Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy phân tích giúp tôi các nguyên tắc của chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Mở đầu vấn đề

Nguyên tắc là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấu trúc hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó.

Ngoài ra, nguyên tắc có thể là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.

Nguyên tắc của mỗi ngành luật là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng của ngành luật đó.

Ví dụ: Trong lĩnh vực luật hình sự

Nếu đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam là những quan hệ xã hội phát sinh giữa hai chủ thể quan trọng và có quyền, nghĩa vụ nhất định là Nhà nước và người phạm tội, thì nguyên tắc của luật hình sự phải bảo đảm quyền của Nhà nước và phản ánh bản chất của chế độ cũng như quyền lợi của người phạm tội.

Như vậy, nguyên tắc của luật hình sự là những tư tưởng chỉ đạo và các định hướng đường lối cho toàn bộ quá trình quy định tội phạm và hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử.

Các nguyên tắc của chính sách xây dựng pháp luật bắt nguồn từ các quy luật phát triển khách quan của pháp luật trong xã hội Việt Nam và chính sách pháp luật ở Việt Nam.

Các nguyên tắc của chính sách xây dựng pháp luật thống nhất hóa tính chất tác động đến các quan hệ xã hội với sự hỗ trợ của các phương tiện của chính sách pháp luật và cũng là tiêu chuẩn đánh giá tính đúng đắn của các quyết định xây dựng pháp luật được ban hành.

Dưới đây chúng tôi sẽ nêu các nguyên tắc của chính sách xây dựng pháp luật bao gồm các nguyên tắc ở các mục dưới đây:

2. Tính có căn cứ khoa học

Nguyên tắc này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật phải được xây dựng dựa trên nền tảng các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quan hệ xã hội tương ứng, với việc sử dụng ý kiến của các chuyên gia về những nội dung khác nhau của các quy định pháp luật tương lai. Quá trình ban hành các văn bản pháp luật cần phải đáp ứng tối đa các nhu cầu đã chín muồi của sự phát triển xã hội, các quy luật khách quan của nó, cân nhắc và sử dụng các thành tựu hiện nay của khoa học và công nghệ, dựa trên những nghiên cứu lý luận về những vâh đề đòi hỏi phải có quy phạm pháp luật mới. Các cơ quan, tổ chức khoa học, những người đại diện cụ thể của các ngành khoa học tương ling, những chuyên gia – những nhà thực tiễn có kinh nghiệm cần phải tích cực tham gia vào việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định chúng.

3. Nguyên tắc dân chủ

Nguyên tắc dân chủ của chính sách xây dựng pháp luật thể hiện ở yêu cầu phải lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia thảo luận các dự án văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm các khả năng để công dân đưa ra các kiến nghị, đề nghị với các cơ quan xây dựng pháp luật về hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như thực hiện các quyền của họ khi thực hiện trưng cầu ý dân.

4. Nguyên tắc công khai

Công khai về chính sách xây dựng pháp luật có nghĩa là xã hội phải được thông tin kịp thời về tất cả các giai đoạn của quá trình xây dựng pháp luật. Hơn nữa, cần phải dân chủ hóa không chỉ quá trình diễn tiến của các dự án luật ở Quốc hội mà còn cả diễn tiến của các dự án luật trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo và thảo luận các dự án luật, cũng như trong tiến trình phân tích các kết quả của xây dựng pháp luật. Điều đó không chỉ tạo ra khả năng để các tầng lóp dân cư rộng rãi có được quan niệm về điều chỉnh pháp luật, về những thay đổi trong tương lai của các văn bản quy phạm pháp luật mà còn cho phép công dân giám sát được công việc của những người đại diện cho mình, và khi cần thiết tác động đến công việc đó theo hình thức nhất định do luật định.

5. Nguyên tắc có tính tiên liệu được

Chính sách xây dựng pháp luật hiệu quả chỉ khi được tiến hành dựa trên cơ sở của chương trình phát triển dài hạn hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như dựa trên tổng thể các kế hoạch hoạt động xây dựng pháp luật ngắn hạn. Chương trình phát triển pháp luật của xã hội được xây dựng dựa trên việc nhìn thấy trước các xu hướng hay các phương án biến đổi các quan hệ xã hội được điều chỉnh có thể có về tiềm năng trong tương lai và các quyết định được ban hành trong lĩnh vực pháp lý. Mọi mô hình chính sách xây dựng pháp luật cần phải cân nhắc cả các yếu tố thường ngày của trạng thái xã hội lẫn sự diễn biến của các yếu tố đó, các xu hướng và các viễn cảnh phát triển tiếp theo, cần cân nhắc kịp thời những biến đổi có thể có. Dự báo và kế hoạch hóa với tư cách là nội dung của nguyên tắc về tính tiên liệu được của chính sách xây dựng pháp luật sẽ hỗ trợ cho điều đó.

6. Nguyên tắc có tính hệ thống

Tính hệ thống của chính sách xây dựng pháp luật có nghĩa là tính thống nhất, tính tổng thê’ của quá trình hình thành các văn bản quy phạm pháp luật được hợp nhất lại bởi sự thống nhất các mục tiêu của nhà làm luật, cấc nguyên tắc của điều chỉnh pháp luật và bởi tính thống nhất của khách thể chịu sự tác động của pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật cần phải được xây dựng và thay đổi trong sự phù họp vói kế hoạch chuyên môn để bảo đảm tính không có mâu thuẫn, tính bổ sung lẫn nhau của chúng, tính chất tổng hợp thống nhất của sự tác động của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật với tư cách là yếu tố rất quan trọng bảo đảm hiệu quả của nó.

7. Nguyên tắc có tính chuyên nghiệp

Nguyên tắc này được hiểu là sự tham gia soạn thảo các quyết định xây dựng pháp luật của các chuyên gia có nghề nghiệp thuộc các ngành thực tiễn xã hội tương ứng, có sự đào tạo về nghề nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, có hiểu biết và kỹ năng đầy đủ cho việc mô hình hóa các dự án luật. Ở giai đoạn chuẩn bị công việc soạn thảo các dự án luật, các nhà khoa học, các nhà luật học, các chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể mà dự án luật hoặc dự án văn bản quy phạm pháp luật khác hướng đến đệ’ điều chỉnh đóng vai trò quan trọng.

8. Nguyên tắc: Tính quyết định chính trị – xã hội

Nguyên tắc này thể hiện ở đòi hỏi việc soạn thảo và ghi nhận trong tiến trình hoạt động xây dựng pháp luật các quy phạm đáp ứng được các lợi ích của mọi công dân hoặc phần lớn dân cư, không quy định các biện pháp mang tính phân biệt đối xử đối với bộ phận dân cư này hay bộ phận dân cư khác. Do đó, dự án luật cần phải được soạn thảo dựa vào việc phân tích sâu sắc tình hình chính trị – xã hội của đất nước, trong vùng, bối cảnh kinh tế, các nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối vói những mặt này hay những mặt khác của đời sống xã hội… Khi tiến hành việc phân tích đó cần sử dụng các dữ liệu của theo dõi các văn bản quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, các thực nghiệm pháp luật – xã hội, thăm dò xã hội học, các bảng hỏi…

9. Nguyên tắc: Cân nhắc các nền tảng giá trị đạo đức và truyền thống văn hóa của xã hội

Chính sách xây dựng pháp luật phải dựa trên các giá trị đạo đức đã được thừa nhận chung và các truyền thống văn hóa của xã hội Việt Nam, dựa trên các tư tưởng nhân đạo, nhân văn, công bằng, tập thể, sự giúp đỡ lẫn nhau và đồng thuận xã hội, ưu tiên các lọi ích xã hội chung so với các nhu cầu cá nhân, tôn trọng các thiết chế nhà nước, sự bình đẳng dân tộc – văn hóa, sự tôn trọng các giá trị và truyền thống của tất cả các dân tộc Việt Nam và của cộng đồng quốc tế.

10. Kết thúc vấn đề

Tính phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về điều chỉnh pháp luật quy phạm dựa trên riền tảng cân nhắc các lợi ích quốc gia. Chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam cần phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc và các tiêu chuẩn điều chỉnh pháp luật quốc tế. Đồng thời, trong tiến trình hình thành chính sách xây dựng pháp luật quốc gia trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa không nên hưóng đến việc vay mượn “toàn bộ” các công cụ và các mô hình nước ngoài để điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội giống nhau, mà cần phải dựa trên cơ sở theo dõi các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia để sử dụng tích cực hơn các thủ tục soạn thảo các dự án luật với việc lôi kéo Sự tham gia của các chủ thể của chính sách đó, và trước hết, của dân cư nhằm cân nhắc đầy đủ nhất các lợi ích quốc gia.

Các nguyên tắc đã được phân tích ở trên có mối liên hệ lẫn nhau và quyết định lẫn nhau. Chỉ khi nào các nguyên tắc đó dồng thời cùng được áp dụng trên thực tế mới đem đến hiệu quả, bảo đảm cho việc ban hành các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác một cách hợp lý, họp pháp, có cơ sở khoa học. Sự vi phạm các nguyên tắc đó sẽ dẫn đến những quyết định tùy tiện và sai lầm, chi phí dư thừa lao động, thời gian, sức lực của những người xây dựng pháp luật, làm giảm hiệu quả của điều chỉnh pháp luật.

Sự khác nhau giữa các nguyên tắc của chính sách xây dựng pháp luật và các nguyên tắc của xây dựng pháp luật thể hiện ở chỗ trong quan hệ với chính sách xây dựng pháp luật, các nguyên tắc của chính sách xây dựng pháp luật có định hướng của mình, bởi vì, chúng đưa ra thông tin trước và trung chuyển hoạt động thực tiễn để hình thành nên các quy phạm pháp luật mới. Ở đây các nguyên tắc đó được áp dụng một cách tổng thể, trong sự thống nhất khách quan, mà thiếu sự thống nhất đó không thể bảo đảm được hiệu quả tác động của chúng đến quá trình xây dựng pháp luật.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).