Quyền con người là quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng của quyền con người. Dù có tội, hay không có tội, khi đứng trước pháp luật, con người có quyền bào chữa cho chính bản thân mình.
1. Khái quát nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa
Điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS quy định:
“Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”.
Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa”.
Theo đó, Hiến pháp 2013 đã mở rộng phạm vi đối tượng quyền bào chữa, không chỉ bị cáo mới có quyền bào chữa, mà đó còn là quyền của người bị bắt, bị tạm giữ.
Quyền bào chữa của người bị buộc tội được quy định nhằm bảo đảm cho họ trình bày quan điểm của mình đối với việc bị buộc tội, đưa ra các chứng chứ cần thiết, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét tình tiết minh oan hoặc giảm nhẹ TNHS cho mình theo quy định của pháp luật. Hay “Quyền bào chữa của người bị buộc tội trong TTHS là điều mà người bị bắt, bị tạm giam, bị can, bị cáo hưởng, được làm, được đòi hỏi trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật nhằm chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình”.
Điều 16 BLTTHS ghi nhận nguyên tắc này với nội dung sau:
“Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.
Thứ nhất, người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa. Khi tự bào chữa cho mình, người bị buộc tội sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép để chứng minh mình vô tội, sự thật không đúng như hồ sơ vụ án hay chứng minh giảm nhẹ tội cho mình… Nếu người bị buộc tội không tự bào chữa thì có thể nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa. Người khác có thể là bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội, trợ giúp viên pháp lý.
Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội trong những trường hợp do pháp luật quy định, nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu đoàn Luật sư của LVN Group phân công văn phòng Luật sư của LVN Group cử người bào chữa cho họ, trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử trợ giúp viên pháp lí, yêu cầu Luật sư của LVN Group bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình trong trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS.
Người đại diện của người bị buộc tội là cá nhân cũng có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa trong trường hợp người bị buộc tội là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi. Người đại diện của người bị buộc tội có thể là cha, mẹ, người giám hộ của họ. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho pháp nhân.
Quyền bào chữa của người bị buộc tội bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người bào chữa. Hai quyền này có thể song song tồn tại mà không bài trừ lẫn nhau. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa đồng thời có quyền nhờ người bào chữa. Trong trường hợp nhờ người bào chữa thì họ có quyền tự bào chữa.
Thứ hai, Luật tố tụng hình sự còn quy định những đảm bảo cần thiết để quyền bào chữa được thực hiện. Cụ thể: họ phải được giao nhận quyết định khởi tố, bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra, quyết định truy tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử,… để chuẩn bị bào chữa. Trong quá trình bào chữa họ có thể sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ tội.
Thứ ba, quy định việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Bị hại, đương sự có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và cũng có quyền nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Thứ tư, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện đầy đủ quyền bào chữa; bảo đảm cho bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định pháp luật.
2. Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc
2.1 Đảm bảo quyền tự bào chữa của người bị buộc tội
Đối với người bị tạm giữ (Điều 59 Bộ luật Tố tụng Hình sự):
Thứ nhất, người bị bắt, người bị tạm giữ có quyền được biết lý do mình bị tạm giữ. Điểm a, khoản 2, Điều 59 BLTTHS quy định: “Người bị tạm giữ có quyền được biết lý do mình bị tạm giữ”. Ngay từ khi bị bắt, người bị tạm giữ được nghe đọc biên bản bắt người và có quyền ghi ý kiến không đồng ý của mình vào biên bản và ghi ý kiến xác nhận. Lý do tạm giữ được ghi trong quyết định tạm giữ và khi có quyết định này người bị tạm giữ được giao một bản. Lý do tạm giữ này cũng được bảo đảm về tính cần thiết và có căn cứ pháp luật khi pháp luật quy định trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ được gửi cho VKS cùng cấp. Nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Thứ hai, người bị tạm giữ có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ. Không phải người nào khi tham gia tố tụng với tư cách người bị tạm giữ đều có những hiểu biết về pháp luật. Việc giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ là quyền lợi của họ, khiến họ có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ ba, người bị tạm giữ có quyền trình bày lời khai. Trong lời khai trước CQĐT, người bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm. Cơ quan ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm lập biên bản ghi lời khai của người bị tạm giữ. Biên bản ghi lời khai của người bị tạm giữ được ĐTV đọc lại cho người bị tạm giữ nghe, đồng thời ĐTV giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Biên bản lời khai của người bị tạm giữ chỉ hợp pháp khi có chữ ký của ĐTV và chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị tạm giữ (nếu người bị tạm giữ không biết chữ). Nếu người bị tạm giữ vì nhược điểm thể chất hoặc tâm thần hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì trong biên bản phải ghi rõ lý do 2 .
Thứ tư, người bị tạm giữ có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Trong thời gian bị tạm giữ, người bị tạm giữ có quyền đưa ra những tài liệu, đồ vật nhằm chứng minh họ không liên quan đến vụ việc mà vì họ bị bắt giữ, học cũng có quyền yêu cầu xác minh lại sự việc, yêu cầu CQĐT đưa ra những bằng chứng được coi là căn cứ bắt giữ họ,…
Thứ năm, người bị tạm giữ có quyền khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền THTT. Việc quy định như này giúp cho người bị tạm giữ thực hiện tối ưu quyền bào chữa của mình. Khi họ cảm thấy việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền THTT là sai trái, vi phạm pháp luật, họ có quyền khiếu nại – đây là một cách thức để thực hiện quyền bào chữa.
2.2 Đối với bị can (Điều 60 Bộ luật tố tụng Hình sự)
Ngoài việc có những quyền như đối với người bị tạm giữ, bị can còn được bổ sungmột số quyền năng khác như:
Thứ nhất, bị can có quyền đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch. Trong quá trình điều tra, bị can có quyền đề nghị thay đổi những người THTT, người THTT, người giám định, người phiên dịch nếu có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể làm cho vụ án được giải quyết theo hướng không có lợi cho bị can. Các cơ quan THTT phải xem xét, giải quyết yêu cầu của bị can nếu đề nghị của bị can là có căn cứ. Đồng thời với việc quy định quyền đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch cho bị can, BLTTHS cũng quy định những trường hợp những người THTT từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi và người giám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi (khoản 5 Điều 68 và khoản 4 Điều 70 BLTTHS)
Thứ hai, bị can có quyền được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng; quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS. Mục đích quy định cho bị can được nhận các quyết định trên là một điều kiện đảm bảo cho nguyên tắc “bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội” bởi thông qua việc nhận các quyết định, bị can sẽ đọc và nắm được tất cả những tài liệu và tình tiết của vụ án liên quan đến bản thân và liên quan đến những bị cáo khác (nếu có) thì bị can mới có điều kiện để chuẩn bị bào chữa cho mình.
Thứ ba, bị can có quyền tham gia một số hoạt động điều tra. Để tạo điều kiện cho bị can thực hiện quyền bào chữa, BLTTHS quy định, khi khám nghiệm hiện trường và khi tiến hành thực nghiệm điều tra trong trường hợp cần thiết bị can cũng có thể tham gia (khoản 2 Điều 201BLTTHS: “…Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm”.)
2.3 Đối với bị cáo (Điều 61 Bộ luật tố tụng Hình sự)
Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án, người bị buộc tội tham gia tố tụng với tư cách là bị cáo, việc đảm bảo quyền tự bào chữa của bị cáo chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc các hoạt động tố tụng từ giai đoạn trước, tuy nhiên đây là thời điểm để quyết định người bị buộc tội có cấu thành tội phạm hay không, nếu có thì phải chịu hình phạt gì, mức phạt nào. Chính vì vậy, việc bào chữa ở giai đoạn này mang tính quyết định và pháp luật TTHS quy định các quyền cụ thể của bị cáo trong BLTTH.
Luật MInh KHuê (tổng hợp và phân tích)