1. Pháp luật là gì?
Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước, mang tính chất bắt buộc thực hiện. Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Có thể nhận thấy định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như:
– Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
– Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.
– Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.
2. Nguồn gốc của pháp luật
Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.
Nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện – pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (xem phần nguyên nhân xuất hiện nhà nước) thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, … không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “Trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trị đã thông qua nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.
3. Khái niệm chính thể quân chủ Chuyên chế
Chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền với quyền lực vô hạn.
Để thực thi quyền lực tối cao, người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) theo chính thể quân chủ chuyên chế thường lập ra cả một bộ máy gọi là triều đình, gồm có nhiều bộ, mỗi bộ được giao quản lí một lĩnh vực thuộc vương quyền tuyệt đối.
4. Con đường hình thành chế độ chuyên chế
Chính thể quân chủ chuyên chế là 1 trong những chính thể có sự ra đời cũng như phát triển lâu đời nhất thế giới, tuy hiện nay nó đã lùi vào quá khứ nhưng những đóng góp của nhà nước quân chủ chuyên chế cho nền văn minh thế giới thì vẫn còn đó, được coi như bước quá độ cho nhân loại tiến vào thời kỳ văn minh hiên đại hơn. Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây tiêu biểu là những quốc gia ra đời sớm nhất, mở ra kỷ nguyên mới cho văn minh loài người. Những quốc gia có nền văn hóa nổi tiếng là Trung Quốc, Ấn Độ , Lưỡng Hà, Ai Cập ( Phương Đông cổ đại ) và Hy lạp và La Mã ( Phương Tây cổ đại ), giữa các quốc gia cổ đại nay có nhiều điểm giống và điểm khác nhau.
– Chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là 1 từ gốc Hán Việt xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị tư tưởng thời Tây Chu, Trung Quốc. Đặc điểm chung của chế độ phong kiến là giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sỡ hữu hữu phần lớn ruộng đất và tiến hành bóc lột địa tô dưới nhiều hình thức khác nhau như tô lao dịch , tô sản phầm, tô tiền hay những hình thức kết hợp đối với nông dân không có hay có ít ruộng đất thì những mức độ đó khác nhau
– Xã hội phân hóa thành nhiều giai cấp với đẳng cấp khác nhau. Hệ thống chính trị có thể là hệ thống phân quyền cát cứ có thể là tập trung theo chính thể quân chủ. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân, những giai đoạn cuối kinh tế hàng hóa phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của kết cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa.
5. Nguyên tắc xây dựng pháp luật trong chế độ chuyên chế
Nguyên tắc của chính thể chuyên chế là sợ hãi. Nhưng đối với loại dân chúng dốt nát, ít ăn nói, đã bị dè cổ xuống rồi thì không cần phải nhiều luật lệ. Tất cả sẽ vào khuôn phép yới vài ba ý nghĩ : Không cần đổi mới. Khi anh dạy một con vật, anh chỉ cần giữ cho nó đừng thay đổi chủ, đừng quên bài học, đừng quên nếp sống. Anh đập vào óc nó bằng một vài cử chỉ, thế là đủ. Không cần gì hơn.
Một ông vua nhiều khuyết tật tất nhiên không muốn phô bày cái ngốc nghếch của mình ra. Dân không biết ông ta ở trạng thái nào. May thay cho những con người trong một nước như thế; họ chỉ cần biết một cái tên của con người đang cai trị mình mà thôi!
Ở đây sức mạnh không có trong Nhà nước mà là trong quân đội đã tạo dựng ra Nhà nước. Muốn bảo tồn Nhà nước thì bảo tồn quân đội. Nhưng thế là quân đội cũng trở nên đáng sợ đối váweả nhà vua. Vậy phải làm thế nào kết hợp được sự an toàn của nhà nước với sự an toàn của cá nhân nhà vua…
Trong những nước như thế tôn giáo có nhiều ảnh hưởng hơn ở các nước khác. Một thứ sợ hãi góp thêm vào một sự sợ hãi có sẵn. Trọng các nước Hồi giáo dân chúng kính trọng vua một cách kỳ lạ chính là do một phần thông qua tôn giáo. Chính tôn giáo đã sửa chữa ít nhiều Hiến pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các thần dân quan tâm đến vinh quang và sự vĩ đại cua Nhà nước không phải vì danh diện mà vì sức mạnh đáng sợ và nguyên tắc của tôn giáo.
Ở đây không có các luật cơ bản. Quyền nối ngôi là do vua quy định, chọn lựa, nội trong hoàng gia mà cũng có thể ngoài hoàng gia. Vua có thể chọn hoàng tử làm thái tử mà cũng có thể chọn người khác. Người nối ngôi có khi do vua đặt lên, có khi do cấc vị Thượng thư, có khi do một cuộc nội chiến. Cho hên một nhà nước chuyên chế dễ bị tan rã hơn một Nhà nước quân chủ.
Qua những điều vừa nói ở trên, ta thấy dường như bản tính “người” sẽ không ngừng nổi dậy chống lại chính thể chuyên chế. Nhưng mặc dầu người ta yêu tự do, ghét bạo lực, hầu hết họ cứ phải phục tùng. Đỉều này dễ hiểu thôi! Để tạo ra.một nền cai trị vừa phải, người ta kết hợp các sức mạnh, điều chỉnh nó, ức chế nó và làm cho nó vận động, như là dùng một vật đối trọng cho lực này để hạn chế lực khác. Đây là một tuyệt tác về lập pháp, nhiều khi do ngẫu nhiên hơn là do sự khôn ngoan mà làm nên được. Một chính thể chuyên chế thì trái lại, họ dám làm điều ngang tai trái mắt: Đâu đâu cũng một thứ đồng phục. Chỉ cần một sở thích duy nhất là thứ đồng phục ấy. Mọi người cứ mặc đồng phục là tốt rồi!
6. Ưu điểm trong thực thi pháp luật của chính thể Quân chủ hiện nay so với chính thể chuyên chế phong kiến.
Nhà nước quân chủ lập hiến thường thấy trong các nhà nước tư sản, ra đời trên cơ sở của sự thoả hiệp giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc phong kiến, khi giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lật đổ vương quyền phong kiến, còn tầng lớp quý tộc quan liêu thì còn lực lượng và có khi lợi dụng tâm lí tôn trọng vương quyền và uy tín của nhà vua để thoả hiệp, duy trì một phần những đặc quyền, đặc lợi; cũng có trường hợp trước khí thế mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân đông đảo, giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tìm thấy trong sự thoả hiệp khả năng áp đảo lại lực lượng quần chúng, thống nhất với nhau duy trì chế độ quân vương hạn chế với sự hạn chế quyền lực của vua bằng một hiến pháp, cũng vì vậy, thường được gọi là quân chủ lập hiến.
Hầu hết các quốc gia Quân chủ hiện nay đều theo chế độ Quân chủ lập hiến hay Quân chủ đại nghị, Quân chủ Cộng hòa. Vua (hay Nữ hoàng) là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ mang tính tượng trưng hơn là thực quyền. Còn hoạt động lập pháp do nghị viện nắm giữ, hoạt động hành pháp do thủ tướng nắm giữ, và hoạt động tư pháp do tòa án đảm nhiệm (Tam quyền phân lập).
Các quốc gia Vương quốc Khối thịnh vượng chung không có vua hay nữ hoàng riêng, mà xem Vua Anh hay là Nữ hoàng Anh như quốc vương chung của họ và ở mỗi quốc gia này đều có 1 Toàn quyền thay mặt cho vương quyền từ Anh Quốc.
Về bản chất, trong chính thể Quân chủ nhiều chỉ dụ của nhà vua phải dựa theo hiến pháp; Nhà nước được cố định, hiến pháp khó lung lay, nhân cách của những người cầm quyền khá ổn định.
Trong sự vận hành của chính thể chuyên chế, dân chúng tự lo lấy cho mình, thường đẩy sự việc đi quá xa, nhiều khi gây ra lộn xộn đến cực điểm. Trong khi đó, ở các nước quân chủ, sự việc không mấy khi bị đẩy tới quá khích. Các quan cũng phải lo cho mình; họ sợ bị thất sủng. Các lực lượng trung gian phụ thuộc thì không muốn để dân chúng chiếm thế thượng phong. Cho nên hiếm khi thấy trật tự Nhà nước quân chủ bị hoàn toàn tê liệt. Vua thì cố giứ kỷ cương, những kẻ gây rối thường thiếu ý chí và ít hy vọng lật đổ được triều đại, nên không thể và cũng không muốn thoán đoạt ngôi vua.
Trong trường hợp có rối ren, những người uyên bác và có uy tín can thiệp vào, họ giữ lại mức độ, họ dàn xếp, họ uốn nắn lệch lạc; do đó luật pháp lấy lại được tính năng động, làm cho người ta phải nghe theo.
Chẳng thế mà trong lịch sử chế độ phong kiến của chúng ta chỉ có nhiều nội chiến chứ không có cách mạng; còn trong các nước chuyên chế thì thương có cách mạng mà không nội chiến.