1. Nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Một nguyên tắc bắt nguồn một cách logic từ ý tưởng cho rằng sự thật, cũng như luật, đều dựa trên những nguyên tắc căn bản có thể được phát hiện ra nhưng không thể được tạo ra theo ước muốn. (Theo từ điển bách khoa toàn thư).
Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra và phát hành rộng rãi. Những luật đó được thông qua và thực thi theo đúng các bước được gọi là thủ tục pháp lý. Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự cai trị độc đoán dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay quần chúng lãnh đạo. Chính vì vậy, pháp quyền chống lại cả chế độ độc tài lẫn tình trạng vô chính phủ. Samuel Rutherford là một trong những tác giả đương đại đưa ra nguyên tắc đó những nền tảng lý thuyết trong cuốn Lex, Rex (1644), và sau này là Montesquieu trong cuốn Tinh thần Pháp luật xuất bản năm 1748.
Ở Châu Âu đại lục và tư tưởng pháp lý, pháp quyền thường, nhưng không phải luôn luôn, có liên hệ với Rechtsstaat (Nhà nước pháp quyền – Đức). Theo tư tưởng những người châu Mỹ Anglo, pháp quyền có quan hệ mật thiết với tam quyền phân lập, tính chắc chắn của pháp lý, nguyên tắc ước muốn hợp pháp và bình đẳng của mọi người trước pháp luật. Khái niệm đó không có gì tranh cãi và nó được truyền rằng cụm từ ‘Pháp quyền đã trở thành vô nghĩa do sự lạm dụng của ý thức hệ và việc dùng quá mức chung chung.
2. Yếu tố của xã hội pháp quyền Việt Nam
Trên phương diện thực tiễn, đó là sự hiện hữu trên thực tế các yếu tố của xã hội pháp quyền Việt Nam. Những yếu tố đó là:
– Ở nước ta chủ quyền, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân;
– Trong quá trình đổi mới đất nước và cùng với quá trình đổi mới đất nước pháp luật ngày càng được đề cao và thống trị, thượng tôn trong xã hội, người dân ngày càng sử dụng pháp luật, tin tưởng vào pháp luật nhiều hơn;
– Con người, quyền con người, quyền công dân là giá trị xã hội cao nhất từng bước được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ ngày càng thiết thực, hiệu quả, các thiết chế nhà nước, các thiết chế xã hội ngày càng quan tâm đến quyền con người, bảo vệ quyền con người;
– Toàn bộ tổ chức và hoạt động của các tổ chức của Đảng, của Nhà nước, của các thiết chế kinh tế thị trường, của các thiết chế chính trị-xã hội, các tô’ chức xã hội, hoạt động của mọi người từng bước được vận hành theo Hiến pháp và pháp luật;
– Hệ thống pháp luật nước ta từng bước được xây dựng, hoàn thiện, phát triển dựa trên những giá trị, truyền thống pháp luật của xã hội Việt Nam và những giá trị của riền văn minh pháp lý nhân loại;
– Ý thức pháp luật của Nhân dân, của cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao, đặc biệt ý thức về quyền con người của người dân được phát triêh sau khi Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã được ban hành, các thành tố của văn hóa pháp luật từng bước được phát triển;
– Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã hiện hữu ở nước ta, cụ thể hon là quyền lực nhà nước đã được phân công đê’ thực thi, từng bước có cơ chế đê’ kiêm soát;
– Quản trị quốc gia bằng pháp luật từng bước được thực hiện, cải cách hành chính được tiến hành mạnh mẽ và đạt được những thành tựu nhất định, đặt tiền đề, điều kiện cho bảo đảm, bảo vệ quyền con người, phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển văn hóa và phát triêh các lĩnh vực khác của đời sống xã hội;
– Nhà nước ta ngày càng coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới dựa trên nền tảng pháp luật.
Những yếu tố nói trên chính là những tiền đề, điều kiện để xây dựng và phát triển xã hội pháp quyền ở nước ta với tư cách là một tất yếu khách quan.
3. Tư duy, tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp lý về xã hội pháp quyền
Nhìn một cách tổng quát, có thể nói rằng, tư duy, tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về pháp quyền, pháp luật, các yếu tố của xã hội pháp quyền ngày càng phát triển, hiện thực xã hội pháp quyền Việt Nam đang hình thành và phát triển từng bước, được khẳng định trong thực tiễn.
Để xây dựng và phát triển xã hội pháp quyền Việt Nam cần hình thành các tiền đề, điều kiện sau đây: cần có tư duy, tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp lý về xã hội pháp quyền; phát triển lý luận về xã hội pháp quyền; xây dựng văn hóa pháp luật phát tiển, nâng cao trình độ ý thức chính trị và ý thức pháp luật của xã hội; hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trước hết, các tiền đề, điều kiện đó liên quan, gắn liền với tư duy, tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp lý về xã hội pháp quyền. Đó là tiền đề, điêu kiện về tư duy, tư tưởng, yuan điểm xây dựng và phát triển xã hội pháp quyền. Tư duy, tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp lý kết họp trong mình cả những tư tưởng chính trị của một giai cấp thống trị nhất định và những tư tưởng pháp quyền trong xã hội. Tư duy, tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp lý vừa là nền tảng của xã hội pháp quyền, thể hiện các quan điểm chính trị cơ bản của giai cấp cầm quyền về pháp luật, đồng thời ở một phương diện nhất định là sản phẩm của tư duy, các tư tưởng, quan điểm về pháp luật trong xã hội. Trong các tư tưởng chính trị – pháp lý, tư tưởng về xã hội pháp quyền giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Sự hiện hữu các tư tưởng chính trị – pháp lý rõ ràng, phát triển trong xã hội nhất định là tiền đề, điều kiện quan trọng đê’ xây dựng và phát triển xã hội pháp quyền. Trong quá trình phát triển xã hội các tư tưởng chính trị – pháp lý Việt Nam được hình thành và phát triêh dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Các tư tưởng đó được Đảng ta bổ sung và phát triển trong quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong quá trình đổi mói đất nước và được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triêh năm 2011), trong các bản Hiến pháp, đặc biệt trong Hiến pháp năm 2013. Tư tưởng pháp quyền chiếm vị trí trang tâm trong các tư tưởng chính trị – pháp lý Việt Nam. Do vậy, việc ghi nhận tư duy, tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp lý về xã hội pháp quyền trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa tư tưởng, quan điểm định hướng chỉ đạo quan trọng đối vói việc xây dựng và phát triêh xã hội pháp quyền Việt Nam.
4. Phát triển lý luận về xã hội pháp quyền
Xây dựng và phát triển xã hội pháp quyền cần phải có tiền đề lý luận vững chắc. Đó chính là lý luận về xã hội pháp quyền và sự phát triển lý luận đó. Xây dựng và phát triêh lý luận về xã hội pháp quyền bao gồm việc luận giải những vấn đề cơ bản về mục tiêu, các đặc điểm, vai trò, chức năng, các nguyên tắc, nội dung, các thành tố, các bảo đảm của xã hội pháp quyền. Lý luận về xã hội pháp quyền, một mặt, bao quát lý luận về quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, nhà nước pháp quyền, pháp luật, quyền con người và những vấn đề lý luận khác, mặt khác, gắn liền chặt chẽ, kết tĩnh và khái quát hóa ở tầng cao những vấn đề lý luận đó thành lý luận độc lập. Khoa học xã hội Việt Nam, đặc biệt khoa học pháp lý và khoa học chính trị Việt Nam cần tập trung nghiên cứu và luận giải một cách sâu sắc, toàn diện, hệ thống những vấn đề đó để tạo ra tiền đề lý luận vững chắc cho quá trình xây dựng và phát triêh xã hội pháp quyền Việt Nam.
5. Tiền đề, điều kiện quan trọng mang tính nguyên tắc để xây dựng và phát triển xã hội pháp quyền
Xây dựng nền văn hóa pháp luật phát triển, nâng cao trình độ ý thức chính trị và ý thức pháp luật của xã hội, của các giai cấp, của mọi tầng lớp, của các nhóm xã hội, của mọi thành viên xã hội là tiền đề, điều kiện quan trọng mang tính nguyên tắc để xây dựng và phát triển xã hội pháp quyền ở nước ta hiện nay.
Để có được tiền đề, điều kiện đó cần phải tiến hành việc bồi dưỡng nhu cầu, nâng cao trình độ ý thức chính trị và ý thức pháp luật, năng lực, kỹ năng thành thạo về pháp luật cho quần chúng nhân dân để họ tham gia tích cực vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội; củng cố trật tự pháp luật vững chắc, chế độ pháp chế nghiêm minh, ổn định và tính hợp hiến, hợp pháp trong xã hội; khẳng định nguyên tắc đa dạng quan điểm, chính kiến và suy xét trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo pháp luật vì sự phát triêh xã hội tích cực, tiến bộ, văn minh; phát triển hệ thống tự quản xã hội; thường xuyên mở rộng và làm sâu sắc hơn các nguyên tắc dân chủ hiện thực, thực chất trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục… của đời sống xã hội. Trình độ ý thức chính trị và ý thức pháp luật cao của cán bộ, công chức, viên chức là yếu tố quan trọng để họ nhận thức đúng đắn và từ đó thực hiện trên thực tiễn nội dung, các đòi hỏi, các nguyên tắc của xã hội pháp quyền. Cần xây dựng và thực hiện chiến lược giáo dục pháp luật bao trùm để hình thành nền văn hóa pháp luật phát triển ở nước ta.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).