Trở lại vụ “Chat với Mozart”

….Tôi nghĩ cần có thái độ cởi mở hơn. Tôi không bình luận gì nhiều về mặt pháp luật cả…
Vấn đề là xem xét xem việc làm này có được mọi người chấp nhận hay không?. Có thể nói, album này phục vụ một đối tượng khán giả nhất định. Đây là sự thể nghiệm của họ, tôi ghi nhận và trân trọng sự lao động đó. Còn dùng cái tên “Chat với Mozart” tôi nghĩ là không nên!.

Với tư cách nhạc sỹ, ông có chấp nhận việc phổ lời cho tác phẩm không lời? Theo ông, điều đó có xâm phạm đến tính toàn vẹn của tác phẩm không lời?

NS An Thuyên: Cũng có ý kiến cho rằng, phổ lời cho nhạc không lời sẽ làm hạn hẹp nhạc không lời đi. Tôi đồng ý, nhạc không lời giúp cho người ta tưởng tượng với nhiều sắc thái, nhiều chiều. Thế nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng, lời cũng rất nhiều chiều chứ không phải chỉ một chiều, ý kiến nào đó cho rằng, phổ nhạc cho nhạc không lời sẽ làm dở âm nhạc của người ta đi chưa hẳn đã chính xác.

Việc đặt lời cho các tác phẩm âm nhạc không lời thế giới, cũng như trong nước họ đã làm nhiều. Có nhiều tác phẩm không lời cũng trở thành những tác phẩm hay khi được đặt lời.

Ngay như dân ca VN cũng vậy. ở đây, nhạc sỹ lấy từ nhạc không lời ra để viết thành nhạc có lời. Vấn đề ngược lại là có người lấy nhạc có lời thành nhạc không lời thì sao?. Họ cũng phối khí thành những bản giao hưởng hay thì sao? Chẳng hạn như Pôn -Mô- ri- át, toàn lấy những bài có lời thành những bài không lời thì sao? Tôi nghĩ trong nghệ thuật, khi nó đã thành thành tựu văn hoá thì người đời sau, người kế tiếp có thể tiếp thu nó, dựa trên nó, làm mới nó để cho người đương đại người ta nghe.

Mỗi thời đại có cách nghe khác nhau, yêu cầu, đòi hỏi khác nhau. Cũng không phải lên án việc lấy nhạc không lời và đặt lời, làm xấu nó đi, không hẳn là như thế. Sao không lên án người lấy nhạc có lời làm ra nhạc không lời?. Tôi nghĩ vấn đề là anh có làm “hay” được hay không?. Xâm hại đến nhân thân mà làm bậy, làm cho tác phẩm nó xấu đi, bôi bác nó, thì mới là xâm hại.

Còn nếu làm tốt hơn làm nó phong phú hơn thì cũng không đến mức độ xâm hại nhân thân. Tôi ví dụ, nếu dựa vào cụ Nguyễn Du mà làm hay lên thì chắc cụ có sống lại cũng thấy hài lòng. Làm hay mà đương đại chấp nhận được đâu phải dễ…. Ngay như ca khúc của tôi là “Ca dao em và tôi” bây giờ có không dưới 50 lời nhạc khác nhau, Chả nhẽ tôi cũng tính đó là xâm hại rồi vi phạm bản quyền à? Về vấn đề này, tôi nghĩ đừng quan niệm là văn học nó làm hạn hẹp nhạc không lời mà thực ra nó cũng hết sức gợi mở. Nhạc không lời thành nhạc có lời trên thế giới có nhiều!.

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Gọi:  1900.0191 

Giả định “Chat với Mozart” được xác định là “xâm phạm bản quyền”, theo ông xử lý bằng hình thức nào?

Nếu cơ quan chức năng xác định vi phạm thì việc xử lý là đương nhiên. Bộ luật Dân sự và – Sở hữu Trí tuệ, Nghị định 56/CP qui định rõ về xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quyền tác giả về văn hoá nghệ thuật. Nhưng tôi cho rằng, điều đó cũng hơi khó. Nếu chúng ta chỉ đứng trên “ngọn” của chi tiết không thôi thì cũng khó xác định. Vấn đề cơ bản ở đây là ai là người đại diện tư cách pháp nhân để đứng ra xử lý vụ việc này?.

Tuy nhiên, về cá nhân tôi cho rằng cái được của “Chat với Mozart” là cần ghi nhận. Nếu gạt bỏ những yếu tố không tốt, ta cũng thấy album này cũng giới thiệu được phần nào về Mozart. Nếu chưa có điều kiện tiếp nhận thì trong một chừng mực nào đó, nó cũng giới thiệu được về Mozart. Việc này không phải ai cũng làm được.

Đây không phải là “hàng nhái”, tôi xin khẳng định điều này. Hàng này là “hàng” có lao động, có sự sáng tạo, do vậy cũng nên gạt bỏ những yếu tố ta còn băn khoăn mà pháp luật cho là vi phạm. Tôi trân trọng sự lao động của họ, trách nhiệm của họ, loại trừ các yếu tố chưa hay.

Nhân chuyện này, ông nghĩ gì về vai trò của Hội Nhạc sỹ VN trong việc bảo hộ quyền tác giả của các nhạc sỹ trong và ngoài nước, nhất là khi VN đã tham gia vào Công ước Bern về vấn đề bản quyền?

Về phía Hội, tôi cũng chỉ đưa ra ý kiến cá nhân của mình, chứ không đại diện cho Hội để trả lời. Tôi ủng hộ việc chúng ta phải kiên quyết đấu tranh trong vấn đề vi phạm bản quyền. Nó là quyền lợi chính đáng của người lao động, nhất là trong xã hội văn minh. Nếu đủ các yếu tố vi phạm, dứt khoát phải xử lý.

Tôi cũng làm những việc liên quan kiểu giống “Chat với Mozart”. Hội Nhạc sỹ cũng có Trung tâm Bản quyền, tôi nghĩ cần phải có đủ căn cứ để kết luận rồi hãy kết luận và phải thận trọng! Tinh thần chung là đấu tranh vì sự công bằng nhưng cũng phải công bằng, sai đến đâu, xử lý tới đó. Có thể nó chưa đạt đến một chân lý nào, nhưng nó cũng xới lên một vấn đề hay và nên thận trọng khi xem xét. Tôi nghĩ, nên xem xét công bằng, không nên vội vàng quy chụp.

Xin cảm ơn ông!

Nhạc sỹ Nguyễn Thiếu Hoa, Nhạc trưởng, Trưởng khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy

Nhạc viện Hà Nội, Chỉ huy chính Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội:

Album “Chat với Mozart” là một sản phẩm tuỳ tiện. Nếu nói đến vấn đề đạo đức và nghề nghiệp thì ai có đạo đức, lương tâm, tự trọng nghề nghiệp sẽ không bao giờ làm điều đó. Đây không phải là sự thể nghiệm nghệ thuật gì cả, bản chất là đạo nhạc và ghép lời vào, đơn giản chỉ có thế. Điều đó là không thể chấp nhận được. Đây là sự coi thường công chúng, coi thường khán giả. Không có gì có thể bao biện cho việc này. Cũng chẳng có công sức lao động nghệ thuật gì trong album “Chat với Mozart” cả.

Vì xuất phát điểm nó đã là như thế, thì công sức lao động làm gì có, nghệ thuật làm gì có. Tôi nghĩ, ngay từ ý tưởng đã không được phép như thế. Đó là sự xúc phạm tác giả cổ điển. Họ làm có tính chất thương mại mà thôi. Cái tên “Chat với Mozart” nếu có ý nghĩa là “chat” (tán gẫu) thì phải có đàm thoại với Mozart trong đó chứ. Tôi nghĩ, cái tên “Chat với Mozart” là rẻ tiền và vì mục đích quảng cáo thương mại mà thôi.

Vũ Hà – Quang Trung

Theo  Báo Pháp luật và Đời sống

(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

——————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ;

2. Tư vấn đăng ký mã số, mã vạch;

3. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả;

4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ;

5. Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

6. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại EU;

7.  Dịch vụ tư vấn bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp;