1. Nguyên tắc xác định người đồng phạm

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Trong một vụ án hình sự có thể có nhiều đồng phạm và thực hiện phạm tội với các vai trò khác nhau. Những vấn đề xung quanh đồng phạm được đặt ra như việc xác định các loại người trong vụ án đồng phạm, nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm…Dưới đây là giải đáp những vấn đề này.

 

1.1. Các loại người trong vụ án đồng phạm

Theo khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định:

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Trong vụ án đồng phạm tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức:

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong đó lưu ý rằng, chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Những hành vi thể hiện người đó là đồng phạm với vai trò là người tổ chức như : thành lập tổ chức phạm tội, đưa ra kế hoạch, biện pháp thực hiện tội phạm, chỉ đạo người khác thực hiện tội phạm, điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm….

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Có nghĩa là hành vi của họ phù hợp với miêu tả trong yếu tố khách quan cấu thành tội phạm. Hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả tác hại. Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiện phạm tội. Dù đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có người thực hành.

Người xúi giục là người bị kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi xúi dụng có thể thể hiện ở các dạng như tác động vào tư tưởng người khác làm người khác nảy sinh ý định phạm tội, dụ dỗ, cưỡng ép…Hành vi xúi giục thực hiện trước khi người thực hành thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi xúi giục phải cụ thể nhằm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể. Nếu như hành vi đó chỉ là lời nói có tính chất thông báo, gợi ý chung chung không cụ thể thì không thể coi là người xúi giục. Trong trương hợp nếu xúi giục người dưới 18 tuổi thì người xúi giục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ” o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” ( điểm o khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ).

Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi của người giúp sức có thể ở dưới dạng như cung cấp công cụ, phương tiện, thông tin cần thiết để thực hiện tội phạm hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu người phạm tội hoặc hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có…Hành vi này không trực tiếp gây thiệt hại cho khách thể mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm.

 

1.2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

Thứ nhất, Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung

Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra. Luật hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đếu áp dụng hình phạt của cùng một tội mà họ thực hiện. Mọi đồng phạm đều bị áp dụng nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xác định hình phạt.

Thứ hai, nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Theo đó, mỗi người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm thể hiện ở chỗ mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì áp dụng trách nhiệm đến đó. Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác.

 

2. Đồng phạm tội trộm cắp tài sản được xử lý như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group! Em có người anh trai bị đám bạn rủ rê đi trộm tiền công ty nhưng anh em chỉ là người được đám bạn đó cho thôi. Trong khi đó có 11 người và toà án lại cộng lại tất cả số tiền lại và phán trong đó anh em là người được cho 33 triệu đồng. Còn mấy người kia thì 100tr 7.8 chục nhưng tòa phán anh em 10 đến 13 năm tù.
Nhưng em thắc mắc tại sao Toà án lại tính chung lại số tiền rồi cho anh em là án 10 năm tù trong khi anh em không phải người lấy, cũng là người nhận được ít tiền hơn mà án lại bằng mấy người kia. Như vậy em có phải làm đơn kháng án không?
Em xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Trường hợp này, Anh của bạn bị Tòa án hình sự xét xử về hành vi Trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt

1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

Theo quy định này thì không phân biệt là giá trị tài sản mà anh của bạn nhận bao nhiêu mà Tòa án chỉ căn cứ vào: quy định của Bộ luật hình sự; tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của tất cả những người tham gia vào việc phạm tội; nhân thân của những người đó; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các tình tiết khác và vai trò đồng phạm mà Anh của bạn tham gia cùng với nhóm người phạm tội đó.

Do đó, theo suy nghĩ của bạn là vì anh của bạn được chia ít mà bị phạt nặng là không phải quy định của pháp luật như thế. Tuy nhiên về vai trò đồng phạm và nhân thân về anh của bạn chúng tôi không được rõ, Nhưng nêu đúng là anh của bạn chỉ được rủ đi với vai trò mờ nhạt hoặc không thạm gia và việc trộm cắp thì bạn có thể gặp anh ấy để tư vấn cho anh ấy làm đơn kháng cáo phần bản án đối với anh ấy. Lưu ý: Bạn không có quyền kháng cáo, người kháng cáo sẽ là anh của bạn. Tham khảo bài viết liên quan: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?

 

3. Đồng phạm là gì ? Quy định về đồng phạm ?

Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm nnhư sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Luật hình sự quy định áp dụng “Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”.

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Theo Điều 20, Luật hình sự năm 1999 và Tham khảo bài viết liên quan: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

 

4. Không trực tiếp chứng kiến sực việc có phải đồng phạm không ?

Kính chào Luật LVN Group, Tôi có một vấn đề mong Luật sư của LVN Group giải đáp: Sau khi đi sinh nhật về, tôi chở A, B ,C, D, E đi hát karaoke ở một quán. Sau khi hát và uống nhiều quá tôi đã say tôi uống hết nổi và đi xuống trước, sau đó ra xe hơi ngủ.

Khoảng 5 Phút sau A,B,C đã đánh những người ở phòng kế bên bằng vỏ chai bia, sau khi được bảo vệ quán và mọi người can ngăn thì ngừng lại. Sau đó tôi chở những người bạn của tôi gồm A,B,C,D,E đi về một quán ăn, sau đó rồi về nhà. (tôi không biết xít mít vì chuyện gì vì khi này tôi đã ra xe, tôi nghe nói là A,B dùng chai bia đập vào đầu của những người phòng kế bên). Vậy tôi có bị quy vào phạm tội gì không thưa Luật sư của LVN Group? Nếu giám định thương tật dưới 30% thì sao? Còn trên 30% thì sao?

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Điều 134 Bộ luật Hình sự quy định:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Như vậy, tùy theo kết quả giám định thương tật và các tình tiết của vụ việc mà Tòa án sẽ ra quyết định hình phạt cho người phạm tội.

 

5. Phân tích cấu thành tội phạm đe dọa giết người ?

Cháu của tôi có quen một người bạn trai tên T, chỉ mới quen thôi, tuyệt đối không có nhận bất cứ tài sản, tiền bạc gì nhưng khi thấy không hợp và chia tay thì T đã dọa sẽ giết cháu ấy, sau đó T nhiều lần đến nhà dù cả gia đình không đồng ý, làm cả nhà rất lo sợ, ngoài ra T còn đến tận cơ quan nơi cháu tôi công tác tìm cháu, rồi gặp các đồng nghiệp để kể nhiều chuyện không có thật, thậm chí lấy hình người bạn trai cũ của cháu đưa cho mọi người.

Lúc tết có lì xì cho các cháu trong nhà 250.000 đồng cũng đã nhắn tin số tài khoản đòi lại và cháu đã chuyển trả. Vấn đề là T dọa sẽ làm cho cháu bị đuổi việc và không để yên cho cháu. Rất tiếc tin nhắn dọa giết chết cháu đã xóa còn những tin nhắn khác vẫn còn lưu, xin hỏi quý Luật sư của LVN Group như thế đã cấu thành tội chưa? Nếu đủ, bây giờ gia định tôi phải làm những thủ tục gì nếu khởi kiện và nộp hồ sơ ở đâu?

Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group. Mong thư của quý Luật sư của LVN Group !

>> Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài:1900.0191

 

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội đe dọa giết người thì đe dọa giết người bị coi là tội phạm là hành vi đe dọa giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa. Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lý lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Trường hợp này tin nhắn đe dọa bạn đã xóa đi nên chưa có bằng chứng để kết luận tội của T là tội đe dọa giết người. Bạn phải có chứng cứ chứng minh điều đó nên để có những căn cứ định tội bạn nên làm đơn tố cáo đến cơ quan Công an nơi bạn cư trú để cơ quan công an sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để giải quyết. Do đó, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an huyện nơi xảy ra hành vi.

Về cách viết đơn, mời bạn tham khảo mẫu đơn: Mẫu đơn tố cáo

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật MInh KHuê