền lực, tất cả quyền lực trong nước thuộc về nhà vua. Có hình thức quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.

Chế độ quân chủ là hình thức chính thể phổ biến thường thấy trong các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và trong một phạm vi, mức độ hạn chế, cả trong nhà nước tư sản. Đặc trưng tiêu biểu của chính thể quân chủ là quyền lực tối cao trong một nhà nước thuộc về một người là vua. Vua lên nắm quyền (lên ngôi) thường theo nguyên tắc cha truyền con nối – “con vua thì lại làm vua”. Vua được xem là con trời – thiên tử, “thế thiên hành đạo”, thay trời trị dân hoặc là người nhận sứ mệnh cai quản dân từ thượng đế và cũng vì vậy chịu trách nhiệm trước trời, trước thượng đế, đối với dân, vua không chịu bất kì một trách nhiệm pháp lí nào.

Thường có sự phân biệt giữa nhà nước quân chủ chuyên chế với nhà nước quân chủ hạn chế. Quân chủ chuyên chế thường tổn tại trong các nhà nước chủ nô, phong kiến, đứng đầu là một hoàng đế như Tần Thuỷ Hoàng dù lãnh thổ Trung Quốc lúc bấy giờ đã rất bao la vẫn được chia thành quận, huyện do một quan thư do triều đình bổ dụng, cả nước thành một đế quốc trung ương tập quyền hoặc đại đế. Quyền lực của vua là vô hạn và điều đó được khẳng định chính thức trong cuốn điều lệnh quân sự: nhà vua là vị quốc vương quân chủ chuyên chế, người không phải trả lời bất kì ai trên thế gian này về những việc làm của mình, có sức mạnh và quyền lực đổi với quốc gia và lãnh thổ của mình – nhà nước được coi như một sức mạnh toàn năng để điều khiển mọi mặt của cuộc sống nhân dân, xây dựng các đạo luật, kiểm tra việc tuân thủ hành động cũng như tư tưởng, chỉ đạo các hoạt động kinh tế, thậm chí cả cuộc sống hàng ngày của thần dân.

2. Phân loại các hình thức Nhà nước của thể chế Quân chủ

Thể chế về chế độ quân chủ phổ biến thời nay là chế độ quân chủ lập hiến. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội không còn tập trung trong tay vua hay nữ hoàng. Vua hay nữ hoàng chỉ là người lãnh đạo tinh thần mà thôi. Còn mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội do nghị viện, thủ tướng do người dân bầu ra lãnh đạo.

Thể chế quân chủ là một trong những hình thức chính quyền lâu đời nhất và từng có rất nhiều hình thái khác nhau cùng tồn tại.

Chế độ quân chủ là một hình thức chính thể, trong đó vua là người chủ quyền lực, tất cả quyền lực trong nước thuộc về nhà vua. Có hình thức quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.

2.1. Quân chủ chuyên chế

Chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền với quyền lực vô hạn.

Để thực thi quyền lực tối cao, người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) theo chính thể quân chủ chuyên chế thường lập ra cả một bộ máy gọi là triều đình, gồm có nhiều bộ, mỗi bộ được giao quản lí một lĩnh vực thuộc vương quyền tuyệt đối.

2.2. Quân chủ hạn chế

Nhà nước quân chủ hạn chế thường thấy trong các nhà nước tư sản, ra đời trên cơ sở của sự thoả hiệp giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc phong kiến, khi giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lật đổ vương quyền phong kiến, còn tầng lớp quý tộc quan liêu thì còn lực lượng và có khi lợi dụng tâm lí tôn trọng vương quyền và uy tín của nhà vua để thoả hiệp, duy trì một phần những đặc quyền, đặc lợi; cũng có trường hợp trước khí thế mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân đông đảo, giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tìm thấy trong sự thoả hiệp khả năng áp đảo lại lực lượng quần chúng, thống nhất với nhau duy trì chế độ quân vương hạn chế với sự hạn chế quyền lực của vua bằng một hiến pháp, cũng vì vậy, thường được gọi là quân chủ lập hiến.

Hầu hết các quốc gia Quân chủ hiện nay đều theo chế độ Quân chủ lập hiến hay Quân chủ đại nghị, Quân chủ Cộng hòa. Vua (hay Nữ hoàng) là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ mang tính tượng trưng hơn là thực quyền. Còn hoạt động lập pháp do nghị viện nắm giữ, hoạt động hành pháp do thủ tướng nắm giữ, và hoạt động tư pháp do tòa án đảm nhiệm (Tam quyền phân lập).

3. Sự mất bình đẳng về kinh tế

Khoảng cách giàu nghèo và sự bất đình đẳng về kinh tế là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến.

Trong xã hội phong kiến, bên cạnh quyền lực của vua chúa phong kiến thì mỗi địa chủ phong kiến đều thiết lập và duy trì quyền lực riêng của mình trên những phạm vi lãnh thổ nhất định. Dù ở thời kỳ phân quyền cát cứ hay thời kỳ trung ương tập quyền thì quyền lực trong xã hội phong kiến cũng luôn mang tính đẳng cấp khắc nghiệt. Điều này dẫn tới tình trạng người nông dân phải chịu rất nhiều tầng nấc áp bức bóc lột.

Dưới chế độ phong kiến, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu bởi vì sản xuất nông nghiệp chí phối gần như toàn bộ nền sản xuất của xã hội. Đất đai chủ yếu nằm trong tay vua chúa phong kiến cũng như các địa chủ lớn nhỏ. Người nông dân hầu như không có ruộng đất và nếu có thì cũng rất ít và khó có thể giữ được. Do chế độ sưu cao, thuế nặng, họ phải cầm cố hoặc bán đất cho địa chủ. Ở các nước phương Đông, vua được coi là chủ sở hữu tối cao đối với đất đai và là chủ sở hữu không hạn chế đối với các tài sản khác.

Chính vì vậy, Nhà nước phong kiến rất quan tâm tới việc bảo vệ và phát triển sở hữu phong kiến, đặc biệt là đất đai. Nhà nước phong kiến bằng pháp luật, bằng các biện pháp kinh tế và bằng cả bạo lực, không loại trừ một biện pháp, hình thức nào mà không sử dụng để bảo vệ và phát triển sở hữu phong kiến. Mọi hành vi xâm hại tới sở hữu phong kiến đều bị Nhà nước phong kiến, cùng địa chủ phong kiến trừng phạt rất khắc nghiệt. Bằng việc bảo vệ các hình thức sở hữu phong kiến, Nhà nước phong kiến đã củng cố, duy trì các hình thức bóc lột tàn nhẫn của địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác. Bằng các chính sách về sưu thuế Nhà nước phong kiến còn trực tiếp tham gia vào việc bóc lột một cách không thương xót đối với nông dân. Sự bóc lột của địa chủ phong kiến, quý tộc đối với nông dân càng ngày càng tinh vi, thâm hiểm hơn. Ngoài ra, nông dân còn phải nộp nhiều khoản khác nhau cho nhà thờ, cho tầng lớp tăng lữ có thể nói hầu hết các đẳng cấp quan lại trong xã hội phong kiến đều sống bằng cách bòn rút của cải và sức lực của người nông dân.

Trong xã hội phong kiến, kẻ có quyền là kẻ có tiền. Còn những người dân thì suốt đời chịu cảnh áp bức, sống trong cảnh nghèo khổ. Nhiều nạn đói và dịch bệnh hoành hành. Trong khi giai cấp thống trị vẫn dùng của cải bóc lột được mà ăn chơi xa đọa.

4. Sự chuyên quyền độc đoán của giai cấp thống trị

Một nhà sử học Trung Hoa đã viết: “Nhà Tần và nhà Tuỳ mất là do không biết tự ức chế mình như người thời xưa. Các vua xưa thường chịu sự giám sát chung. Đó là điều thích đáng duy nhất với vua. Còn như các ông vua sau này chỉ thích tự mình cai quản tất cả và ngay tức khắc”. Tác giả này đã nói lên được nguyên nhân sâu sắc nhất của hầu hết mọi nền quân chủ.

Nền quân chủ sẽ tiêu vong khi ông vua tưởng rằng có thể biểu dương thế lực của mình thật nhiều bằng cách thay đổi trật tự của mọi sự vật, chứ không phải là tuân thủ trật tự tự nhiên của sự vật. Hoặc lầ khi ông vua xoá bỏ những chức năng tự nhiên của ngưòi này để thay vào chức nắng người khác một cách độc đoán. Hoặc là khi, ông vua say sưa với những lạc thú ngông cuồng hơn là say sưa với ý chí kinh bang tế thế.

Nền quân chủ sẽ tiêu vong khi ông vua quy tất cả vào cho bản thân mình: Toàn bộ quốc gia coi như thủ đô của ông. Toàn bộ Thủ đô chỉ là triều đình của ông. Toàn thể triều đình chỉ là bản thân một mình ông.

Cuối cùng nền quân chủ sẽ tiêu vong khi ông vua không hiểu gì về quyền năng của mình, vị trí của mình, tình cảm của mình với dân chúng, và ông không cảm thấy một cách sâu sắc rằng phải giữ cho vững sự an ninh, cũng như một kẻ độc tài phải biết đề phòng tai hoạ.

Nguyên tắc của nền quân chủ tự nó sa đoạ khi mà các ông lớn không được nhân dân kính trọng nửa, và người ta phải dùng đến những công cụ tồi tệ của chính quyền độc tài để bắt dân kính trọng.

Tự nó cũng sẽ sa đoạ khi mà một danh diện này trở nên đốì lập với các danh diện khác, mà người ta có thể vừa là bỉ ổi vừa là “xứng đáng”. Tự nó cũng sẽ sa đoạ khi ông vua đổi thái độ công bằng thành ra thái độ khắc nghiệt.

Nguyên tắc của nền quân chủ sẽ sa đoạ khi những tâm hồn bình dị và hèn kém vốn rất hãnh diện được phục vụ nhà vua thì bây giờ họ thấy ra rằng phục vụ vua chẳng phải là phục vụ Tổ quốc.

Nhưng phải chăng (trong mọi thời đại ngưòi ta đều thây rằng) mỗi khi quyền lực ồng vua trở nên bao la thì sự an ninh của ông ta lại giảm sút, rồi suy sụp dần cho đến lúc biến chất; phải chăng đố là một thứ tội “xúc phạm quân vương” mà chính ông vua đã mắc phải?

5. Ý thức về nền Dân chủ trong tư tưởng của công dân hiện nay

Trên khắp châu Á, báo chí đang đưa tin rất nhiều về các vị quốc vương. Ở Thái Lan, nhiều người cảm thấy phẫn nộ với Vua Maha Vajiralongkorn, người không chỉ sống phần lớn thời gian ở Đức mà còn bận rộn tìm cách áp đặt chế độ quân chủ mang tính đàn áp lên người dân của mình.

Quốc vương Malaysia, Sultan Abdullah Ri’ayatuddin, đã tăng cường can thiệp vào chính trị, từ chối chấp nhận yêu cầu của lãnh đạo phe đối lập Anwar Ibrahim rằng ông cần được phép thành lập chính phủ khi giờ đây ông nhận được đa số ủng hộ trong quốc hội.

Rồi còn việc chế độ quân chủ Anh từ chối cho phép người Úc tiếp cận toàn bộ sự thật về quyết định cách chức gây tranh cãi một chính phủ được bầu lên một cách dân chủ vào năm 1975 bởi toàn quyền Úc, đại diện của Nữ hoàng Anh tại Úc.

Điều mà các trường hợp trên cho thấy là sự tồn tại của các chế độ quân chủ trong thế kỷ 21 là phản dân chủ.

Trong khi sự kiêu ngạo của vua Vajiralongkorn có phần cực đoan và vẫn có nhiều gia đình hoàng gia vẫn tự chọn phong cách trang nghiêm hơn, thực tế là đã đến lúc các chế độ quân chủ ở khắp mọi nơi nên bị hủy bỏ nếu chúng ta nghiêm túc trong việc thúc đẩy dân chủ.

Chẳng hạn, một điều phi lý là việc không người Úc, New Zealand hay Canada nào có thể trở thành nguyên thủ quốc gia bởi vì ở các nước này, quốc vương Anh là người nắm giữ vị trí đó. Cũng giống như ở 40 quốc gia khác trên thế giới nơi quốc vương là nguyên thủ quốc gia, việc những người đó có được quyền lực chỉ là nhờ họ được sinh ra.

Thế giới đang chuyển động, mặc dù chậm, theo hướng thay thế các vị vua cha truyền con nối bằng các nguyên thủ quốc gia dân cử, hoặc được lựa chọn ít nhiều tùy theo khả năng và công trạng của họ. Trong khi hàng triệu người Thái đang làm lung lay nền tảng chế độ quân chủ của đất nước họ, tại quốc gia Barbados thuộc vùng Caribe, chính phủ gần đây đã tuyên bố rằng họ muốn đạt được “chủ quyền hoàn toàn” vào tháng 11 năm sau khi kỷ niệm 55 năm ngày chấm dứt chế độ thuộc địa của Anh.

Ở nước láng giềng Jamaica, cả thủ tướng tiền nhiệm Portia Simpson Miller và thủ tướng đương nhiệm Andrew Holness đều cam kết loại bỏ vị trí nguyên thủ quốc gia của Nữ hoàng Anh và thay thế bà bằng một vị tổng thống không nắm quyền hành pháp.

Tại Úc, dù một cuộc trưng cầu dân ý năm 1999 về việc loại bỏ vai trò nguyên thủ quốc gia của quốc vương Anh đã không thành công, sự ủng hộ đối với vai trò của chế độ quân chủ đang giảm dần. Một khi Nữ hoàng Elizabeth – người mà nhiều người Úc cảm thấy có tình cảm riêng – thoái vị hoặc qua đời thì thay đổi sẽ bắt đầu. Việc Úc trở thành một nước cộng hòa là điều không thể tránh khỏi. New Zealand và Canada có thể sớm theo sau.

Việc vai trò của chế độ quân chủ Anh đã trở nên lỗi thời ở Úc được thể hiện qua vụ Palace Letters gần đây (chỉ các trao đổi thư tín giữa thư ký riêng của nữ hoàng Anh Elizabeth và toàn quyền Úc Sir John Kerr trong cuộc khủng hoảng hiến pháp năm 1975 – ND) khi một cuộc thăm dò gần đây cho thấy 62% người Úc hiện muốn một người Úc làm nguyên thủ quốc gia.

Năm 1975, chính phủ cải cách do Gough Whitlam lãnh đạo đã bị đại diện của Nữ hoàng tại Úc, John Kerr, sa thải. Đây vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi ở Úc vì những tác động của nó đối với nền dân chủ ở quốc gia này. Tuy nhiên, mặc dù sự kiện này xảy ra cách đây 45 năm, khi một nhà sử học tên là Jenny Hocking tìm cách công bố các trao đổi thư tín giữa Nữ hoàng và Kerr, Hocking đã buộc phải tham gia một cuộc chiến pháp lý tốn kém để được quyền truy cập vào các tài liệu này.

Như Hocking mô tả, “thư ký riêng của nữ hoàng đã phản đối gay gắt việc công khai các tài liệu đó” khi vụ kiện bắt đầu tại Tòa án Liên bang Úc, thư ký chính thức của toàn quyền cũng vậy, thậm chí còn tuyên bố rằng việc tiếp tục giữ bí mật các tài liệu này là điều cần thiết “để duy trì vị trí hiến định của Quân vương và Chế độ quân chủ.”

Ngay cả Thái tử Charles, người thừa kế ngai vàng Anh, cũng tham gia trò chơi chính trị đảng phái trong việc chính phủ Whitlam bị sa thải và viết cho Kerr vào năm 1976 rằng “những gì ông làm năm ngoái là đúng đắn và là một việc can đảm – và hầu hết người Úc dường như tán thành quyết định của ông về việc đó.”

Trong khi ở Thái Lan, những người biểu tình đang tìm cách cải tổ hệ thống chính phủ để có lẽ có được một chế độ quân chủ lập hiến kiểu Anh, nơi không có thứ gọi là luật khi quân, và để buộc các thông tin tài chính phục vụ hoàng gia được công khai, thì vấn đề cơ bản hơn đối với tất cả các quốc gia nơi các vị vua hoặc nữ hoàng đóng vai trò nguyên thủ quốc gia là tại sao các chế độ quân chủ vẫn tồn tại khi cho dù bộ máy quan hệ công chúng của các hoàng gia có khéo léo đến đâu thì các giá trị mà họ đại diện vẫn trái ngược sâu sắc với khái niệm bình đẳng?

Chẳng hạn, tại sao trong thế kỷ 21, một câu lạc bộ các vị quốc vương ở Malaysia, được phó giáo sư Murray Hunter của Đại học Malaysia Perlis mô tả gần đây là “đỉnh của một hệ thống phong kiến chuyên chế lâu đời dựa trên giai cấp Mã Lai với tất cả các hiện vật, nghi lễ, phong tục, và ngôn ngữ của nó” vẫn thay phiên nhau đóng vai trò là người phân xử quyền lực và lựa chọn lãnh đạo quốc gia theo hiến định?

Khi Thủ tướng Úc muốn bổ nhiệm một toàn quyền mới, việc họ phải viết thư cho London để xin phép bổ nhiệm không phải là một điều nhục nhã hay sao? Dù mỗi chế độ quân chủ có khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung – chúng làm suy yếu khát khao không ngừng hướng tới sự bình đẳng của nhân loại.