“người người tham gia, nhà nhà tham dự” vào hệ thống KDĐC khiến doanh thu, bán hàng tăng đột biến… song nhiều trường hợp sản phẩm cụ thể được phân phối theo kiểu KDĐC đã và đang rộ lên ở Việt Nam cho phép nhận diện những “bẫy chết người”, hay các thủ thuật và tác động tiêu cực của KDĐC.

– Gây lòng tin “ảo” bởi quảng cáo quá mức hoặc nhập nhằng các tác dụng của sản phẩm cần bán

Thông thường, các sản phẩm được phân phối theo mạng KDĐC đều được phù phép, “thần bí hóa” hoặc “đa năng hóa” các tác dụng và tiện ích khác thường mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng, theo kiểu “có 1 nói 10”, khoe vống lên các tác dụng “3 trong 1”, thậm chí rất khác nhau của sản phẩm. Ví dụ, có sản phẩm nước quả ép được khoe là vừa chống được cao huyết áp, vừa chống được huyết áp thấp; hoặc có viên nhộng vừa chữa được gầy, vừa giảm được béo hệt như công năng của chiếc máy điều hòa hai chiều nóng – lạnh vậy! Đặc biệt, người phụ trách các lớp học hoặc hội thảo về KDĐC luôn căn dặn các phân phối viên không được nói rằng nước quả ép là thuốc chữa bệnh (để bảo đảm an toàn về pháp lý khi cơ quan quản lý nhà nước thăm hỏi về giấy phép nhập khẩu hoặc bằng cấp chuyên môn cần thiết theo yêu cầu của Bộ Y tế), song lại khuyến khích và “mớm lời” cho họ quảng cáo về tác dụng thần kỳ, chữa bách bệnh và vượt trội hơn mọi thuốc y tế khác. Cần nói thêm là các lớp học hoặc hội thảo này thường được tổ chức theo mô hình khá giống nhau: địa điểm phải ở góc khuất, tầng hai càng tốt để “người ngoài” không thể nhòm ngó; có một vài thuyết trình viên chuyên nghiệp, có bằng cấp (theo lời tự giới thiệu) và đều thành đạt, trở nên giàu có nhờ KDĐC. Hoặc đơn giản đó là những người – “chim mồi” để chia sẻ với người nghe các tác dụng thần kỳ của sản phẩm mà họ đã cảm nhận được trong quá trình sử dụng sản phẩm (như kiểu thư cảm ơn của các bệnh nhân mà các hiệu thuốc gia truyền vẫn trưng ra với khách hàng vậy)… Đảm bảo rằng khi nghe họ nói xong thì lòng tin của bạn sẽ được tăng lên rất nhiều về những thần dược và những sản phẩm kỳ diệu mà họ giới thiệu. Tuy nhiên, những ai có một chút kiến thức và đủ tỉnh táo đều có thể phát hiện dễ dàng nhiều mâu thuẫn và sự bất hợp lý trong các bài thuyết trình về sản phẩm KDĐC. Đơn giản ở chỗ, nếu sản phẩm tốt như vậy sao họ không quảng cáo rộng rãi, công khai cho người tiêu dùng mua hoặc biết, mà phải quảng cáo kiểu thậm thụt, rỉ tai như vậy…

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

– Trở thành người tiêu thụ bất đắc dĩ vì phải mua sản phẩm và tiền đặt cọc là thủ tục đầu tiên bắt buộc để tham gia kinh doanh mạng.

Đây là nguyên tắc bất di bất dịch đối với bất kỳ mạng KDĐC nào và đối với bất kỳ sản phẩm nào được phân phối qua mạng này. Nói cách khác, người tham gia phải tự mình trở thành người tiêu thụ sản phẩm dù muốn hay không, dù muốn giảm béo hay giảm gầy, dù có bệnh hay không có bệnh (trong khi ở kinh doanh đại lý thương mại khác thì đại lý chỉ là người trung chuyển hàng hóa thuần túy, không bắt buộc phải là người tiêu dùng hay mua hàng…). Nghĩa là, khi đã mất tiền mua hàng thì đại lý kinh doanh mạng buộc phải tìm mọi cách bán lại hàng này nếu không muốn trực tiếp tiêu dùng.

– Bị quyến rũ bởi tỉ lệ tính hoa hồng cao do giá bán quá cao

Điều dễ nhận thấy là các phân phối viên và đại lý trong hệ thống kinh doanh mạng luôn phải mua sản phẩm với giá cao đến bất ngờ, thậm chí cao gấp vài lần giá của chính sản phẩm đó hoặc sản phẩm tương đương trên thị trường. Đồng thời, để an ủi và kích thích động lực kinh doanh của các phân phối viên, các nhà tổ chức KDĐC thường trích lại hoa hồng cho người tham gia khá cao, từ 20-50% tổng doanh thu theo lời họ tự miêu tả… Hơn nữa, về hình thức, cách thức ăn chia còn được thiết kế theo kiểu “phản ứng dây chuyền”, hình tháp để tăng độ hấp dẫn cho nhà phân phối cấp 1 (cấp cao nhất)… Việc bán sản phẩm giá cao khiến người mua, dù được thưởng hậu đi nữa, vẫn chỉ là tự “ăn thịt chính mình”, do phần thưởng chính là phần “đắt đỏ vượt trội” mà họ đã mua theo “giá gốc” đó, hoặc chỉ “ăn bánh vẽ”, vì việc bán được sản phẩm cho người tiêu dùng thực sự khác là rất khó, mà chủ yếu là bán lại cho các đại lý khác thấp hơn (cấp 2, cấp 3…) hoặc tự bỏ tiền để mua tiếp sản phẩm, nhằm duy trì vị thế đại lý “cấp 1” của mình.

– Lợi ích thụ hưởng hoa hồng của các phân phối viên là không chắc chắn và lợi ích của người tiêu dùng không rõ ràng, thiếu bảo đảm

Như trên đã nêu, lợi ích của các phân phối viên và đại lý tham gia kinh doanh mạng là không chắc chắn vì họ phải mua sản phẩm với giá cao trong khi nhu cầu thị trường và sức tiêu thụ thực tế là chưa rõ. Sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, các lợi ích của sản phẩm khá “tù mù”, không được thẩm định khoa học, công khai và được quảng bá rộng rãi, nên người tiêu dùng khó có thể dễ dàng rút tiền túi mua sản phẩm với giá đắt, trừ những người nhẹ dạ cả tin hoặc ham lời muốn mua để có quyền tham gia kinh doanh mạng. Lợi nhuận kinh doanh mạng và cả của người phân phối thường chỉ là tổng số các khoản “học phí” mà những người đã, đang và sẽ tham gia kinh doanh mạng phải trả và chuyển hóa nội bộ từ túi người này sang túi người kia mà thôi.

Đấy là chưa kể các khoản hoa hồng mà đại lý cấp 1 được hưởng từ kết quả gây dựng các đại lý cấp 2, cấp 3… cũng không rõ ràng và chắc chắn. Điều này liên quan đến một loạt quy định rắc rối và “nghiêm ngặt” về thống kê sản phẩm tiêu thụ qua các cấp, nhất là yêu cầu về tiêu thụ sản phẩm tối thiểu, liên tục trong thời hạn quy định của các cấp đại lý. Nếu vi phạm các yêu cầu “khoán mua” sản phẩm này thì mạng sẽ vỡ, tất cả hệ thống các cấp được gây dựng sẽ quay trở lại số 0, các quyền lợi của các đại lý các cấp bị bãi bỏ và các đại lý phải tiếp tục bỏ tiền để làm lại từ đầu…

Lợi ích của người tiêu dùng thuần túy các sản phẩm được phân phối qua mạng KDĐC cũng không được bảo đảm, do trước hết các tiện ích của sản phẩm hoặc chưa rõ ràng hoặc đã bị phóng đại và thiếu các hướng dẫn sử dụng cụ thể, chủ yếu do các đại lý thiếu chuyên môn, thừa nhiệt tình truyền đạt lại tùy theo nhận thức, mục đích và thiện chí của mình. Hơn nữa, các sản phẩm đều không được bảo hành do không có quy định và cơ sở bảo hành của các nhà tổ chức KDĐC. Nếu có hậu quả xảy ra cho người tiêu dùng từ sử dụng sản phẩm mua qua KDĐC thì người tiêu dùng chẳng biết kêu ai, còn các nhà tổ chức, kinh doanh đa cấp thì vô can hoặc dễ dàng trút trách nhiệm lên đầu các đại lý vì họ đã chuẩn bị sẵn cho mình nhiều “bằng chứng ngoại phạm”…

Nhận diện thủ thuật kinh doanh đa cấpTên gọi nguyên gốc của KDĐC trong tiếng Anh là Multi Level Marketing. Tại Việt Nam, thuật ngữ này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như bán hàng đa cấp, tiếp thị đa tầng… để chỉ một phương thức bán hàng trực tiếp thông qua những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập.

Để quản lý tốt hơn hoạt động bán hàng đa cấp, tháng 8/2005 Thủ tướng Chính phủ đã công bố Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý kinh doanh đa cấp.

Tại Điều 2, “Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp” đã định nghĩa: “Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.”

Theo nghị định, mọi hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp đều phải đáp ứng các điều kiện như: đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an tòan thực phẩm, đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng của hàng hóa, có nhãn hiệu hàng hóa.

Những doanh nghiệp muốn được cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp thì cần phải đáp ứng 5 điều kiện sau:

  • Thứ nhất, phải ký quỹ 1 tỷ đồng Việt Nam tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
  • Thứ hai, kinh doanh hàng hóa phải phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký.
  • Thứ ba, có đủ điều kiện hoặc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
  • Thứ tư, phải có chương trình bán hàng minh bạch và không trái pháp luật.
  • Thứ năm, phải có chương trình đào tạo người tham gia rõ ràng.

Nghị định cũng quy định: để minh bạch hóa những hoạt động của doanh nghiệp cũng như của người tham gia bán hàng đa cấp, doanh nghiệp phải xây dựng quy tắc hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và người tham gia phải được xác lập dưới hình thức văn bản. Ngoài ra, doanh nghiệp chịu trách nhiệm khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia theo đúng quy định hiện hành.

Theo thống kê, hiện nước ta có gần 30 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bán hàng theo phương thức này. Tuy vậy trong thời gian qua, báo chí đã đưa nhiều thông tin xung quanh các hoạt động bán hàng đa cấp có tính chất lừa đảo, chụp giật của một số doanh nghiệp.

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)