1. Giới thiệu Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961) (UPOV)

Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961) cho thấy rằng các bên ký kết tạo lập nên một liên minh quốc tế, gọi là Liên minh UPOV. Mục tiêu của công ước là thừa nhận và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của người nuôi dưỡng những giống cây trồng mới.

Liên minh quốc tế về bảo vệ các giống cây trồng mới (UPOV) là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở chính tại Geneva (Thụy Sĩ).

UPOV được thành lập bởi Công ước quốc tế về bảo hộ các giống cây trồng mới. Công ước được thông qua tại Paris vào năm 1961 và nó đã được sửa đổi vào các năm 1972, 1978 và 1991.

Sứ mệnh của UPOV là cung cấp và thúc đẩy một hệ thống bảo hộ giống cây trồng hiệu quả, với mục đích khuyến khích sự phát triển của các giống cây trồng mới, vì lợi ích của xã hội.

Các Nhà nước Thành viên phê chuẩn quyền bảo hộ cây trồng phù hợp với các điều khoản của Công ước và theo luật quốc gia mình. Giống như Công ước Pari, các qui tắc quan trọng của Công ước UPOV chia thành ba phạm trù: nguyên tắc đối xử quốc gia, quyền 12 tháng của qui tắc ưu tiên và một số tiêu chuẩn bảo hộ chung.

 

2. Nguyên tắc đối xử quốc gia trong UPOV

Theo Điều 4  Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961) có quy định về nguyên tắc đối xử quốc gia như sau:

Đối xử Không ảnh hưởng đến các quyền quy định trong Công ước này, công dân của Bên ký kết cũng như các cá nhân định cư tại và pháp nhân có trụ sở đăng ký trên lãnh thổ của Bên ký kết được hưởng sự đối xử giống như sự đối xử mà luật của mỗi Bên ký kết khác đã hoặc sẽ dành cho công dân của mình đối với việc công nhận và bảo hộ quyền của nhà tạo giống liên quan trong lãnh thổ của mỗi Bên ký kết khác đó, với điều kiện là công dân, các cá nhân hoặc pháp nhân đó phải đáp ứng các điều kiện và thủ tục được áp dụng đối với công dân của Bên ký kết khác nói trên.

“Công dân” Trong khoản trên, “công dân” dùng để chỉ công dân của một Quốc gia khi Bên ký kết là một Quốc gia, và công dân của các Quốc gia thành viên của tổ chức liên chính phủ khi Bên ký kết là một tổ chức liên chính phủ.

 

3. Điều kiện công nhận (bảo hộ) nhà tạo giống theo UPOV

Theo Điều 5 Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961) có quy định chung về: Điều kiện bảo hộ.

Tiêu chuẩn phải đáp ứng Quyền của nhà tạo giống được công nhận nếu giống cây

– mới,

– khác biệt,

– đồng nhất và

– ổn định.

Các điều kiện khác Việc công nhận quyền của nhà tạo giống không bị buộc phải tuân theo các điều kiện khác hoặc bổ sung bất kỳ nếu giống cây được xác định bằng một tên gọi phù hợp với các quy định tại Điều 20, người nộp đơn đáp ứng các thủ tục theo luật của Bên ký kết nơi mà đơn được nộp và nộp các khoản lệ phí theo quy định.

Theo đó, cũng trong chương 3 của Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961) quy định cụ thể:

Tính mới (Điều 6 Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961))

– Tiêu chuẩn Một giống cây được coi là mới nếu vào ngày nộp đơn yêu cầu công nhận quyền của nhà tạo giống, vật liệu nhân hoặc vật liệu thu hoạch của giống cây đó chưa được bán hoặc được phân phối bằng cách khác cho người thứ ba nhằm mục đích khai thác giống cây bởi hoặc được sự đồng ý của nhà tạo giống:

+ trong lãnh thổ của Bên ký kết, nơi đơn được nộp và trước ngày nộp đơn 1 năm;

+ trong lãnh thổ khác với lãnh thổ của Bên ký kết, nơi đơn được nộp và trước ngày nộp đơn 4 năm hoặc 6 năm đối với cây thân gỗ và cây leo.

– Các giống cây vừa mới được tạo ra Nếu một Bên ký kết áp dụng Công ước này cho một loài hoặc giống cây mà trước đây chúng chưa được áp dụng theo Công ước này, hoặc theo một Văn kiện sớm hơn, thì có thể coi giống cây vừa mới được tạo ra tồn tại vào ngày mở rộng bảo hộ đáp ứng điều kiện tính mới được quy định tại khoản (1), ngay cả khi việc bán hoặc việc phân phối như quy định tại khoản này được thực hiện trước giới hạn thời gian quy định tại khoản này.

– “Lãnh thổ” trong một số trường hợp nhất định Nhằm mục tiêu của khoản (1), tất cả các Bên ký kết là Quốc gia thành viên của cùng một tổ chức liên chính phủ có thể cùng tiến hành, khi các quy định của tổ chức đó đòi hỏi như vậy, nhằm thống nhất hoá các hành động được thực hiện trên các lãnh thổ của các Quốc gia thành viên của tổ chức đó với các hành động được thực hiện trên các lãnh thổ riêng của các Quốc gia thành viên và nếu làm như vậy các Bên ký kết phải thông báo ngay cho Tổng Thư ký.

Tính khác biệt (Điều 7 Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961))

– Một giống cây được coi là khác biệt nếu có khả năng phân biệt một cách rõ ràng với bất kỳ một giống cây nào khác đã được biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm nộp đơn. Đặc biệt, việc nộp đơn yêu cầu công nhận quyền của nhà tạo giống hoặc yêu cầu đăng ký vào danh sách chính thức các giống cây ở nước bất kỳ phải được coi là khiến cho giống cây đó được biết đến rộng rãi từ ngày nộp đơn nếu các đơn này dẫn tới việc công nhận quyền của nhà tạo giống hoặc ghi nhận các giống cây đó vào danh sách chính thức các giống cây, tuỳ trường hợp.

Tính đồng nhất (Điều 8 Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961))

Một giống cây được coi là đồng nhất nếu có sự đồng nhất một cách đầy đủ các tính trạng liên quan của nó, trừ những biến dị có thể xảy ra do các đặc điểm cụ thể của qúa trình nhân giống.

Tính ổn định (Điều 9 Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961))

Một giống cây được coi là ổn định nếu các tính trạng liên quan của nó duy trì bất biến sau các quá trình nhân giống liên tiếp hoặc vào thời điểm kết thúc mỗi chu trình nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu trình cụ thể.

 

4. Quyền ưu tiên trong UPOV

Quyền ưu tiên trong Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961) được thể hiện như sau:

– Quyền; thời hạn của quyền Bất kỳ nhà tạo giống nào đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ giống cây theo quy định vào một trong các Bên ký kết (“đơn đầu tiên”) đều phải được hưởng quyền ưu tiên trong thời hạn 12 tháng cho việc nộp các đơn yêu cầu công nhận quyền của nhà tạo giống đối với cùng một giống cây vào cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết bất kỳ khác (“đơn tiếp theo”). Thời hạn này được tính từ ngày nộp đơn đầu tiên. Ngày nộp đơn phải không được tính vào thời hạn này.

– Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên Để được hưởng quyền ưu tiên, trong đơn tiếp theo của mình, nhà tạo giống phải yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đầu tiên. Trong thời hạn muộn nhất là 3 tháng kể từ ngày nộp đơn tiếp theo, Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn tiếp theo có thể yêu cầu nhà tạo giống cung cấp bản sao các tài liệu đơn đầu tiên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và các mẫu hoặc bằng chứng khác xác nhận rằng giống cây của cả hai đơn là giống nhau.

– Tài liệu và vật liệu Nhà tạo giống phải được phép trong thời hạn là 2 năm sau khi kết thúc thời hạn hưởng quyền ưu tiên hoặc trong thời gian thích hợp sau khi đơn đầu tiên bị từ chối hoặc rút bỏ để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết nhận đơn tiếp theo thông tin, tài liệu hoặc mọi vật liệu cần thiết được quy định cho việc xem xét đơn theo Điều 12 như được quy định bởi luật của Bên ký kết đó.

– Các sự kiện xảy ra trong thời hạn Các sự kiện xảy ra trong thời hạn quy định tại khoản (1) như nộp một đơn khác hoặc công bố hoặc sử dụng giống cây là đối tượng của đơn đầu tiên không được coi là căn cứ để từ chối đơn tiếp theo. Các sự kiện như vậy cũng không được làm phát sinh quyền cho bất kỳ bên thứ ba nào.

 

5. Quyền của nhà tạo giống trong UPOV

Phạm vi quyền của nhà tạo giống (Điều 14 Công ước quốc tế về Bảo hộ những Giống Cây trồng Mới (1961)) nư sau:

Các hành vi liên quan đến vật liệu nhân giống

– Phù hợp với các Điều 15 và Điều 16, các hành vi sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống cây được bảo hộ phải được phép của nhà tạo giống:

+ sản xuất hoặc nhân giống,

+ chế biến nhằm mục đích nhân giống,

+ chào bán,

+ bán hoặc các cách tiếp cận thị trường khác,

+ xuất khẩu,

+ nhập khẩu,

+ tàng trữ nhằm thực hiện các hành vi bất kỳ nêu tại các điểm từ (i) đến (vi) trên đây

– Nhà tạo giống có thể cho phép người khác thực hiện quyền của mình phù hợp với các điều kiện và hạn chế nhất định.

Các hành vi liên quan đến các vật liệu thu hoạch Phù hợp với các Điều 15 và Điều 16, các hành vi được đề cập tại các điểm (i) đến (vii) khoản (1)(a) liên quan đến vật liệu thu hoạch, bao gồm cả cây nguyên vẹn và các phần của cây thu được bằng cách sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây được bảo hộ, phải được phép của nhà tạo giống trừ trường hợp nhà tạo giống có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình liên quan đến vật liệu nhân nói trên.

Các hành vi liên quan đến các sản phẩm nhất định Phù hợp với các Điều 15 và Điều 16, mỗi Bên ký kết có thể quy định rằng các hành vi được đề cập tại các điểm từ điểm (i) đến (vii) khoản (1)(a) liên quan đến các sản phẩm được làm trực tiếp từ vật liệu thu hoạch của giống cây đã được bảo hộ thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định tại khoản (2) bằng cách sử dụng bất hợp pháp các vật liệu thu hoạch nói trên phải được phép của nhà tạo giống, trừ trường hợp nhà tạo giống có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình liên quan đến các vật liệu thu hoạch nói trên.

Các hành vi bổ sung có thể được Phù hợp với các Điều 15 và Điều 16, mỗi nước thành viên có thể quy định các hành vi khác với các hành vi được đề cập tại các điểm từ điểm (i) đến (vii) khoản (1)(a) phải được phép của nhà tạo giống.

Các giống cây dẫn xuất và một vài giống cây khác

– Các quy định của các khoản trên cũng phải được áp dụng đối với:

+ các giống cây dẫn xuất của giống cây được bảo hộ, khi giống được bảo hộ bản thân nó không phải là giống dẫn xuất của một giống khác,

+ các giống cây không có khả năng phân biệt một cách rõ ràng theo Điều 7 với giống cây được bảo hộ và

+ các giống cây mà việc sản xuất nó đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây được bảo hộ.

– Nhằm mục tiêu của tiết (a) (i), một giống cây phải được coi là dẫn xuất của giống cây khác (“giống cây ban đầu”) khi

+ giống cây đó thực chất bắt nguồn từ giống cây ban đầu hoặc từ giống cây mà bản thân nó thực chất bắt nguồn từ giống cây ban đầu khi vẫn giữ lại các biểu hiện của các tính trạng chủ yếu thu được từ kiểu gen hoặc phối hợp các kiểu gen của giống cây ban đầu,

+ giống cây đó có khả năng phân biệt một cách rõ ràng với giống cây ban đầu và

+ trừ những khác biệt là kết quả của tác động dẫn xuất, giống cây đó phù hợp với giống cây ban đầu về sự biểu hiện các tính trạng ban đầu thu nhận được từ kiểu gen hoặc sự kết hợp các kiểu gen của giống cây ban đầu.

– Các giống cây dẫn xuất có thể thu được, chẳng hạn, bằng cách lựa chọn các sinh vật đột biến do tự nhiên hoặc được kích thích, hoặc các phép thế hoặc lựa chọn một phương án riêng từ các cây của giống cây ban đầu, lai ngược, hoặc biến đổi bằng công nghệ gen.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).