Nhân tử tiền tệ hay số nhân tiền (money multiplier) là biểu thức cho biết khi dự trữ của hệ thống ngân hàng tăng một lượng nhất định, thì khối lượng tiền tệ tăng bao nhiêu.

 

1. Nhân tử tiền tệ (số nhân tiền) là gì ?

– Nhân tử tiền tệ hay còn gọi với cái tên khác là số nhân tiền, tiếng Anh là Money Multiplier dùng để miêu tả cách để một lượng tiền gửi bắt đầu dẫn đến sự ngày càng tăng sau cuối lớn hơn trong tổng cung tiền. Đây là một hệ số phản ánh khả năng sinh sôi của tiền trong lưu thông.

– Trong quan hệ giữa cơ sở tiền tệ và cung tiền tệ, số nhân tiền giải thích tại sao nguồn cung tiền thuộc khoản dự trữ vượt quá được bổ sung vào một hệ thống ngân hàng. Khi một ngân hàng cho vay thì sẽ tạo ra tiền và một phần của khoản vay sẽ trở thành khoản tiền gửi.

– Trong cơ chế tạo tiền của ngân hàng thương mại có mô hình số nhân tiền đơn và mô hình số nhân tiền mở rộng. 

Như vậy ta có thể hiểu nhân tử tiền tệ hay số nhân tiền (Money Multiplier) là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính ngân – ngân hàng nó thể hiện mối quan hệ giữa sự tăng lên của lượng tiền mặt trong lưu thông.

 

2. Công thức nhân tử tiền tệ (số nhân tiền).

– Công thức của nhân tử tiền tệ (số nhân tiền) được biểu diễn dưới công thức sau: mm = 1/rd.

– Dưới góc độ lý thuyết số nhân tiền được xác định theo công thức trên, thực tế ngân hàng trung ương có nhiều khả năng kiểm soát mức cung tiền nhưng khả năng này cũng bị hạn chế do một số nguyên nhân sau:

+ Sự rò rỉ ra ngoài lưu thông

+ Những khoản dự trữ dư thừa (tùy ý) có thể có

Như vậy công thức xác định số nhân tiền như trên chỉ tồn tại ở dạng lí thuyết, khi toàn bộ khối lượng tiền tệ được giao dịch qua ngân hàng và các ngân hàng trung gian thực hiện đúng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

– Trên thực tế, số nhân tiền được tính theo MS1, ta có: R =RR + ER

Trong đó:

+ RR là tổng số tiền dự trữ bắt buộc

+ ER là tổng số tiền dự trữ tùy ý

Với giả định ER khác 0 thì R = rd x D x ER, do MB = C + R nên MB = C + rd x D +ER hay có thể viết lại như sau: MB = D * (rd + C/D + ER/D) ⇒ Vì MS = C + D = D x (1+ C/D)

Vậy số nhân tiền mm được xác định theo MS1 (M1) hay số nhân tiền thực tế tính theo MS1

– Các thuật ngữ liên quan:

+ Lượng tiền cơ sở: là toàn bộ lượng tiền mặt lưu hành và lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng. Ta có công thức MB = C + R 

Trong đó: 

C là tiền mặt

R là tiền dự trữ trong các ngân hàng

+ Mức cung tiền: để kiểm soát mức cung tiền, ngân hàng trung ương phải kiểm soát được lượng tiền cơ sở và số nhân tiền. Mức cung tiền có công thức là: MS = mm x MB.

Trong đó:

+ mm là số nhân tiền

+ MS là mức cung tiền

+ MB là lượng tiền cơ sở

– Các yếu tố ảnh hưởng đến số nhân tiền:

+ Tỉ lệ dự trữ bắt buộc (rd)

+ Tỉ lệ dự trữ quá mức (ER/D)

+ Tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi có thể phát hành Séc (C/D)

– Đặc điểm của số nhân tiền tệ:

+ Số nhân tiền tệ luôn lớn hơn 1

+ Số nhân tiền tỉ lệ nghịch với tỉ lệ dự trữ bắt buộc (rd) và tỉ lệ dự trữ quá mức

+ Số nhân tiền tệ tỉ lệ nghịch với tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng.

– Ý nghĩa: Xác định số nhân tiền hay còn được gọi là số nhân tiền tệ, thể hiện mức độ lớn nhất mà cung tiền bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về số lượng tiền gửi.

 

3. Các mô hình số nhân tiền.

* Đối với mô hình số nhân tiền đơn:

– Ta có công thức là: M = m x MB.

Trong đó:

+ M là lượng tiền cung ứng

+ m là số nhân tiền tệ

+ MB là lượng tiền cơ sở (MB = C + R)

+ C là tiền mặt

+ R là tiền dự trữ

– Ý nghĩa của mô hình số nhân tiền đơn:

+ Phản ánh mối liên hệ giữa tiền gửi và tiền dự trữ

+ Hoạt động của ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến cung tiền và ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính

– Hạn chế của mô hình số nhân tiền đơn: các giả thiết phi thực tế

+ Ngân hàng trung ương kiểm soát hoàn toàn mức cung tiền qua tỷ lệ dự trữ RR

+ Ngân hàng thương mại cho vay hết mức dự trữ vượt quá

+ Người dân cho vay hết tiền mặt

* Đối với mô hình số nhân tiền mở rộng:

– Giả thiết:

+ Người dân giữ lại một khoản tiền mặt

+ Ngân hàng thương mại giữ lại một khoản tiền két

– Giá trị số nhân mở rộng (m)

– Tính phức tạp và tính thực tế của m

– Vai trò của ngân hàng thương mại và người gửi tiền

Công thức: MB = C + R là cơ số tiền

Trong đó:

+ C là tiền mặt trong lưu thông

+ R là dự trữ trong hệ thống ngân hàng

+ RR là dự trữ bắt buộc

+ Rd là tỷ lệ dự trữ bắt buộc

+ ER là dự trữ vượt quá

+ C/D là tỷ lệ tiền mặt / tiền gửi

+ ER/D là tỷ lệ dự trữ vượt quá / tiền gửi

+ M1 = C + D là mức cung ứng tiền

– Lượng tiền cung ứng M1 tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc Rd, tỷ lệ thuận với cơ số tiền (MB), tỷ lệ nghịch với lãi suất chiết khấu (id), tỷ lệ thuận với của cải, tỷ lệ nghịch với các hoạt động bất hợp pháp, tỷ lệ nghịch với lãi suất tiền gửi giao dịch, tỷ lệ thuận với C/D, tỷ lệ nghịch với dòng tiền rút ra dự tính và tỷ lệ thuận với lãi suất thị trường.

– Ví dụ:

+ Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc: Rd = 0,1

+ Lượng tiền mặt: C = 400 tỷ VND

+ Tiền gửi có thể phát séc: D = 800 tỷ VND

+ Tiền dự trữ vượt quá: ER = 0,8 tỷ VND

+ Lượng tiền cung ứng: M1 = C + D = 1200 tỷ VNĐ

→ Tỷ lệ tiền mặt / tiền gửi: C/D = 0,5

→ Tỷ lệ dự trữ vượt quá / tiền gửi có thể phát séc: ER/D = 0,001

→ Số nhân tiền: = (C/D +1) / (C/D + Rd + ER/D) = 2,5

→ Cơ số tiền tăng 1 VNĐ ⇒ M1 tăng 2,5 VNĐ

Trên đây là bài viết của Luật LVN Group, mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng liên hệ số Hotline 1900.0191 để được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!