1.Chuẩn bị phạm tội là gì ? Phạm tội chưa đạt là gì ?
Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn của việc thực hiện tội phạm, trong đó người phạm tội có những hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm.
Theo Luật Hình sự Việt Nam, chỉ từ lúc ý định phạm tội được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội (tức là chuẩn bị phạm tội) nhằm thực hiện sự xâm hại có dự tính từ trước, thì người chuẩn bị phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 17 Bộ luật Hình sự quy định thì việc chuẩn bị phạm tội có thể được tiến hành bằng cách tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm (Ví dụ: Mua sắm thuốc độc hoặc mài dao để giết người; làm chìa khoá giả hoặc móc sắt để trộm cắp…) bằng các hành vi cố ý khác tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm (Ví dụ: Rủ rê người khác cùng tham gia thực hiện tội phạm, nhờ người khác tìm a xít để đánh ghen).
Trong một số trường hợp, hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội độc lập khác, thì người có hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội độc lập đã hoàn thành tổng hợp với tội phạm đang được chuẩn bị. Ví dụ: Hành vi cất giữ vũ khí trái phép để chuẩn bị giết người, cấu thành tội tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép (Điều 230) và tội cố ý giết người (ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội).
Về nguyên tắc không phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng. Điều luật không nói rõ chuẩn bị phạm tội có áp dụng với tội cố ý, vô ý hay không. Nhưng thực tiễn xét xử Việt Nam thừa nhận chuẩn bị phạm tội chỉ áp dụng với các trường hợp phạm tội cố ý, trực tiếp. Lỗi cố ý gián tiếp, vô ý không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Mặt khác, khi dấu hiệu lỗi không được quy định trong điều luật thì phải hiểu điều luật quy định cho lỗi cố ý.
Phạm tội chưa đạt là một trong ba loại trường hợp phạm tội của tội phạm cố ý (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành – trường hợp phạm tội bình thường). Trường hợp phạm tội chưa đạt có những dấu hiệu khác với chuẩn bị phạm tội và trường hợp tội phạm hoàn thành. Điều này đòi hồi luật hình sự phải có quy định cụ thể vạ dấu hiệu cũng như vấn đề trách nhiệm hình sự của phạm tội chưa đạt. Luật hình sự Việt Nam luôn xác định trường hợp phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được giảm nhẹ hơn sọ Với trường hợp phạm tội bình thường (tôi phạm hoàn thành).
2.Đặc điểm của quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
Đặc điểm chung :
– Về chủ thể, đây là hoạt động được tiến hành bởi cơ quan xét xử vụ án hình sự , đó chính là Thẩm phán và Hội thẩm được trao quyền tiến hành tố tụng .
>> Xem thêm: Đặc điểm của nhân thân người phạm tội là gì ? Cách phân loại người phạm tội ?
– Về thời điểm, quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội , phạm tội chưa đạt cũng được tiến hành trong giai đoạn xét xử và sau khi đã xác định được tội phạm , định tội danh như tất cả các trường hợp quyết định hình phạt thông thường .
– Về nội dung, quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội , phạm tội chưa đạt cũng phải tuân thủ những nguyên tắc , căn cứ do luật định đối với hoạt động quyết định hình phạt nói chung và cũng cho ra bản án , mức án cụ thể đối với người phạm tội trong vụ án cụ thể trên những cơ sở chung.
Đặc điểm riêng :
– Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội chỉ được đặt ra trong vụ án có hành vi phạm tội chưa hoàn thành vì một lý do khách quan ngoài ý muốn.
– Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội thường khó khăn, phức tạp hơn trường hợp tội phạm hoàn thành.
– Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội dựa trên các căn cứ quyết định hình phạt chung và các căn cứ quyết định hình phạt dặc thừ của trường hợp này.
– Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội phải được tiến hành theo hướng giảm nhẹ so với trường hợp tội phạm hoàn thành.
3.Nguyên tắc và căn cứ pháp lý quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
>> Xem thêm: Thế nào là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ? Trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ra sao ?
Nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng chỉ đạo và định hưởng hoạt động của Tòa án khi tiến hành hoạt động quyết định hình phạt để đưa ra những hình phạt khách quan , công bằng , chính xác . Nguyên tắc quyết định hình phạt không được chính thức đặt ra trong quy định cụ thể của luật hình sự . Tuy nhiên , việc quyết định hình phạt nói chung , quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội , phạm tội chưa đạt nói riêng được thừa nhận chung là phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa ; nguyên tắc nhân đạo , nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và nguyên tắc công bằng.
Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội được dựa trên những nguyên tắc như sau:
– Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: các quy định của pháp luật hình sự phải được tuân thủ triệt để khi quyết định hình phạt.
– Nguyên tắc nhân đạo: Nguyên tắc nhân đạo trong quyết định hình phạt thể hiện ở chỗ hình phạt được áp dụng phải bảo đảm hài hòa giữa ý chí của Nhà nước , lợi ích của xã hội và lợi ích của bản thân của người phạm tội . Nguyên tắc nhân đạo để cao mục đích giáo dục , cải tạo của hình phạt được áp dụng.
– Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt: thể hiện trong quyết định hình phạt ở chỗ hình phạt được áp dụng phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội , nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng , giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
– Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự thể hiện ở việc mọi người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự một cách bình đẳng theo luật định , không phân biệt giới tính , dân tộc , tôn giáo , chính kiến , nghề nghiệp , địa vị xã hội và tình trạng tài sản.
Những căn cứ quyết định hình phạt là tất cả cả những yêu cầu bắt buộc theo luật định mà Tòa án phải nghiêm chỉnh tuân thủ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội. cả những yêu cầu bắt buộc theo luật định mà Tòa án phải nghiêm chỉnh tuân thủ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
Như vậy, khi quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội , phạm tội chưa đạt , các căn cứ quyết định hình phạt chung ở trên phải được tuân thủ . Tuy nhiên, do đặc thù của các hành vi phạm tội chưa hoàn thành nên các căn cứ này khi áp dụng vào quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt cần có những điều chỉnh cho thích hợp như sau:
– Về căn cứ thứ nhất: Các quy định của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt trong các trường hợp này cần lưu ý: các quy định Phần các tội phạm Bộ luật hình sự là quy định áp dụng đối với tội phạm hoàn thành. Do vậy, khi quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt không áp dụng trực tiếp mà phải áp dụng theo hướng giảm nhẹ những quy định này trên những cơ sở chung của Điều 52 Bộ luật hình sự .
– Về căn cứ thứ hai: Tinh chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cần lưu ý rằng chuẩn bị phạm tội . phạm tội chưa đạt có tính nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm hoàn thành do mức độ thực hiện ý định phạm tội thấp hơn và chưa gây ra hậu quả của tội phạm. Vì thế, do tính chất đặc thù của quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội phạm tội chưa đạt , các nhà làm luật cổ theo quy định thêm các căn cứ quyết định hình phạt riêng khác liên quan đến đặc điểm của giai đoạn phạm tội nhưng các căn cứ quyết định phải quyết định hình phạt chung ở trên nhất định phải tuân thủ.
– Về căn cứ thứ ba: Tòa án còn phải căn cứ vào mức độ thực hiện ý định phạm tội. Theo đó , mức độ thực hiện ý định phạm tội là “ đại lượng chi hiệu quả , khối lượng của việc đạt được mục đích phạm tội đã đề ra ”. Mức độ thực hiện ý định phạm tội dựa vào việc xác định tội phạm ở giai đoạn nào , chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt , cũng như hành vi khách quan của người phạm tội để xác định chính xác , phân hóa trách nhiệm hình sự rõ ràng
– Về căn cứ thứ tư: Tòa án còn căn cứ vào những nguyên nhân khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng . Theo đó , những nguyên nhân này không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội , nguyên nhân làm cho người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng , mặc dù người phạm tội mong muốn thực hiện.
Tóm lại, là một dạng đặc thù của hoạt động quyết định hình phạt , quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng mang những đặc điểm chung của quyết định hình phạt . Ngoài ra , quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng góp phần hiện thực hóa hiệu lực và mục đích của hình phạt , cũng như thể hiện đường lối xử lý nghiêm minh và tiến bộ , chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự sâu sắc và tinh thần nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam. Cho nên , đòi hỏi khi quyết định hình phạt , Tòa án bắt buộc phải dựa trên những nguyên tắc và tuân thủ nghiêm chỉnh các căn cứ quyết định hình phạt.
4.Điều kiện của phạm tội chưa đạt
>> Xem thêm: Tư vấn về hướng xử lý khi bị xã hội đen đe dọa, quấy rối ?
– Về thời điểm: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn PTCĐ: Là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan(ví dụ hành vi nhặt dao để đâm nạn nhân)
Thời điểm kết thúc của PTCĐ: Là thời điểm hành vi phạm tội phải dừng lại khi nó chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của CTTP. Bao gồm một trong các trường hợp sau:
+ Can phạm đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan
+ Can phạm chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm có CTTPHT mà có nhiều hành vi khách quan(ví dụ tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản can phạm mới thực hiện được hành vi bắt cóc con tin)
+ Can phạm đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra với CTTP vật chất(ví dụ tội trộm cắp tài sản nhưng chưa lấy được tài sản)
– Về tâm lý: Việc can phạm phải dừng lại ở thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân ấy có thể là do: Nạn nhân tránh được, hoặc bị người khác ngăn chặn, hoặc không có đối tượng tác động, hoặc công cụ, phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc độc không có giá trị sử dụng.
5. Căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự trong phạm tội chưa đạt
>>Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến gọi:1900.0191
– Điều 18 Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.”
– Khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định giống như giai đoạn CBTP. Đó là: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng”
– Khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định: “nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group