Theo Luật Quản lý thuế năm 2019 số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019; và Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Quy định cụ thể như sau:

Theo khoản 1 Điều 117 Luật Quản lý thuế, Trưởng đoàn thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra thuế;

b) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giây chứng nhận đăng ký đâu tư, giây phép thành lập và hoạt động và cung câp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;

d) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;

đ) Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;

e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;

g) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;

h) Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;

i) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

k) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;

l) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

m) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra thuế về kết quả thanh ưa và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;

n) Áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế quy định tại Điều 122 của Luật này.

Luật LVN Group phân tích cụ thể quy định pháp lý trên như sau:

 

1. Khái quát về trưởng đoàn thanh tra thuế:

Trong lĩnh vực quản lý thuế, thanh tra thuế được hiểu là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật, bảo đảm luật thuế được thi hành một cách nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội.

Xuất phát từ nguyên tắc được quy định tại Điều 6 Luật Thanh tra năm 2010: 

“Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.” 

Do vậy, Đoàn thanh tra có thể được coi là chủ thể không thể thiếu trong phần lớn các hoạt động thanh tra.

Đoàn thanh tra thuế bao gồm trưởng đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra thuế được ghi nhận trong quyết định thanh tra thuế do thủ trưởng cơ quan thuế có thẩm quyền ban hành. Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu Đoàn thanh tra, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng phạm vi, nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra. Vì vậy, trưởng đoàn thanh tra có vị trí, vai trò quan trọng, là linh hồn, trụ cột, là yếu tố quyết định kết quả hoạt động của đoàn thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu đoàn thanh tra với vai trò là thủ trưởng có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý đoàn thanh tra; triển khai toàn diện các hoạt động của đoàn thanh tra; tổ chức các hoạt động đối nội, đối ngoại của đoàn thanh tra, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra, ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành, báo cáo kết quả thanh tra và giúp người ra quyết định thanh tra xây dựng và ban hành kết luận thanh tra.

Mặc dù pháp luật thuế không quy định về tiêu chuẩn đối với Trưởng đoàn thanh tra thuế nhưng trưởng đoàn thanh tra thuế cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật thanh tra. Do đó, để Trưởng đoàn thanh tra thuế phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chung sau đây:

– Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm; liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

– Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra;

– Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;

– Có khả năng tổ chức, điều hành, hướng dẫn các thành viên trong đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.

Tùy theo cấp độ, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh trưởng đoàn thanh tra được pháp luật về thành tra quy định:

– Đối với đoàn thanh tra do Tổng thanh tra Chính phủ thành lập thì trưởng đoàn thanh tra phải từ trưởng phòng hoặc thanh tra viên chính trở lên;

– Đối với đoàn thanh tra do bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chánh thanh tra bộ, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp tổng cục và tương đương, cục thuộc bộ, chánh thanh tra tỉnh thành lập thì trưởng đoàn thanh tra phải từ phó trưởng phòng hoặc thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên;

– Đối với đoàn thanh tra do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, chánh thanh tra huyện, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở chi cục thuộc sở, chi cục thuộc cục hoặc tương đương thành lập thì trưởng đoàn thanh tra phải từ thanh tra viên hoặc tương đương trở lên.

Để đảm bảo tính khách quan, trung thực trong hoạt động thanh tra, pháp luật về thanh tra còn quy định người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm trưởng đoàn thanh tra:

– Người có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

– Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra;

– Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Người có hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Thông tư 06/2021/TT-TTCP mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích;

– Người không đủ các điều kiện khác để tham gia đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.

– Người có vợ hoặc chồng; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.

Từ những căn cứ nêu trên cho thấy, trưởng đoàn thanh tra là người chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của đoàn thanh tra; trưởng đoàn thanh tra là người giữ vai trò quyết định kết quả hoạt động của đoàn thanh tra. Vì vậy, trưởng đoàn thanh tra phải là người có năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động đoàn thanh tra.

 

2. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra thuế:

Theo khoản 1 Điều 117 Luật Quản lý thuế năm 2019, Trưởng đoàn thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 

– Tổ chức, chỉ đạo các thành viên đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra thuế;

– Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;

– Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;

– Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;

– Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;

– Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;

– Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tòa tài khoản đó để phục cụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;

– Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

– Báo cáo với người ra quyết định thanh tra thuế về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;

– Áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế quy định tại Điều 122 của Luật này.

Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc gì, vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 qua số hotline1900.0191. Xin chân thanh cảm ơn!