Khoa học Luật hình sư cho rằng một người bị coi là có tội khi thỏa mãn cấu thành tội phạm nào đó. Tức là thỏa mãn 4 dấu hiệu: mặt chủ thể, mặt khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Nếu như chủ thể, khách thể, khách quan là những yếu tố xảy ra, tồn tại một cách khách quan thì mặt chủ quan lại phát sinh trong ý thức của người phạm tội mà lỗi là yếu tố chính cấu thành.

Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985, BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đều ghi nhận: Mặt chủ quan là diễn biến tâm lý bên trong người phạm tội, gồm: lỗi, mục đích, động cơ phạm tội. Trong đó lỗi được hiểu là thái độ, cách lựa chọn của người phạm tội về hành vi của họ và sử dụng hành vi đó với những người khác.

Hiện nay, trong BLHS  ( Điều 9, điều 10 – BLHS năm 1999; Điều 10, điều 12 – BLHS năm 2015) đề cập tới 4 loại lỗi cơ bản:Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý vì cẩu thả. Cụ thể:

1. Lỗi cố ý trực tiếp:

Điều 9. Cố ý phạm tội

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra.

Theo đó, có hai dấu hiệu để nhận diện lỗi cố ý trực tiếp là:

– Người phạm tội thấy trước hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội;

– Thấy trước hành vi đó có nhiều khả năng gây ra hậu quả.

2. Lỗi cố ý gián tiếp:

Điều 9. Cố ý phạm tội

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

– Dấu hiệu quan trọng nhất để xác định loại lỗi này là: người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả.

Có thể gây ra hậu quả có nghĩa người phạm tội phán đoán hậu quả có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

Ví dụ:

A giăng dây điện quanh vườn chống trộm làm chết B  khi đi bắt ếch. 

Trong trường hợp này A có lỗi cố ý gián tiếp vì biết rằng việc giăng dây điện là nguy hiểm, có thể gây ra việc chết người.

– Một trong những vấn đề cần lưu ý khi định tội danh khi người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp là định tội theo hậu quả xảy ra.

Cũng theo ví dụ trên, giả sử B chết thì A phạm tội giết người nhưng nếu B không chết thì A phạm tội cố ý gây thương tích.

3. Lỗi vô ý vì quá tự tin

Điều 10. Vô ý phạm tội

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả  nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Có ba dấu hiệu cơ bản để nhận diện loại lỗi này:

– Người phạm tội thấy trước hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội;

– Mức độ mà người phạm tội nhận thức được là ít khả năng gây ra hậu quả; 

Dấu hiệu này giúp phân biệt với lỗi cố ý gián tiếp.

– Người phạm tội tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

4. Lỗi vô ý vì quá cẩu thả

Điều 10. Vô ý phạm tội

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Loại lỗi này khác biệt nhất so với các tội ở trên ở chỗ người phạm tội không thấy trước hậu quả mà mình gây ra mặc dù phải thấy hoặc buộc phải thấy.

Thực tiễn cho thấy ngoài 4 hình thức lỗi trên còn xuất hiện một loại lỗi mới đó là LỖI HỖN HỢP. Đây là hình thức lỗi mà người phạm tội chỉ cố ý với hành vi nhưng vô ý với hậu quả.

Ví dụ:

A và B là 2 anh em. A thường xuyên trêu đùa B. Như thường ngày A lại trêu đùa thì bất ngờ B cầm dao (đang thái thịt) đâm A. A chết ngay tại chỗ vì mất nhiều máu.

TÌnh huống trên nhận thấy, hành vi đâm của B là cố ý nhưng cái chết của A lại nằm ngoài ý muốn (vô ý). Vì vậy A có lỗi hỗn hợp và phạm tội cố ý gây thương tích với tình tiết tăng nặng làm chết người.

Như vậy, để xác định đúng các loại lỗi trong khoa học Luật hình sự hiện nay cần trả lời hai câu hỏi sau:

– Người phạm tội có thấy trước hậu quả không?

– người phạm tội có mong muốn hay bỏ mặc hay loại trừ hậu quả?

Trên đây là quan điểm cá nhân về nhận diện một số loại Lỗi trong Luật hình sự Việt Nam hiện nay. Mọi vướng mắc hoặc có nội dung chưa rõ cần trao đổi vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi:  1900.0191   để được hỗ trợ.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Chuyên viên tư vấn luật:  Duy Bình – Bộ Phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group