1. Khái niệm bảo hộ sáng chế.

Quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Đây là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ con người nên quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế này sẽ được pháp luật bảo hộ. bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua thủ tục đăng kí, sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Bảo hộ sáng chế có ý nghĩa rất lớn, nó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, tạo ra nhiều sáng chế mới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh,đầu tư phát triển công nghệ, thúc đẩy cạnh tranh mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội.

2. Nguyên tăc cân bằng lợi ích trong bảo hộ sáng chế.

Vì sáng chế là sản phẩm của trí tuệ con người đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho chủ sở hữu mà còn cho xã hội, sự phát triển của đất nước nên được pháp luật bảo hộ.Tuy nhiên việc bảo hộ sáng chế tạo ra độc quyền cho chủ sở hữu sáng chế, và nếu như sự độc quyền này bị lạm dụng sẽ tác động tiêu cực đến lợi ích của xã hội.
Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và lợi ích xã hội là sự dung hoà quyền lợi giữa các tạo ra những điều kiện phát triển, tồn tại cho các bên, cao hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật. Mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn, góp phần phát triển đất nước.
Do tính chất độc quyền này chủ sở hữu sáng chế được phép sử dụng sáng chế của mình để thu lợi nhuận thông qua sử dụng trực tiếp sáng chế hoặc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp điều này sẽ làm tăng chi phí và giảm khả năng tiếp cận sản phẩm được bảo hộ của người tiêu dùng ngoài ra sự độc quyền này cũng ảnh hưởng rất lớn tới các chủ thể sáng tạo khác trong cũng một lĩnh vực chính vì vậy mà vấn đề cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế với lợi ích chung của toàn xã hội và các chủ thể sáng tạo khác.
Trên thế giới những văn bản sơ khia đầu tiên về việc bảo hộ sáng chế các nước đã đưa vào mục tiêu của hệ thống sáng chế. Hiệp định TRIPS có nhiều điều khoản quy định về việc cân bằng giữa mục tiêu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với những mụ tiêu tiếp cận an sinh xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ…
Đối tượng bảo hộ trong nguyên tăc cân bằng lợi ích đối với sáng chế cho đến trước khi có Hiệp định TRIPS, nhiều nước không bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm hoặc có bảo hộ nhưng có những hạn chế nhất định, đặc biệt là ở những nước đang phát triển và nước chậm phát triển.Hiệp địnhTRIPS quy định các thành viên có thể loại trừ không cấp bằng độc quyền cho những sáng chế cần phải bị cấm khai thác nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của mình để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống và sức khỏecủa con người và động vật hoặc thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường, với điều kiện những ngoại lệ đó được quy định không chỉ vì lý do duy nhất là việc khai thác các sáng chế tương ứng bị pháp luật của nước đó ngăn cấm. Luật sáng chếhiện hành của các nước loại trừhàng loạt các đối tượng không được bảohộdưới dạng sáng chế, trong đó có phát minh, các phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật 1 . Pháp luật chỉ bảo hộ đối với những sáng chế mang tính sáng tạo của cá nhân tổ chức những sáng chế không có tính sáng tạo, chỉ là sự cải tiến thông thường, dễ dàng suy luận được từ những gì đang tồn tại bởi những người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng thì không thể được bảo hộ mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng.
Thời hạn bảo hộ sáng chế là khoảng thời gian xác định, trong khoảng thời gian đó chủ sở hữu sáng chế có độc quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt sáng chế do mình tạo ra. Khi hết thời hạn bảo hộ, các sáng chế sẽ trở thành tài sản của nhân loại, ai cũng có quyền sử dụng mà không phải xin phép chủ sở hữu sáng chế. Thời hạn bảo hộ cần phải đủ để các tác giả, chủ sở hữu trí tuệ khai thác các đối tượng sở hữu trí tuệ không chỉ nhằm bù đắp các chi phí để tạo ra chúng mà còn đảm bảo cho họ khả năng thu lợi nhuận từ các đối  tượng này. Nhưng thời gian này cũng không được quá dài làm ảnh hưởng đến sự tự do khai thác của công chúng đối với các đối tượng Sở hữu trí tuệ 2 .

Về những quy định trong việc xác lập quyền, để được cấp độc quyền về sáng chế chủ sở hữu sáng chế phải bộc lộ sáng chế một cách đầy đủ cụ thể để một người trong cùng lĩnh vực tương ứng dựa vào đó mà có thể thực hiên được sáng chế của mình. Bằng độc quyền sáng chế chỉ được công bố trong thời gian nhất định để tạo điều kiện cho xã hội có thể áp dụng sáng chế sau khi thời hạn bảo hộ độc quyền kết thúc… quyền nghĩa vụ của chủ hữu sáng chế cũng có những giưới hạn nhất định nhằm hạn chế nhằm vào việc bảo vệ lợi ích chính đáng của hai nhóm chủ thể: thứ nhất là xã hội nói chung và thứ hai là các chủ thể sáng tạo khác trong cùng một lĩnh vực.

3. Biểu hiện của nguyên tắc cân bằng lợi ích trong điều kiện bảo hộ và đối tượng không được bảo hộ là sáng chế.

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì sáng chế sẽ được bảo hộ dưới hai hình thức nhất định đó là cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Cả hai hình thức bảo hộ này đều cùng chung yêu cầu về tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp riêng hình thức Bằng độc quyền sáng chế p có thêm yêu cầu về tính sáng tạo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ “Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn  bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.”trước đây sáng chế chỉ cần đáp ứng yêu cầu về tính mới ở phạm vi trong nước dẫn đến tình trạng trùng với những sáng chế ở các quốc gia khác điều đó sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận sáng chế của những chủ thể khác.  

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. So với sáng chế thì điều kiện bảo hộ đối với giải pháp hữu ích dễ dàng hơn, không đòi hỏi điều kiện về trình độ sáng tạo. ở Việt Nam phần lớn những đăng kí bảo hộ sáng chế chưa đáp ứng đủ điều kiện để được cấp Bằng độc quyền sáng chế chính vì vậy Bằng độc quyền giải pháp hữu ích sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu sáng chế khuyến khích sáng tạo của các tổ chức, cá nhân.
Quy định tại điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ về các đối tượng không được bảo hộ là sáng chế nguyên tăc cân bằng lợi ích được thể hiện ở các đối tượng: thứ nhất là Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học các đối tượng thực chất chỉ là những giải thích về sự vật hiện tượng những quy luật hiển nhiên vốn có của thế giới tự nhiên chứ không tạo ra cái mới việc bảo hộ những nhóm đối tượng này sẽ tăng thêm khả năng tiếp cận những tri thức mới vận dụng nó để sáng tạo ra các sản phẩm sáng chế hữu ích cho con người.
Thứ hai là Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho người, động vật tuy rằng nhóm đối tượng này chưa đựng tính sáng tạo rất cao nhưng không được bảo hộ vì mục đích nhân đạo để đảm cơ hội mọi người được tiếp cận những phương pháp để chữa bệnh chăm sóc sức khỏe.

4. Cân bằng lợi ích trong quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế.

Bảo hộ sáng chế là bảo hộ có thời hạn quy định này tồn tại trong pháp luật về sáng chế của hầu hết các quốc gia và các điều ước quốc tế bởi giá trị trong việc khai thác sáng chế có thể ảnh hưởng đến cả xã hội cộng đồng. Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ. Đây là khoảng thời gian được mặc định rằng chủ sở hữu – nhà đầu tư tạo ra sáng chế đã lấy lại những gì mình bỏ ra. Trong 20 năm, giá trị của sáng chế bắt đầu giảm sút, đồng thời chủ bằng độc quyền sáng chế đã có thể khai khác, sử dụng sáng chế để thu lại lợi nhuận cho mình. Hết thời gian này, chủ sở hữu có trách nhiệm chia sẻ sáng chế đó đến với cộng đồng. Đây chính là biểu hiện của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và lợi ích xã hội  .Và cũng là ý nghĩa của quy định về thời hạn bảo hộ.

5.  Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong các quy định về nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.

Việc cấp bằng độc quyền bằng sáng chế được coi là động lực để đầu tư vào các hoạt động sáng tạo và kiến thức chuyên sâu nhưng không phải lúc nào cũng đạt được mục đích là tăng cho lợi ích công cộng, để cân bằng quyền lợi giũa chủ sở hữu sáng chế, bên thứ ba và công chúng, phạm vi quyền độc quyền có thể có những ngoại lệ và hạn chế quyền. Quy định về các trường hợp chủ sở hữu sáng chế không được quyền cấm người khác sử dụng sáng chế tại khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ đó là các trường hợp: Sử dụng sáng chế nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm; Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường; Sử dụng sáng chế nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam; Sử dụng sáng chế do người có quyền sử dụng trước thực hiện; Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện. quy định về bảo hộ sáng chế của pháp luật Sở hữu trí tuệ thì quy định về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp thể hiện rõ nhất nguyên tắc cân bằng lợi ích theo điều 134
Luật sở hưũ trí tuệ về quyền của người sử dụng trước sáng chế sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế nhưng để không ảnh hưởng tới quyền của chủ sở hữu sáng chế thì quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế chỉ được áp dụng khi đáp ứng điều kiện: sáng chế phải được tạo ra một cách độc lập trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế; sáng chế phải đồng nhất với sáng chế đã được bảo hộ; sáng chế đã được sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng. Và khi thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế thì người có quyền sử